vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất
3.2.1. Các giải pháp chung
Thứ nhất, nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh tra.
Theo Hiến pháp 2013, Đảng là lực lượng lãnh đạo. Do đó, trước những diễn biến và thay đổi của thực tiễn quản lý hành chính cũng như công tác thanh tra, qua đó cần xem xét, điều chỉnh để pháp luật hành chính nói chung và pháp luật thanh tra nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong hoạt động thanh tra, việc áp dụng các quy định pháp luật đóng quan trò rất quan trọng, kết quả hoạt động thanh tra như thế nào đều phụ thuộc vào việc viện dẫn, vận dụng các quy định pháp luật của thành viên Đoàn thanh tra. Do vậy, công tác tuyển dụng công chức làm nghề thanh tra hay tuyển dụng vào thành viên của Đoàn thanh tra cần được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vì đây là những người được pháp luật thanh tra cho phép sử dụng một số quyền hạn để tác động đến đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra. Thực tế đã cho chúng ta thấy một vài trường hợp cá nhân, Đoàn thanh tra đã sử dụng quyền hạn của mình trái pháp luật, đồng thời vì mưu cầu của bản thân họ đã làm sai lệch kết quả thanh tra, gây hiệu ứng xấu cho ngành thanh tra.
Hoạt động thanh tra được đồng hành song song với hoạt động QLNN, những sơ hở trong pháp luật thanh tra và những sơ hở trong pháp luật Đất đai trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất được phát hiện trong quá trình tiến hành cuộc thanh tra. Đồng thời, trong tình hình đất nước đang đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn phát sinh những vấn đề mới trong xã hội, trong hoạt động QLNN, các cơ quan thanh tra cần chủ động
xây dựng các tiêu chí mới trong chương trình, kế hoạch thanh tra để hoạt động Đoàn thanh tra phù hợp với giai đoạn hiện nay. Từ các phân tích trên, các cơ quan thanh tra cần chủ động hơn, mạnh dạng hơn trong việc tham mưu đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về quản lý đất đai cụ thể là trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong quá trình hoạt động thanh tra.
Sự nhận thức chấp hành quy định pháp luật của thành viên Đoàn thanh tra trong hoạt động Đoàn thanh tra là yếu tố quyết định đến kết quả thanh tra; việc giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động thanh tra được thể hiện như sau: trước khi tiến hành hoạt động thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra cần quán triệt sâu sắc về mục đích, yêu cầu tầm quan trọng của cuộc thanh tra đến với cán bộ, công chức thanh tra, điều này sẽ có tác động tích cực đến tâm lý của thành viên đoàn thanh tra; hoạt động tiến hành thanh tra phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật thanh tra; việc viện dẫn, áp dụng những quy định pháp luật liên quan đến nội dung thanh tra một cách đúng đắn trong quá trình kiểm tra, xác minh là yếu tố giúp thành viên Đoàn thanh tra tự tin trong việc phản biện, bảo vệ quan điểm của mình; Đoàn thanh tra phải chấp hành nghiêm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Đoàn Thanh tra được quy định theo pháp luật thanh tra và theo quy định của pháp luật.
Do đó, việc chấp hành pháp luật của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất, thì trước hết cần nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu, nội dung thanh tra trong lĩnh vực này. Hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC là hoạt động áp dụng pháp luật để đối chiếu,
đánh giá đúng hay sai việc thực hiện pháp luật của đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong lĩnh vực BT, HT, TĐC.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật hoạt động thanh tra.
Hiện nay, chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước chỉ là cơ quan tham mưu cho cơ quan QLNN giải quyết một số nội dung thuộc lĩnh vực như: thanh tra, khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên, với vai trò tham mưu, giúp việc sẽ dẫn đến sự thụ động của cơ quan thanh tra chưa phát huy được đặc điểm thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, mang tính độc lập tương đối. Nên có các quy định rõ ràng về thẩm quyền có tính độc lập của cơ quan thanh tra. Đồng thời, để đảm bảo tính thanh tra có tính độc lập tương đối thì cũng cần bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, cụ thể của cơ quan thanh tra như chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền quyết định thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không chỉ tiến hành thanh tra theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp. Mặc dù, pháp luật quy định hoạt động thanh tra luôn gắn liền song song với hoạt động QLNN ở từng cấp, từng địa phương, nhưng trên thực tế xảy ra, hoạt động thanh tra luôn chịu sự chỉ đạo ngược lại từ phía cơ quan quản lý nhà nước nên đôi khi hoạt động thanh tra không thể tiến hành một cách chủ động, tích cực, còn phụ thuộc từ nhiều phía, làm mất đi tính độc lập tương đối trong hoạt động thanh tra.
