Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 84)

luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống tại Việt Nam

Tuy đã được luật hóa, có những quy định trong Luật thương mại 2005 và Luật chuyển giao cơng nghệ 2017, Luật sở hữu trí tuệ cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật [10], [9], [11]. Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật quy định về nhượng quyền thương mại và Hợp đồng nhượng quyền thương mại vẫn còn nhiều bất cập cần điều chỉnh

Về khái niệm nhượng quyền thương mại,hợp đồng nhượng quyền thương mại vẫn chưa đưa ra khái niệm rõ ràng. Các văn bản điều chỉnh hoạt động

nhượng quyền thương mại ở Việt Nam chưa nhiều. Định nghĩa về hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn chưa thực sự rõ ràng, cụ thể và trong một vài văn bản chưa có sự thống nhất trong quy định. Theo Luật Chuyển Giao Cơng Nghệ năm 2017 thì nhượng quyền thương mại cũng là một trong những loại hình chuyển giao cơng nghệ và nằm dưới sự quản lý của bộ Khoa học Cơng nghệ. Trong khi đó, luật thương mại 2005 lại xác định nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại và nằm dưới sự quản lý của Bộ Công

Thương. Như vậy, Nhượng quyền thương mại dường như đang bị kẹt giữa hai cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công Thương và Bộ Khoa học công nghệ mà mỗi Bộ có một định nghĩa và quy định khác nhau.

Do đó, cần có những điều chỉnh cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật để Nhượng quyền thương mại chỉ thuộc sự điều chỉnh của Luật thương mại và do Bộ Công Thương quản lý. Với các hoạt động chuyển giao cơng nghệ thơng qua hình thức nhượng quyền thương mại cũng phải tuân theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Có như vậy, hoạt động quản lý nhượng quyền thương mại mới được thống nhất và đạt được hiệu quả cao.

Đối với khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại hệ thống pháp luật nước ta hiện nay cũng chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào. Việc đưa ra khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại tạo cơ sở pháp lý phân biệt hợp đồng này với các loại hợp đồng thương mại khác, đồng thời qua đó, làm rõ khái niệm về các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại cụ thể. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại cần đảm bảo sự phù hợp với các quy định của pháp luật Dân sự về hợp đồng và chỉ ra được những đặc trưng cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, dù chưa đưa ra khái niệm cụ thể về Hợp đồng nhượng quyền thương mại nhưng trong các quy định pháp luật có đưa ra phân loại các loại hợp đồng nhượng quyên thương mại, trong khoản 8, khoản 10 điều 3 nghị định 35/2006/NĐ-CP cũng đưa ra khái niệm về Hợp đồng

phát triển quyền thương mại và Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp.

Các loại hợp đồng này được giải thích thơng qua khái niệm về quyền thương mại và Hợp đồng nhượng quyền thương mại . Sự phân loại một cách gián tiếp và nội dung của các loại hợp đồng này không được làm rõ, không chỉ rõ được quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền thứ cấp cũng như bên nhượng quyền thứ cấp. Do đó, khái niệm về Hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như

phân loại về hợp đồng nhượng quyền thương mại cần được làm rõ theo hướng : Đưa ra khái niệm “Hợp đồng nhượng quyền thương mại” trên cơ sở các quy định của pháp luật về hợp đồng và những đặc trưng cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại đã được chỉ ra; Từ khái niệm “Hợp đồng nhượng quyền thương mại”, pháp luật có thể đưa ra sự phân loại một cách trực tiếp hay gián tiếp hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Về đối tượng của hợp đồng là Quyền thương mại

Quyền thương mại là một trong những khái niệm cơ bản được quy định trong hệ thống pháp luật. Trong điều 3 nghị định 35/2006/NĐ-CP có đưa ra khái niệm về Quyền thương mại tuy nhiên khái niệm này được đưa ra khá dài nhưng vẫn chưa nêu bật được những đặc trưng của Quyền thương mại. Theo khái niệm “quyền thương mại” (franchise) của Hiệp ước Cộng đồng chung Châu Âu thì: “Quyền thương mại là một gói các quyền sở hữu cơng nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ

có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, dấu hiệu cửa hàng, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bản quyền, bí quyết kinh doanh hoặc bằng sáng chế, được khai thác nhằm phân phối hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tới người tiêu dùng” [6] . Như vậy, khi hốn thiện khái niệm về quyền thương mại cần có sự tiếp thu từ luật , quy định quốc tế để nêu được đặc trưng cơ bản của quyền thương mại , cần chỉ ra một tập hợp khá đầy đủ về các yếu tố có trong quyền thương mại như “các quyền sở hữu cơng nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ có liên quan

