Kết quả đạt đượctrong bảo đảm quyền bào chữa của bị cáotại phiên tịa hình sự sơ thẩm giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm QUYỀN bào CHỮA của bị cáo tại PHIÊN tòa sơ THẨM HÌNH sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 39 - 46)

phiên tịa hình sự sơ thẩm giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Trong giai đoạn 2016 – 2020 các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hịa tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm đều tuân thủ việc bảo đảm các quyền của bị cáo như quyền được bào chữa, quyền được xét xử công khai, bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình… Trong đó vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020 luôn được coi trọng và đạt được những kết quả nhất định, cụ thể:

Thứ nhất:Phần lớn các vụ án hình sự sơ thẩm diễn ra trên địa bàn thành

phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai thời gian qua đều được Tòa án nhân dân thành phố Biên hịa tỉnh Đồng Nai xét xử theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tại phiên tịa, bị cáo hoặc người bào chữa cho bị

cáo đều được Hội đồng xét xử tạo điều kiện để bị cáo, người bào chữa cho bị cáo tham gia phiên tịa. Tại phiên tịa có thể trình bày các nội dung mang tính gỡ tội cho bị cáo.

Q trình nghiên cứu luận văn, tác giả có tiến hành khảo sát hơn 30 luật sư là những người bào chữa cho bị cáo tại phiên tịa phần lớn đều cho biết q trình làm thủ tục tham dự phiên tòa đều được Tòa án tạo điều kiện.

Thứ hai, việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự

sơ thẩm được thể hiện thông qua việc bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầuđể Hội đồng xét xử xem xét và đánh giá từ đó có thể gỡ tội cho bị cáo hoặc đưa ra những chứng cứ có liên quan đến tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo… Phần lớn những chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà bị cáo, người bào chữa cho bị cáo đưa ra tại phiên tịa là những chứng cứ có lợi cho bị cáo, chứng cứ giúp bị cáo gỡ tội và được bị cáo, người bào chữa cho bị cáo hoặc người thân của bị cáo dày cơng tìm kiếm, chuẩn bị.

Qua nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu và tiến hành khảo sát đối với 80 bị cáo sau phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hịa tỉnh Đồng Nai đều được đánh giá rằng: Đối với các chứng cứ, tài liệu, đồ vật được bản thân bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo trực tiếp đưa ra đều được Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự xem xét, đánh giá. Tất cả các Toà án cấp sơ thẩm khi xét xử các vụ án hình sự đều có trách nhiệm tạo điều kiện cho bị cáo, người bào chữa cho bị cáo thực hiện các quyền này nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự. Đây chính là căn cứ đầu tiên để có thể bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai bởi vì cùng với việc đưa ra những chứng cứ, đồ vật, tài liệu này bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo sẽ phải diễn giải về những chứng cứ này. Từ đó giúp người tiến hành tố tụng tại phiên

tịa có cơ sở, xem xét đánh giá chứng cứ sao cho có lợi nhất cho bị cáo.

Thứ ba:Cùng với việc đưa ra những chứng cứ, đồ vật, tài liệu để có cơ

sở trình bày theo hướng gỡ tội cho mình tại phiên tịa hình sự sơ thẩm thì phần lớn bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo trong các vụ án hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai có quyền đánh giá chứng cứ, đưa ra các yêu cầu làm rõ các chứng cứ đã thu thập được và yêu cầu thu thập thêm chứng cứ mới. Quyền đánh giá và yêu cầu này đều được Hội đồng xét xử sơ thẩm tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

Thông thường, mọi người thường cho rằng chỉ Hội đồng xét xử mới có quyền đánh giá về tính đúng sai, tính hợp pháp hay tính có ích của chứng cứ đối với vụ án hình sự. Tuy nhiên, tại phiên tịa hình sự sơ thẩm việc bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo đều có quyền đánh giá đối với chứng cứ hay đưa ra những yêu cầu làm rõ các chứng cứ đã thu thập được hoặc thậm chí yêu cầu thu thập thêm chứng cứ mới. Đây chính là cơ sở đảm bảo cho bị cáo có thể thể hiện chính kiến, nhận thức của mình về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong vụ án đồng thời, yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá những chứng cứ, tài liệu đó nhằm chỉ ra những tình tiết có lợi cho bị cáo mà trước đó chưa được phát hiện.