Do đó, đảm bảo tính độc lập tương đối cũng là một trong những giải pháp cơ bản hoàn thiện hoạt động thanh tra, không bị áp lực quá nhiều từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Hoàn thiện hoạt động thanh tra chính là hoàn thiện hoạt động QLNN của từng cấp, từng ngành và từng địa phương.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh tra qua hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Qua công tác thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất và thực tiễn sau hơn 10 năm thực hiện Luật Thanh tra 2010, tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra cơ bản được đảm bảo.
Với yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay, đồng thời để phù hợp với Hiến pháp 2013 và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, pháp luật về thanh tra cần phải được hoàn thiện hơn. Hoạt động thanh tra là một trong những nội dung cơ bản trong pháp luật thanh tra cần được hoàn thiện. Nội dung hoàn thiện là cần nghiên cứu quy định như : quyền ban hành quyết định thanh tra, quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, quyền tạm dừng, đình chỉ cuộc thanh tra, quyền kết luận thanh tra; tăng cường quyền hạn cho Trưởng đoàn thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra và quyền hạn sau khi có kết luận thanh tra; cần quy định tách rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn thanh tra với nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể khác trong hoạt động thanh tra (đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nội dung thanh tra); hoàn thiện quy định cụ thể về giám sát hoạt động đoàn thanh tra.
Cụ thể như sau:
- Quyền ban hanh quyết định thanh tra: theo quy định pháp luật thanh tra hiện nay chỉ có thủ trưởng cơ quan thanh tra (Chánh thanh tra) mới có quyền ban hành quyết định thanh tra, phó thủ trưởng cơ quan thanh tra (Phó Chánh thanh tra) không có quyền ban hành quyết định thanh tra. Do đó, để nâng cao trách nhiệm cho Phó Chánh thanh tra trong việc ban hành quyết thanh tra nếu được Chánh thanh tra phân công hoặc giao quyền, ủy quyền trong lĩnh vực chuyên môn, việc phân công, giao quyền, ủy quyền cần được bổ sung điều khoản cụ thể trong pháp luật thanh tra.
- Quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu: Để đảm bảo kết quả, thời gian của cuộc thanh tra, việc cung cấp thông tin, tài liệu từ phía đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nội dung thanh tra là hết sức quan trọng. Trong quy định của pháp luật thanh tra hiện nay có quy định việc yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, tuy nhiên lại không đề cập đến việc chế tài, xử lý trong trường hợp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp hoặc cung cấp trễ, thực trạng này đã và đang xảy ra trong hoạt động thanh tra, điều này đã gây không ít khó khăn trong quá trình tiến hành cuộc thanh tra trong thời gian vừa qua. Do đó, để đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra, cần bổ sung những điều, khoản quy định biện pháp chế tài, xử lý cụ thể ở mức hành chính hoặc hình đối với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu.
- Quyền tạm dừng cuộc thanh tra: Theo pháp luật thanh tra hiện hành không có quy định việc tạm dừng cuộc thanh tra, tuy nhiên, theo từng thời điểm khi có các yếu tố xảy ra làm cản trở hoạt động thanh tra thì việc tạm dừng cuộc thanh tra là điều cần thiết, như những trường hợp như xảy ra thiên, dịch bệnh (ví dụ: tình hình dịch CoVid hiện nay) ... Cuộc tiến hành thanh tra tiếp tục được tiến hành khi các yếu tố cản trở cuộc thanh tra không còn nữa.
- Quyền đình chỉ cuộc thanh tra: Theo pháp luật Thanh tra hiện nay
không có quy định đình chỉ cuộc thanh tra. Tuy nhiên, để xử lý việc chồng chéo, trùng lặp nội dung trong hoạt động thanh tra và không để ảnh hưởng hoạt động bình thường của đơn vị là đối tượng thanh tra thì sẽ xử lý ra sao. Do đó, các chủ thể tiến hành thanh tra nên chọn phương án là để một trong nhiều chủ thể tiến hành thanh tra các chủ thể khác sẽ đình chỉ cuộc thanh tra. Mặt khác, còn nhiều yếu tố khách quan khác để đình chỉ cuộc thanh tra như: đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết, đối tượng thanh tra là tổ chức bị phá sản, giải thể mà không có chủ thể kế thừa quyền và nghĩa vụ, nội dung thanh
tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra. Vì vậy, việc bổ sung đình chỉ cuộc thanh vào pháp luật thanh tra là cần thiết.