đến nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, dấu hiệu cửa hàng, kiếu dáng công nghiệp, thiết kế, bản quyền, bí quyết kinh doanh hoặc sáng chế” .Đặc biệt đối với

lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhượng quyền thương mại không chỉ là việc chuyển giao về tên thương hiệu, các bí quyết chế biến, đặc điểm bài trí cửa hàng mà cịn liên quan tới nhiều đối tượng vơ hình khác như khơng khí nhà hàng, thái độ phục vụ của nhân viên, cung cách quản lý hay hương vị của nhà hàng. Nên nếu việc đưa ra định nghĩa về quyền thương mại

không chỉ ra được những đặc trưng cơ bản, những yếu tố chính, điều đó gây khó khăn cho các bên tham gia trong quan hệ Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống để xác định đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Về quyền và nghia vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương

mại

Trong Luật thương mại 2005 tại khoản 2 điều 284 quy định về quyền của bên nhượng quyền bao gồm “kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. Như vậy, bên nhượng quyền có quyền trợ giúp hoặc khơng trợ giúp tùy theo ý trí chủ quan, hồn tồn khơng phải là điều kiện bắt buộc [10]. Tuy nhiên trong phần nghĩa vụ của bên nhượng quyền tại điều 287 khoản 2 quy định bên nhượng quyền có nghĩa vụ “vụ cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để tiến hành điều hành kinh doanh” . Có thể thấy sự mâ thuẫn trong hai quy định này. Để xóa ỏ sự bất hơp lý này, thay vì quy định “ trợ giúp” là quyền thì chỉ nên đề cập, nhắc đến là một nghĩa vụ phải thực hiện của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền.

Đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin trong nhượng quyền thương mại là một trong những nghĩa vụ quan trọng, được quy định hướng dẫn chi tiết chặt chẽ tại mục 2 nghị định 35/2006/NĐ-CP [10]. Tuy nhiên, đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhận quyền cịn khá đơn giản và có phần lỏng lẻo. theo quy định tại Điều 9 nghị định 35 "bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho bên nhượng quyền mà bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định trao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền", như vậy nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhận quyền chỉ tồn tại trước khi kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu trong q trình thực hiện hợp đồng bên nhận quyền không cung cấp các thơng tin về hoạt động kinh doanh của mình thì bên nhượng quyền khó có thể kiểm sốt được cơng việc kinh doanh của bên nhận quyền. Vì vậy nên ổ

sung vào Điều 9 nghị định 35 trách nhiệm của bên nhận quyền trong viêc cung cấp thông tin bao gồm cả trong q trình kinh doanh chứ khơng chỉ trong giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng.

Đối với vấn đề kiểm soát của bên nhượng quyền đối với hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền, tại Luật thương mại cũng có quy định cụ thể tại khoản 3 điều 286 về quyền của bên nhượng quyền được “Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhậnb quyền” và tại khoản 3 điều 289 về nghĩa vụ của bên nhận quyền phải “Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền” . Tuy nhiên các quy định của pháp luật còn khá chung chung, chưa chỉ ra cụ thể phạm vi quyền kiểm soát trong hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền với ên nhận quyền tới đâu. Như thế dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của bên nhượng quyền, xâm phạm đến quyền tự chủ trong kinh doanh của bên nhận quyền. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền pháp luật cần quy định một cách chặt chẽ hơn về giới hạn quyền kiểm soát của bên nhượng quyền.

Đối với thời hạn hợp đồng

Pháp luật Việt Nam hiện không quy định cụ thể về thời hạn tối thiểu đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo điều 13 nghị định 35/2006/NĐ- CP thì thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên tự thỏa thuận [10]. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề này khá khó thỏa thuận, bởi bên nhận quyền thường muốn kéo dài thời hạn hợp đồng để thu hồi vốn trong khi bên nhượng quyên thường muốn hợp đồng nhượng quyền có thời hạn ngắn để gia tăng thêm các điều khoản nếu bên nhận quyền tiếp tục muốn nhận quyền thương mại từ mình. Đối với Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, việc đề ra khung thời gian tối thiểu của Hợp đồng càng quan trọng do đặc điểm của ngành dịch vụ ăn uống cần một khoảng thời gian nhất định để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa tùy thuộc vào từng

nhãn hiệu dịch vụ ăn uống, từng mặt hàng dịch vụ ăn uống lại có thời gian để thâm nhập, quay vịng vốn khác nhau do đó, rất cần thiết việc đề ra khung thời gian tối thiểu cho Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, chia ra thành từng loại ngành, từng mức độ nhãn hiệu có khung thời gian riêng đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia nhượng quyền và hiệu quả của hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Trên thực tế đối với thông lệ quốc tế các nước cũng thường đặt ra một khung thời gian tối thiểu cho việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại. Như vậy, Pháp luật nước ta cũng nên đặt ra một khung thời gian tối thiểu đối với thời hạn của Hợp đồng nhượng quyền thương mại để đảm bảo quyền lợi các bên trong quan hệ hợp đồng và phù hợp với thực tế, thông lệ quốc tế.

