Khái quát lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 27 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chuẩn bị xét xử

bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời phải đối mặt với những muôn vàn khó khăn về kinh tế do bọn thực dân và phát xít khai thác triệt để trong Chiến tranh thế giới thứ II, nạn ngoại xâm của quân Tưởng và đồng minh Nhật, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Khó khăn như ngàn cân treo sợi tóc...”. Ở miền Nam thực dân Anh và Pháp tiếp tục chiếm giữ Sài Gòn mở rộng chiến tranh xâm chiếm ra các tỉnh Nam bộ và Nam Trung bộ.

Thời kỳ này, thẩm quyền truy tố, xét xử đều do Tòa án thực hiện. Điều

1Sắc lệnh số 10/SL ngày 01/10/1946 quy định: “Tòa án có quyền truy tốmột việc tiểu hình và đại hình là Tòa án cấp tỉnh nơi xảy ra trọng tội hoặc khinh tội hoặc Tòa án nơi cư trú của người cam phạm hoặc Tòa án nơi mà người cam phạm ấy bị bắt”.

Sắc lệnh số 185/SL ngày 26/5/1948, Điều 6 quy định: “Về phương diện tư pháp công an, thẩm phán sơ cấp có quyền, sau khi hỏi ý kiến của chủ tịch UBKC huyện quyết định giam cứu bị can đến 45 ngày nếu là việc tiểu hình,

hoặc đến 4 tháng nếu là việc đại hình, hạn giam cứu ấy không thể gia thêm được. Khi hết hạn tự nhiên bị can phải được thả ngay”. Đây là những quy định về thời hạn tạm giam và là cơ sở để pháp điển hóa cho việc ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử trong tố tụng hình sự hiện nay.

Ngày 09/11/1946 Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến Pháp đầu tiên. Hiến pháp ghi nhận những nguyên tắc tố tụng cơ bản như; Nguyên tắc xét xử có HTND tham gia, nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 99 Hiếp pháp 1959). Điều 6 Luật tổ chức Tòa án năm 1960 quy định Tòa án xét xử công khai.

Thời hạn xét xử vụ án quy định tại Điều 10 Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ; Chương II Thông tư số 001-NCPL ngày 15/01/1962 của TANDTC giải thích về thời hạn tạm giam để điều tra của Công an và VKSND; tạm giam để xét xử của TAND: “Khi vụ án đã chuyển sang Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân phúc thẩm hoặc Tòa án binh để xét xử thì, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các Tòa án trên phải xét xử trong thời hạn hai tháng đối với những vụ án mà luật pháp phạt từ năm năm tù trở xuống và trong thời hạn bốn tháng đối với những vụ án mà luật pháp phạt trên năm năm tù”. Thông tư này đã quy định rõ thời hạn xét xử tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tính chất phức tạp hay đơn giản của vụ án. Đặc biệt pháp luật thời kỳ này đã có quy định về trả hồ sơ cho Viện công tố điều tra bổ sung, khẳng định trách nhiệm điều tra bổ sung là do Viện công tố đảm nhiệm.

Ngày 29/12/1961 TANDTC đã ban hành Thông tư 2421-TC hướng dẫn thực hiện chế độ Hội thẩm nhân dân trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm một vụ án, đối với những vụ án quan trọng Thẩm phán có quyền họp trước với Hội thẩm nhân dân và có quyền quyết định như: Đề nghị với Viện công tố điều tra thêm, tạm tha cho bị cáo bị giam cứu, bắt bị cáo đã bị truy tố nhưng còn được

tại ngoại, xử công khai hay xử kín, có chỉ định người bào chữa cho bị cáo hay không, những nhân chứng nào cần mời đến phiên tòa, thời gian, địa điểm mở phiên tòa…

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 về trình tự sơ thẩm hình sự trong những trường hợp khi yêu cầu điều tra bổ sung hoặc cần thay đổi biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ tố tụng thì Tòa án phải họp trù bị trước với Viện kiểm sát rồi mới ra quyết định.

Do chưa có điều kiện tổ chức phiên tòa, nên trong cuộc họp trù bị, nếu Viện kiểm sát nhất trí với những vấn đề do Chánh án hoặc Thẩm phán đề xuất thì tùy từng trường hợp, Tòa trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hoặc đưa ra phiên tòa để Hội đồng xét xử quyết định căn cứ vào kết quả xét hỏi tại phiên tòa.

Luật đã quy định rõ trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định: Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án, Quyết định đưa vụ án ra xét xử cũng như làm những công việc khác.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Tại Điều 9 của Nghị định số 301- TTG ban hành ngày 10/7/1957 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử: “Khi hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Tòa án nhân dân hoặc thành phố, Tòa phúc thẩm hoặc tòa án... để xét xử thì kể từ ngày nhận được hồ sơ, các tòa án phải xét xử trong thời hạn 02 tháng đối với những vụ án mà pháp luật phạt từ 5 năm tù trở xuống và trong thời hạn 4 tháng đối với những vụ án mà pháp luật quy định phạt trên 05 năm tù”

Ngày 24/4/1976 nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội.

