Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận hà đông, thành phố hà nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 80 - 100)

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm bổ sung, điều chỉnh giúp hoàn thiện các biện pháp và khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp.

3.3.2. Nội dung và cách thức khảo nghiệm

* Nội dung khảo nghiệm

Tập trung khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã được đề xuất trong luận văn.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, dùng phiếu hỏi đê trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý Phòng giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các trường THCS, trò chuyện với các cán bộ quản lý trường THCS có trình độ, có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến.

Phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất được đánh giá và gán điểm theo 3 mức như sau:

+ Rất cần thiết/Rất khả thi: 3 điểm + Cần thiết/Khả thi: 2 điểm

+ Không cần thiết/Không khả thi: 1 điểm Quá trình sử lý dữ liệu được thực hiện:

+ Tính điểm tỷ lệ đánh giá ở mức độ cần thiết (hoặc khả thi) của từng biện pháp. + Tính điểm trung bình cộng của mức độ cần thiết ( hoặc khả thi) đối với từng biện pháp.

+ Xếp thứ bậc của các biện pháp theo mức độ cần thiết và mức độ khả thi.

* Đối tượng khảo nghiệm

Tổng số khách thể tiến hành khảo nghiệm cần thiết (khả thi) của các biện pháp đề xuất bằng bảng hỏi trên 89 khách thể là CBQL, giáo viên, trong đó:

- Cán bộ quản lý phòng Giáo dục: 5 người. - Cán bộ quản lý các trường THCS: 20 người.

- Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy môn vật lí các trường: 64 người.

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Nội dung Biện Pháp

Tính cần thiết Rất cần thiết (3) Cần thiết (2) Không cần thiết (1) Điểm trung bình Thứ bậc 1

Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm về bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

74,2 25,8 2,74 5

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS đáp ứng CTGD PT 2018

75,3 24,7 2,75 4

3

Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đáp ứng CTGD PT 2018

TT Nội dung Biện Pháp Tính cần thiết Rất cần thiết (3) Cần thiết (2) Không cần thiết (1) Điểm trung bình Thứ bậc 4

Xác định nội dung, lựa chọn phương thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng CTGD PT 2018

78,7 21,3 2,79 1

5

Đảm bảo tài chính, cơ sở vật chất cho bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS đáp ứng CTGD PT 2018

73,0 27,0 2,73 6

6

Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS đáp ứng CTGD PT 2018

77,5 22,5 2,78 2

Trung bình 2,76

Kết quả khảo nghiệm, cho thấy điểm trung bình cộng về tính cần thiết là 2.76, như vậy các biện pháp đề xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên, mức độ đánh giá tính cần thiết của các biện pháp không giống nhau. Trong đó, biện pháp được cho rằng có tính cần thiết nhất là biện pháp 4, với điểm trung bình là 2,79; biện pháp có mức độ cần thiết thấp nhất là biện pháp 5 với điểm trung bình 2,73. Các biện pháp xếp theo thứ tự mức độ về tính cần thiết lần lượt là: 4,6,3,2,1,5. Để tìm hiểu rõ hơn về kết quả khảo nghiệm chúng tôi tiến hành trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục của Phòng Giáo dục quận Hà Đông, hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên của các trường THCS trên địa bàn quận. Qua trao đổi, chúng tôi được biết sở dĩ biện pháp 4 có tính cần thiết cao nhất, bởi theo các cán bộ quản lý và giáo viên hiện nay việc xác định nội dung, lựa chọn phương thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên còn đơn giản, máy móc chưa thiết thực, chưa thu hút được giáo viên tham gia. Vì vậy, biện pháp 4 là rất cần thiết để tạo ra hứng thú, thu hút sự quan tâm của cán bộ quản lý và giáo viên các trường để đáp ứng CTGD phổ thông 2018.

Biện pháp 6 đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường trung học cơ sở theo CTGD PT 2018 là biện pháp cũng rất cần thiết, bởi đây vừa đáp ứng yêu cầu của quá trình quản lý vừa đáo ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục.

Biện pháp 5 được coi là ít cần thiết hơn cả, bởi thực tế để chuẩn bị cho chương trình giáo dục hàng năm UBND quận cùng các ban ngành luôn xây dựng mới, bổ sung CSVC... cho giáo dục và ngân sách cho bồi dưỡng giáo viên.