Đối với việc chấm dứt Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại là một điều khoản trong hợp đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, đặc biệt với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong điều 16 nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong đó có đề cập đến việc bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ tại điều 287 Luật thương mại. Như vậy, bên nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phân biệt mức độ vi phạm. Quy định như vậy là không hợp lý. Lĩnh vực dịch vụ ăn uống là một ngành dịch vụ bị chi phối bởi nhiều yếu tố, đòi hỏi sự linh hoạt và thường phát sinh rất nhiều tình huống chính vì vậy,việc tranh chấp, chấm dứt hợp đồng càng dễ dàng xảy ra. Do đó pháp luật cần quy định rõ từng trường hợp , từng mức độ vi phạm để làm căn cứ xử lý. Quy định rõ, từng trường hợp, vi phạm ở mức độ nào sẽ xử lý theo những phương thức nào, việc vi phạm về cung cách phục vụ, quy trình làm việc sẽ phải xử lý khác so với vi phạm về công thức chế biến hay chất lượng sản

phẩm…. thay vì chỉ đưa ra những nội dung mang tính chất hướng dẫn chung chung.

Vấn đề giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại Hợp

đồng nhượng quyền thương mại là một hợp đồng đặc biệt, phức tạp và rất dễ xảy ra tranh chấp. Đặc biệt trong trường hợp có một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì các tranh chấp về bồi thường, hồn trả tài sản là rất nhiều. Thoả thuận trong hợp đồng hay quy định của pháp luật về vấn đề này chính là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có, tuy nhiên pháp luật Việt Nam lại chưa có các quy phạm điều chỉnh, đây là một thiếu sót rất lớn. Vì thế, pháp luật nước ta cần bổ sung các điều khoản về vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại để nếu có tranh chấp xảy ra thì ln được xử lý nhanh chóng, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên. Đặc biệt với lĩnh vực dịch vụ ăn uống, việc sao chép hoặc bắt chước nói khó mà lại dễ. Các vấn đề phát sinh trong quá trình nhượng quyền, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ các bên, việc một bên nhận quyền sau khi được đào tạo, hướng dẫn, tiếp thu các quá trình kinh doanh từ bên nhượng quyền…sau khi có đủ kinh nghiệm lại bỏ ngang hợp đồng, sử dụng phương pháp của bên nhượng quyền để tự mở cửa hàng kinh doanh thì cần giải quyết như thế nào….Trong khi pháp luật nước ta chưa đưa ra các quy định cụ

thể về giải quyết tranh chấp, đây là một thiếu sót rất lớn. Chính vì vậy, pháp luật nước ta cần xây dựng hành lang pháp lý, các quy định, hệ thống pháp luật điều chỉnh, giai quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Đưa ra các khung xử lý, đối với vi phạm của từng bên, với từng mức độ, đưa ra từng quy định xử lý.

Có thể thấy, đối với hoạt động nhượng quyền thương mại hành lang pháp lý của nước ta chưa thực sự hồn thiện, vững vàng. Vì vậy, trong bối hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, việc xây dựng pháp luật nhượng quyền thương mại tại

Việt Nam khơng thể khơng tính đến sự phù hợp, đáp ứng thực tế và tương thích với pháp luật nhượng quyền thương mại của các quốc gia trên thế giới.

Tiểu kết chương

Nội dung Chương 3 của bài Luận văn chủ yếu tập trung phân tích đến phương hướng giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Từ việc đưa ra những định hướng, đánh giá phương hướng phát triển của mơ hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống để thấy tiềm năng của mơ hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Thị trường Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với mơ hình nhượng quyền thương mại. Từ đặc điểm dân số, đặc điểm cơ sở hạ tầng, định hướng phát triên nền kinh tế đều thuận lợi cho việc phát triển của mơ hình kinh doanh nhượng quyền. Tuy nhiên, việc mơ hình kinh doanh nhượng quyền có thực sự phát triển rực rỡ được tại Việt Nam hay không cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Việc hồn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền càng trở nên quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, nội dung Chương 3 của Luận văn đã đề cập đến hoàn thiện pháp luật nhượng quyền thương mại với các vấn đề chính như hoàn thiện, làm rõ khái niệm nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại và phân định rõ cơ quan quản lý cũng như hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại; đối với đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại cũng cần được làm sáng tỏ hay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)