Điển hình như quá trình xét xử vụ án tham ơ tài sản tại Công ty XSKT Đồng Nai được xét xử sơ thẩm từ ngày 23/06/2020. Sáng 26/6/2020, trong quá trình xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Đồng Nai quyết định hỗn phiên tịa xét xử vụ tham ô 79 tỉ đồng tại Công ty XSKT Đồng Nai, để triệu tập giám định viên của Bộ LĐ-TB-XH và điều tra viên của Bộ Công an, đến ngày 30/6/2020 sẽ mở lại phiên tịa. Mục đích việc triệu tập giám định viên và điều tra viên là nhằm làm rõ nội dung “giám định đơn giá tiền lương”, vì đây là mấu chốt buộc tội các bị cáo phạm tội tham ô tài sản.

Việc hỗn phiên tịa là do trước đó, trong phần tranh luận, các luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị làm rõ vấn đề liên quan đến giám định đơn giá tiền lương, việc Cơng ty XSKT Đồng Nai tăng lương có trái quy định hay không, vi phạm ở mức độ nào?

Hội đồng xét xử xem xét và thấy đề nghị của các luật sư có cơ sở nên cho hỗn phiên tịa, triệu tập giám định viên của Bộ LĐ-TB-XH và điều tra viên của Bộ Công an là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo quyền lợi của các bị cáo. Qua đó thể hiện quyền bào chữa của bị cáo được thực hiện thông qua người bào chữa được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư, quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm đều

được bảo đảm thể hiện ở việc Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong q trình xét xử ln tơn trọng ý kiến của cả bên buộc tội là Viện kiểm sát và bên gỡ tội là bị cáo, người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo thông qua việc thực hiện đúng đắn vai trị, nhiệm vụ của mình trong q trình xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa. Hội đồng xét xử thể hiện là vị trí trung tâm trong việc lắng nghe tranh luận tại phiên tịa; khơng có biểu hiện hạn chế về thời gian tranh luận nếu vấn đề tranh luận đúng hướng, không định hướng việc tranh luận giữa các bên theo đề cương xét xử đã chuẩn bị trước. Từ đó, nhiều vấn đề còn khúc mắc, hay những vấn đề còn mâu thuẫn trong nội dung lời khai của bị cáo tại phiên tòa đều được làm sáng tỏ.

Điển hình như vụ án sau: Đinh Hồng Khải (25 tuổi, ngụ phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hịa, Đồng Nai) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra vào ngày 03/10/2020. Nội dung vụ án như sau: Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, nhu cầu mua bán, sử dụng khẩu trang y tế tăng cao, Đinh Hồng Khải đã nảy sinh ý định lừa một số người quen giới thiệu mối cung cấp khẩu trang rẻ mua bán lại để kiếm lời. Khải đã dùng mạng

xã hội Zalo nhắn tin cho các chị: Dung, Ngọc (là người quen của Khải) ở huyện Trảng Bom và huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) với cùng một thủ đoạn có người đang làm việc ở Nhật Bản có thể cung cấp khẩu trang chất lượng với giá rẻ hơn rất nhiều ở thị trường Việt Nam. Do tin tưởng, hai người đã chuyển khoản cho đối tượng hơn 100 triệu đồng. Khi nhận được tiền, Khải đã bỏ trốn và bị bắt sau đó.

Tại phiên tịa sơ thẩm, ban đầu, Dung và Ngọc cho rằng số tiền Khải lừa đảo là 150.000.000 đồng chứ không phải 100.000.000 đồng như cáo trạng đã nêu và đưa ra lý do là trước đó lấy lời khai qn khơng nhớ, đưa thêm giao dịch sao kê có đóng dấu của ngân hàng Vietcombank Đồng Nai có khoản tiền 50.000.000 đồng mà Ngọc đã chuyển cho Khải. Tuy nhiên, Khải liên tục kêu oan cho rằng mình chỉ nhận tiền 100.000.000 đồng tiền cọc khẩu trang, không phải con số 150.000.000 đồng như Ngọc đã nêu.

Khi Hội đồng xét xử công bố các bản tự khai của Ngọc tại cơ quan điều tra thì Ngọc lại cho rằng bị điều tra viên mớm cung, lúc lại nói do quên… Tuy nhiên, bằng những câu hỏi thẩm vấn công khai của Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa được Khải cho biết: Khoản tiền 50.000.000 đồng trước đó Ngọc chuyển là tiền Ngọc trả nợ cho Khải mà Ngọc vay trước đó. Sau một hồi lịng vịng quanh co Ngọc đã tự nhận số tiền 50.000.000 đồng chính là số tiền mà Ngọc trả nợ, không phải số tiền mua hàng.