Ngày 28/6/1988, Quốc hội thông qua BLTTHS và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. BLTTHS năm 1988 đã quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội ít nghiêm trọng là 45 ngày, tội nghiêm trọng là 03 tháng.

Ngày 08/12/1988 TANDTC, VKSNDTC đã ban hành Thông tư liên ngành số 01/TTLN hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS, trong đó có quy định nội dung họp trù bị.

BLTTHS năm 1988 là Bộ luật tố tụng Hình sự đầu tiên của nước ta, đã có những quy định cụ thể về thời hạn chuẩn bị xét xử, là cơ sở pháp lý để Tòa án áp dụng thống nhất trong cả nước.

Sau 15 năm thi hành BLTTHS năm 1988, đất nước ta có nhiều thay đổi. Các cơ quan tư pháp được tổ chức, quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động ngày càng được xác định rõ hơn và từng bước được củng cố, kiện toàn. Nhưng chỉ là những chuyển biến bước đầu và mới tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc. Công tác tư pháp hình sự vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định của pháp luật tố tụng hình sự và có nhiều điểm tiến bộ hơn so với nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

BLTTHS 2003 khi được ban hành, trong điều kiện đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất của Cơ quan điều tra, VKS và TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa được tăng cường đầy đủ, nên việc giao thẩm quyền xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS 2003 được thực hiện theo lộ trình đảm bảo từ khi công bố ngày 01/7/2004 đến ngày 01/7/2009 tất cả Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự trong cả nước thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử (Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 29/4/2004). Đồng thời Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTHS 2003, hướng dẫn

những quy định về: Người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng, thẩm quyền của Chánh án. Phó Chánh án khi được Chánh án ủy quyền, ban hành các biểu mẫu trong tố tụng hình sự.

Tại Điều 176 BLTTHS 2003 quy định về chuẩn bị xét xử như sau: Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa; Trong thời hạn 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng….Đối với những vụ án phức tạp thì Chánh án cấp trên có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng cũng không quá 30 ngày. Khi đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì phải mở phiên tòa trong thời hạn 15 ngày, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Để áp dụng thống nhất pháp luật. Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS 2003, trong đó hướng dẫn chi tiết về “Nhận hồ sơ vụ án và thụ lý hồ sơ vụ án”, “Thời hạn chuẩn bị xét xử” “Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử”, “các quy định về áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam” ….. Đây là văn bản pháp lý giúp cho các Tòa án thực hiện thống nhất trong áp dụng pháp luật TTHS 2003 về xét xử sơ thẩm, trong đó có những vấn đề liên quan đến chuẩn bị xét xử của Tòa án.

Nước ta trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tội phạm tham nhũng chưa được ngăn chặn hiệu quả, loại tội phạm có tổ chức,

tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm trong lĩnh vực tin học…có xu hướng ngày càng gia tăng, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó, yêu cầu của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với hoạt động tư pháp ngày càng cao, các cơ quan tư pháp phải thật sự là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật. Trước tình hình đó, đổi mới thủ tục tố tụng hình sự là một tất yếu khách quan, một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Vì vậy BLTTHS năm 2015 được ban hành với nhiệm vụ đảm bảo hoạt động tố tụng hình sự diễn ra dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại Tòa án làm căn cứ quan trọng để phán quyết… góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Kết luận chương 1

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tạo ra những điều kiện cần thiết cho phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có kết quả, chất lượng và hiệu quả. Bởi vậy, việc nhận thức những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, trong chương 1 của luận văn này, tác giả luận văn đã phân tích được:

Thứ nhất, trên cơ sở các quan điểm khoa học về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đã được nêu trong khoa học LTTHS nước ta, bản chất, mục đích của chuẩn bị XXST vụ án hình sự; các quy định của pháp luật TTHS nước ta đến trước khi ban hành BLTTHS 2015, tác giả luận văn đã xây dựng khái niệm khoa học về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, làm sáng tỏ đặc điểm của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; làm rõ các vấn đề về chủ thể, thời hạn, nội dung của chuẩn bị xét xử. Theo đó, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là những hoạt động tố tụng của Tòa án mà cụ thể là Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa và HT tham gia HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự thực hiện quyền hạn về trách nhiệm pháp lý của mình trong việc giải quyết vụ án hình sự một cách hợp pháp và đúng đắn.

Thứ hai, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tác giả luận văn còn phân tích làm rõ quá trình lập pháp tố tụng hình sự của nước ta đến trước khi ban hành BLTTHS hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, qua đó làm sáng tỏ tính kế thừa, tính phát triển có tiếp thu kinh nghiệm lập pháp nước ngoài trong lập pháp tố tụng hình sự nước ta về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Những kết quả nghiên cứu lý luận và lập pháp tố tụng hình sự nước ta về chuẩn bị xét xở sơ thẩm vụ án hình sự là tiền đề để tác giả luận văn nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của các chương tiếp theo của luận văn này.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)