Định hướng phát triển của mô hình kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 73)

trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống

Nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống nói riêng ngày càng khẳng định vai trị của mình trong sự phát triển của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Dễ dàng nhận thấy được những ưu diểm của hoạt động nhượng quyền như việc tối ưu hóa được nguồn vốn, mở rộng mạng lưới kinhh doanh cho bên nhượng quyền hay như việc giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, giảm thiểu chi phí, được kinh doanh dưới tên một thương hiệu nổi tiếng với bên nhận quyền … Chính vì những lợi ích, hiệu quả mà hoạt động nhượng quyền thương hiệu mang lại, do đó, trong khoảng thời gian những năm đầu thế kỷ 20 khi nhượng quyền thương mại bắt đầu khởi sắc tại Việt Nam, có rất nhiều các thương hiệu được ồ ạt nhượng quyền. Theo số liệu trên trang web điện tử của bộ công thương từ năm 2007 Việt Nam bắt đầu cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam. Từ 2007 đến tháng 8/2018, chỉ trong vịng 11 năm đã có 213 doanh nghiệp nước ngồi được cấp phép nhượng quyền vào Việt Nam. Có thể thấy Việt Nam được đánh giá là một thị trường vô cùng tiềm năng cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Việt Nam với kinh tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng GDP đều qua các năm, các trung tâm mua sắm, đơ thị, khu thương mại dịch vụ cịn phân bố rải rác, đang trong tiến trình đầu tư phát triển thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi hệ thống,cùng với đó tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong

điều kiện vốn và kinh nghiệm có hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp vơ cùng thích hợp.

Với thị trường trẻ như Việt Nam, việc các tập đoàn thức ăn nhanh, các sản phẩm đồ uống, cà phê đổ bộ vào là việc đã được dự báo từ trước. Với việc tham gia của nhiều thương hiệu lớn, thị phần bị phân chia, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, các sản phẩm khơng có sự khác biệt q lớn khiến cho hoạt động nhượng quyền tưởng chừng sẽ phát triển bùng nổ lại có những bước chững lại.

Cùng với các thương hiệu nước ngoài được nhượng quyền vào Việt Nam, của các thương hiệu nội địa những năm đầu của thế kỷ 20 cũng sôi nổi với hoạt động nhượng quyền. Hàng loạt các thương hiệu được đưa ra nhượng quyền nhưng cũng có khơng ít các thương hiệu sau khi nhượng quyền chỉ bám trụ thị trường được vài năm rồi cũng thất bại với ví dụ điển hình là một trong những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại tại Việt Nam – Phở 24 cũng đã thất bại trong cuộc đua nhượng quyền.

Nhượng quyền thương mại là lĩnh vực khá phức tạp. Việc hoạt động nhượng quyền có phát triển mạnh mẽ được hay khơng phụ thuộc vào rât nhiều yếu tố, như yếu tố về quy mô thị trường, nguồn lực hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống pháp luật, cũng với nếp suy nghĩ của người dân, trình độ hiểu biết, văn hóa của các bên tham gia nhượng quyền. Sau khoảng thời gian phát triển ồ ạt nhưng chưa mang lại nhiều kết quả, hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam những năm tới đây sẽ còn phát triển nhưng phát triển với tinh thần “ chậm mà chắc”. Việt Nam cần thời gian trải nghiệm học hỏi kinh nghiệm từ các thương hiệu nước ngoài, cùng với những bài học từ thất bại của các thương hiệu đi trước, những thương hiệu tiếp bước tới đây, sẽ có những bước đi khơn ngoan hơn trong cuộc đua nhượng quyền. Cùng với việc hội nhập với nền kinh tế thế giới và sự tham gia của các thương hiệu lớn,

hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam sẽ phát triển theo hướng quy mô và tồn diện hơn. Từ việc nhượng quyền theo mơ hình nhỏ lẻ, hoạt động nhượng quyền sẽ ngày càng chuyên nghiệp, các chuỗi cửa hàng hiện đại thay thế cho nhượng quyền các cửa hàng nhỏ. Việc hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý sẽ giúp hoạt động nhượng quyền đi vào quy củ, vừa bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hoạt động nhượng quyền vừa tạo cơ sở pháp luật để hoạt động nhượng quyền được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Nhượng quyền thương mại và đặc biệt là nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, địa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công. Với việc cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư hiện đại, hàng loạt các trung tâm thương mại được xây dựng, các gian mua sắm trong các khu trung cư ngày càng phổ biến… tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có địa điểm, mặt bằng kinh doanh thuận lợi,sầm uất nhờ vậy hoạt động nhượng quyền thương mại dự báo cũng thuận lợi để ngày càng phát triển.

Dân số Việt Nam tính đến năm 2019 đạt hơn 97 triệu người, tuy nhiên tỷ lệ dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn dân cư vẫn tập trung ở các vùng nông thôn, dân số thành thị chỉ chiếm hơn 35% tổng dân số, tổng giá trị tiêu dùng của thị trường Việt Nam còn khá thấp so với các nước trong khu vực. Quy mơ thị trường trong thời điểm này cịn nhỏ, đồng nghĩa với việc tiềm năng cho thị trường này còn rất lớn. Cơ hội cho các doanh nghiệp nhượng quyền còn rất rộng mở. Các doanh nghiệp nhượng quyền cần củng cố, xây dựng cho mình mơ hình nhượng quyền vững chắc, chuẩn bị cho sư phát triển trong tương lai. Cùng với đó các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình nguồn hỗ trợ tài chính hợp lý, do đó, việc liên kết cùng với các bên ngân hàng, tài chính là cần thiết cho các bên trong mối quan hệ nhượng quyền thương mại. Về phía nhà nước, cần ban hành các chính sách hỗ trợ loại hình kinh doanh này phát triển, cần

hồn thiện thêm hành lang pháp lý, phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam tham gia, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi. Cùng với đó, khi các doanh nghiệp trong nước có kế hoạch nhượng quyền tại nước ngoài, nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp … Các doanh nghiệp nhượng quyền cũng cần chú trọng về nguồn nhân lực.

Đầu tư đào tạo về nhượng quyền thương mại trong bối cảnh hội nhập cho cộng động doanh nghiệp và sinh viên tại các trường đại học. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhượng quyền cần có chính sách đào tạo cho đối tác nhận quyền bởi chỉ có đào tạo liên tục thì các triết lý kinh doanh từ doanh nghiệp nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho nhà nhận quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 73)