Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, khơng ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.Trong điều kiện đổi mới đất nước, một nhiệm vụ trọng đại đang đứng trước toàn Đảng, toàn dân ta là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đảng lãnh đạo nhân dân lao động làm chủ chỉ có thể thực hiện được thông qua pháp luật và được bảo đảm bằng pháp luật...
Nguyên tắc pháp chế thống nhất đòi hỏi trước hết phải bảo đảm địa vị tối cao của luật, nghĩa là từ việc xây dựng pháp luật đến việc chấp hành pháp luật, luôn luôn phải xuất phát từ luật trên cơ sở luật để thi hành luật.
Một khi pháp luật đã được ban hành theo đúng thẩm quyền và đúng thể thức do Nhà nước quy định thì khơng có ai có thể nói rằng nên hay khơng nên tuân theo và chấp hành pháp luật đó. Pháp chế xã hội chủ nghĩa địi hỏi chấp hành pháp luật một cách triệt để, vô điều kiện. Thông qua các quy phạm pháp luật, Nhà nước quy định trình tự, thủ tục, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong hoạt động TTHS.
Trong tổ chức thực thi pháp luật phải tạo nhận thức rằng, việc bị cáo tự bào chữa hay người bào chữa tham gia tố tụng cho bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm khơng chỉ để thực hiện việc bào chữa, gỡ tội cho bị cáo, mà trong suốt q trình đó, việc tham gia của người bào chữa cịn góp phần cùng các cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật vụ án, tìm đến chân lý khách quan của vụ việc. Bản thân hoạt động của người bào chữa cũng xác lập một kênh giám sát ngược lại đối với các hoạt động của cơ quan tư pháp. Và tất cả các hoạt động tự bào chữa của bị cáo hay nhờ người khác bào chữa hay các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung.
Do vậy, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo nói chung và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa hình sự sơ thẩm nói riêng chính là một u cầu khơng thể thiếu trong q trình áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.