TT Nội dung Biện Pháp Tính khả thi Rất khả thi (3) Khả thi (2) Không khả thi (1) Điểm trung bình Thứ bậc 1

Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm về bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đáp ứng CTGD PT 2018

74,2 25,8 2,74 5

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở đáp ứng CTGD PT 2018

76,4 23,6 2,77 3

3

Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đáp ứng CTGD PT 2018

75,3 24,7 2,75 4

4

Xác định nội dung, lựa chọn phương thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng CTGD PT 2018

79,8 20,2 2,80 1

5

Đảm bảo tài chính, cơ sở vật chất cho bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở đáp ứng CTGD PT 2018

73,0 27,0 2,73 6

6

Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng CTGD PT 2018

77,5 22,5 2,78 2

Trung bình 2,76

Kết quả khảo nghiệm bảng 3.2 cho thấy các biện pháp được đề xuất đều có tính khả thi cao, với điểm trung bình chung là 2,76. Mức độ đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi của các biện pháp lần lượt là: 4,6,2,3,1,5. Trong đó, biện pháp 4 vẫn được đánh giá là có mức độ khả thi cao nhất, với điểm trung bình 2,80; biện pháp 5 được đánh giá mức độ khả thi thấp nhất, với điểm trung bình 2,73. Để tìm hiểu rõ hơn về kết quả khảo nghiệm, chúng tôi tiến hành trao đổi với một số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của Phòng Giáo dục quận Hà Đông và một số trường THCS trên địa bàn quận. Qua trao đổi, chúng tôi được biết biện pháp 4 là biện pháp khả thi nhất, bởi xuất phát từ yêu

cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục là một yêu cầu tất yếu không chỉ trong quá trình dạy học ở các nhà trường mà cả trong bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng được quá trình đổi mới giáo dục.

Biện pháp 5, được đánh giá có mức độ khả thi thấp nhất, qua trao đổi chúng tôi được biết đây là biện pháp có tính khả thi thấp nhất trong 6 biện pháp bởi kinh phí đảm bảo cho bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS của quận còn hạn chế, mặt khác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo cho bồi dưỡng mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng do sự biến động của đô thị hóa mà Hà Đông là một trong các quận có sự đô thị hóa cao nên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

Từ kết quả thu được cho thấy, các chủ thể quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận hà Đông, thành phố Hà Nội có thể áp dụng các biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất trong thực tiễn. Trong đó, các biện pháp có tính cần thiết và khả thi ở mức độ khá cao nên áp dụng trước.

Tiểu kết chương 3

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông luận văn đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, đó là:

- Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên trong việc bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Hà Đông phù hợp

- Xác định nội dung, lựa chọn phương thức bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường trung học cơ sở cho phù hợp

- Đảm bảo tài chính, cơ sở vật chất cho bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông mà luận văn đề xuát cho thấy đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ khá cao. Do vậy, các biện pháp có thể áp dùng trong thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích và hệ thong hóa các tài liệu trong và ngoài nước, luận văn đã xác định được lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS. Trong đó bao gồm các nội dung sau: Các khái niệm công cụ, trong đó, gồm có: khái niệm năng lực dạy học, bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý cho giáo viên ở các trường THCS, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lý cho giáo viên ở các trường THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS là sự tác động có mục đích thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo , kiểm trta của lãnh đạo nhà trường đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên để nâng cao năng lực dạy học môn vật lí đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Luận văn cũng đã xác định được những vấn đề lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS, trong đó đã phân tích lý luận về về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS. Dựa trên cách tiếp cận chính là tiếp cận chức năng quản lý, luận văn cũng đã xác định rõ 4 nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS, đó là: Lập kế hoạch; Tổ chức chỉ đạo; Kiểm tra đánh giá; Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS.

Bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội được nghiên cứu ở mức độ khá. Các trường THCS quận hà Đông được nghiên cứu đã thực hiện khá tốt các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS, mức độ thực hiện hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Hà Đông cũng ở mức độ khá.Tuy nhiên, nội dung thực hiện mục tiêu bồi dưỡng NLDH môn vật lí cho giáo viên ở các trường THCS chỉ đạt ở mức trung bình.

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội được nghiên cứu ở mức độ khá. Đặc biệt, chủ thể quản lý đã thực hiện khá tốt các nội dung quản lý như: Quản lý cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo cho bồi dưỡng NLDH môn vật lý cho giáo viên THCS; quản lý lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên trung học cơ sở. Tuy nhiên, việc tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên chỉ đạt ở mức độ khá.

Các nhóm yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng khá nhiều tới bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội mà luận văn đề xuất cho thấy đều có tính cần thiết và khả thi ở mức độ khá cao. Do vậy, các biện pháp có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường THCS quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND và Phòng Giáo dục quận Hà Đông

Tạo điều kiện, hỗ trợ CSVC, kinh phí, đầu tư các chế độ chính sách đãi ngộ, khuyến khích, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn nâng cao năng lực dạy họccho ĐNGV hàng năm. Hình thành những quy định chung về quy trình dạy học các bộ môn cụ thể hơn. Tổ chức hội thảo chuyên môn, trường học kết nối, mở lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho GV. Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy và học trong toàn ngành, thường xuyên tập huấn kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học mới. Cử giáo viên cốt cán để quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên các trường học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.2. Đối với các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn vật lí cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận hà đông, thành phố hà nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 80 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)