Các yếu tố bảo đảm thực hiện hoạt động thanh tra trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 30)

vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Để thực hiện hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nói riêng, cần có những yếu tố bảo đảm để thực hiện công tác này đạt hiệu quả, cụ thể:

Thứ nhất, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

về pháp luật thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tiến hành thanh tra về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Việc ban hành pháp luật về thanh tra góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy của cá nhân có thẩm quyền tại cơ quan thanh tra, tại cơ quan là đối tượng thanh tra, tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nội dung thanh tra.

Thứ hai, nhân sự tiến hành cuộc thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC.

Việc vận hành bộ máy QLNN chính là con người, con người là nhân tố có tính quyết định. Đối với hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, chủ thể thực hiện là cơ quan thanh tra Quận 6, do đó nhân sự tiến hành cuộc thanh tra là cán bộ, công chức thanh tra Quận 6, các nhân sự này phải đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn, năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức cho đến kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đất đai. Trong bối cảnh mà tham nhũng là quốc nạn diễn ra có tính chất phổ biến thì đây là vấn đề thực sự lớn. Khi còn tham nhũng thì nội dung thanh tra sẽ rơi vào tình trạng bị bỏ qua, áp dụng máy móc, lần lữa, dây dưa, lạm dụng … là khó tránh khỏi. Do đó, đòi hỏi nhân sự để tham gia hoạt động đoàn thanh tra cần phải được chọn lựa kỹ càng không được qua loa, chọn cho có.

Thứ ba, ý thức pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào

hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC.

Các chủ thể chịu sự tác động của việc áp dụng các quy phạm pháp luật thanh tra là đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan.

Đối với chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra là Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra đòi hỏi phải là người có trình độ chuyên môn giỏi, có nghiệp vụ thanh tra vững vàng, biết sắp xếp, bố trí công việc hợp lý, hiệu quả; am hiểu pháp luật, phải có kiến thức về QLNN, có kiến thức về nghiệp vụ thanh tra… Nếu không đáp ứng những điều cơ bản này thì hoạt động đoàn thanh tra sẽ khó khăn trong quá trình tác nghiệp, tiến độ thanh tra sẽ bị chậm trễ.

Trong quá trình tiến hành thanh tra, thành viên đoàn thanh tra cũng cần phải có phẩm chất, đạo đức tốt, thanh liêm, chính trực… Có như vậy mới tránh được tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn mà hạch sách, sách nhiễu, gây khó khăn và cản trở công việc, hoạt động của đối tượng thanh tra.

Mặt khác, qua hoạt động thanh tra, người tiến hành thanh tra có thể gặp những trường hợp chống đối, cản trở hoạt động của người thi hành công vụ, sự thiếu ý thức, trách nhiệm trong phối hợp của đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan như: viện lý do để không đến làm việc với đoàn thanh tra nhằm củng cố hồ sơ với mục đích đối phó; đồng thời việc cung cấp thông tin, tài liệu rất chậm trễ … và nhiều lý do khác đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thanh tra và kết quả thanh tra.

Đối tượng thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất chịu tác động trực tiếp của cuộc thanh tra. Ý thức, trách nhiệm và sự nhận thức của họ về pháp luật thanh tra có ảnh hưởng trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ của đoàn thanh tra. Nếu đối tượng thanh tra có ý thức phối hợp, thì

việc thực thi nhiệm vụ của Đoàn thanh tra sẽ được nhanh chóng, thuận lợi. Ngược lại, sẽ gây khó khăn, cản trở hoạt động thanh tra.

Do vậy, ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hoạt động thanh tra là một trong những yếu tố bảo đảm thực hiện thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.

Thứ tư, công tác giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra trong lĩnh vực

BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất. Trách nhiệm giám sát thuộc về trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra (tự mình giám sát hoặc thành lập tổ giám sát) và chịu trách nhiệm về kết quả giám sát. Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra nhằm theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử và ý thức kỷ luật của Trưởng Đoàn, thành viên Đoàn thanh tra; tình hình thực hiện nhiệm vụ và triển khai hoạt động thanh tra để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.

Thứ năm, để đảm bảo thực hiện hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất, chúng ta cần có một hệ thống pháp luật về thanh tra, hệ thống pháp luật về đất đai một cách hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng, không nên quy đồng áp dụng một cơ chế nhất định vì như vậy sẽ không phù hợp. Đảm bảo được điều kiện này là nhằm để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vì lợi ích của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng.

Như vậy, các yếu tố bảo đảm thực hiện hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất chiếm vai trò quan trọng trong việc thành hay bại của cuộc thanh tra. Việc đảm bảo hoạt động thanh tra cũng chính là đảm bảo một phần trong hoạt động QLNN về kiểm soát quyền lực của quan hành pháp.

Kết luận chương 1

Hoạt động QLNN vốn phong phú, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội ... hoạt động thanh tra cũng không ngoại lệ, trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan thanh tra, sử dụng các thông tin, kết luận để xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý, thanh tra không chỉ phát hiện ra những sai lệch trong QLNN, mà những kiến nghị của cơ quan thanh tra sẽ là cơ sở để cơ quan QLNN xem xét lại cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật. Do vậy, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất có vai trò quan trọng trong phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về thanh tra, pháp luật đất đai đã có hiệu lực pháp luật, qua đó, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành … có biện pháp khắc phục, điều chỉnh những sơ hở để phù hợp với giai đoạn hiện nay; hoạt động thanh tra cũng để phòng ngừa, phát hiện và kịp thời uống nắn, xử lý những hành vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ áp giá BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất thực hiện đúng quy định của pháp luật đất đai; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả QLNN trong công tác BT, HT, TĐC khi thực hiện thu hồi đất.

Các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất có đặc điểm rõ rệt để phân biệt nó với các thủ tục khác ngay trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các nguyên tắc đảm bảo trong hoạt động thanh tra xác định rõ ràng. Không thể tiến hành tốt công tác thanh tra, nếu không hiểu biết rõ về

bản chất, vai trò, các nguyên tắc và các yếu tố đảm bảo, chủ thể tiến hành trong hoạt động thanh tra…

Nghiên cứu toàn diện những nội dung lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT và TĐC khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở lý luận cần thiết cho việc đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan thanh tra quận, huyện từ khi Luật Thanh năm 2010 ra đời. Qua đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị, bổ sung pháp luật thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra, cụ thể là hoạt động của đoàn thanh tra ở cấp quận, huyện trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 30)