Như vậy, từ vụ án trên cho thấy: Qua q trình tranh luận cơng khai tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, Khải đã chứng minh được số tiền chiếm đoạt là 100.000.000 đồng chứ không phải 150.000.000 đồng và được Hội đồng xét xử ghi nhận là đúng.

Việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai được các cơ quan có thẩm quyền coi trọng và thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Từ đó vừa

đảm bảo qùn con người, qùn cơng dân vừa góp phần nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ năm,một trong những quyền của bị cáo được thực hiện phổ biến ở

các vụ án xét xử hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai đó là bị cáo có qùn bình đẳng trong việc đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý. Quy định này nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm thơng qua việc hỏi người tham gia phiên tịa để làm rõ những tình tiết có lợi cho bản thân từ đó giúp Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể đánh giá một cách chính xác và khách quan về hành vi phạm tội của bị cáo, thể hiện vị thế cân bằng giữa bào chữa với buộc tội trong q trình xét xử tại phiên tịa. Theo đó, khi cho rằng có tình tiết chưa rõ ràng, gây bất lợi cho mình thì bị cáo có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia tố tụng khác để làm rõ hoặc phản bác lại những tình tiết đó.

Thứ sáu, các vụ án hình sự được Tịa án nhân dân thành phố Biên Hòa

xét xử sơ thẩm yêu cầu bắt buộc phải có người bào chữa như: bị cáo là người chưa thành niên, bị cáo bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự… đều có sự tham gia của người bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho họ. Đây chính là bảo đảm cho quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm đối với những bị cáo là người chưa thành niên hoặc người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vụ án giết người do Đinh Anh Hào, sinh ngày 17/10/2006 ngụ tại ấp 2, xã Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai nghi ngờ Trần Anh T (SN 2009) ngụ tại ấp 2, xã Tà Lài, Tân Phú, Đồng Nai nói xấu mình nên Hào đã nảy sinh ý định giết T. Ngày 6/4/2020 Hào lấy đá đập vào đầu T. cho đến khi nạn nhân tử vong rồi mang thi thể nạn nhân để ra gốc cây cách hiện trường khoảng 20m. Sau đó, Hào lấy chiếc điện thoại di động của nạn nhân rồi bỏ về nhà.

Như vậy, cho đến thời điểm phạm tội, Hào chưa đủ 14 tuổi do đó thuộc trường hợp bắt buộc phải có luật sư bào chữa. Tại Cơ quan Công an và tại phiên tịa sơ thẩm hình sự, Hào cho rằng mình phạm tội rõ ràng, khơng cần luật sư bào chữa thay. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử khơng đồng ý và giải thích với Hào về việc người phạm tội chưa thành niên thì sự có mặt của luật sư bào chữa tại phiên tòa là bắt buộc. Đây chính là việc bảo đảm cho quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm hình sự.

Tóm lại, những quyền của bị cáo trong đó có quyền bào chữa của bị cáotại phiên tịa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai đều được Hội đồng xét xử sơ thẩm thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là bảo đảm cho qùn này được thực hiện.

Ngồi ra, về phía Kiểm sát viên làm nhiệm vụ tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Đây là người nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa. Tức là đây là chủ thể tiến hành buộc tội, tranh luận, đối đáp… trực tiếp với bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Mặc dù vậy, đối với các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy: Phần lớn kiểm sát viên tham gia phiên tịa hình sự sơ thẩm là những người cầu thị, nghiêm túc, am hiểu pháp luật và sẵn sàng tiếp thu các quan điểm, luận cứ và tiến hành tranh luận trực tiếp, công khai với bị cáo tại các phiên tịa hình sự sơ thẩm khi thấy những chứng cứ mà bị cáo đưa ra hợp lý, hợp pháp. Chẳng hạn như: tiếp thu các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới của bị cáo. Bên cạnh đó, tình trạng áp đặt, chụp mũ hay thái độ gay gắt tại các phiên tịa hình sự sơ thẩm của các kiểm sát viên cũng dần bị loại bỏ. Kiểm sát viên tham gia phiên tịa hình sự sơ thẩm cịn có nhiệm vụ giám sát cho các quyền của bị cáo được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác trong đó có qùn bào chữa của bị cáo. Đây chính là sự bảo đảm trên phương diện pháp lý để qùn này được thực thi tại phiên tịa hình

sự sơ thẩm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trên thực tế.

2.3. Những tồn tại, hạn chế trong bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm QUYỀN bào CHỮA của bị cáo tại PHIÊN tòa sơ THẨM HÌNH sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 39 - 46)