- Kết luận thanh tra: Sau khi đã có Báo cáo kết quả thanh tra chính thức,
theo quy định của pháp luật Thanh tra thì trách nhiệm ban hành Kết luận thanh tra thuộc và người ra Quyết định thanh tra, tuy nhiên, Kết luận thanh tra được ký ban hành dựa trên dự thảo kết luận thanh tra mà dự thảo kết luận thanh tra do trưởng đoàn thanh tra soạn thảo dựa trên Báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra. Như vậy, không thể xác định nội dung trong kết luận thanh thuộc quan điểm của người ra quyết định thanh tra hay là của trưởng đoàn thanh tra? Vì vậy khó quy trách nhiệm nếu như kết luận đó là sai, chưa đúng pháp luật. Do đó, cần bổ sung thẩm quyền ký Kết luận tranh tra cho Trưởng đoàn thanh tra theo sự phân công hoặc ủy quyền của thủ trưởng cơ quan thanh tra, đồng thời, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với kết luận thanh tra đó.
3.2.3. Giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
3.2.3.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động cơ quan thanh tra Quận 6
Hoạt động thanh tra luôn gắn liền với hoạt động QLNN và chịu sự chỉ đạo của cơ quan QLNN, trong luật Thanh tra cũng quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra tỉnh, thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cùng cấp; do đó, Thanh tra Quận 6 là cơ quan chuyên môn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của của UBND Quận 6. Trong thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Quận 6 chỉ có vai trò tham mưu thực hiện QLNN về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Quận 6. Xuất phát từ quy định trên, nên đã gây cản
trở, giới hạn trong việc xác định thẩm quyền tương ứng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra và hoạt động Đoàn thanh tra.
Việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Thanh tra Quận 6 tới đây sẽ gắn liền với quá trình thực hiện Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến 2020 tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó sẽ xây dựng, phát triển ngành thanh tra trong sạch, vững mạnh, kỷ cương, liêm chính theo hướng: độc lập trong tổ chức; nâng cao thẩm quyền trong hoạt động thanh tra một cách tương đối độc lập, không lệ thuộc quá nhiều vào cơ quan QLNN cùng cấp. Khi thực hiện tiến trình hoàn thiện pháp luật thanh tra, cần đưa quan điểm này vào trong Luật thanh tra và các văn bản thi hành luật Thanh tra. Đây được xem là một định hướng chủ đạo để rà soát, xem xét lại các nhiệm vụ quyền hạn trong hoạt động thanh tra.
3.2.3.2. Nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức thanh tra với tư cách là chủ thể tiến hành thanh tra.
Xét cho cùng thì yếu tố con người là quan trọng nhất, đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra Quận 6 hiện nay đã có trình độ khá cao. Tuy nhiên, để đáp ứng với thời kỳ công nghiệp như hiện nay, việc nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra Quận 6 cần phải được thực hiện thường xuyên thông qua một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động của
cơ quan thanh tra. Quy chế cần phải quy định đầy đủ về trách nhiệm từng cá nhân cán bộ, công chức; trách nhiệm tập thể được phân định rõ ràng. Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, liên quan đến cán bộ, công chức cùng và quy chế của cơ quan thanh tra sẽ là nền tản pháp lý cho việc xây dựng kỷ luật công vụ trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phải xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra hữu hiệu nhằm ngăn ngừa việc cán bộ, công chức làm
công tác thanh tra có hành vi tiêu cực, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, cán bộ, công chức phải được đào tạo nghiệp vụ thanh tra, phải
hiểu biết về quản lý hành chính nhà nước, phải thành thạo kỹ năng xem xét, đánh giá, kiến thức về chuyên môn ở các lĩnh vực chuyên ngành và cần nâng cao kỷ năng soạn thảo văn bản. Riêng đối với công chức làm Trưởng đoàn thanh tra phải được đào tạo, đảm bảo nhuần nhuyễn kỹ năng lãnh đạo, quản lý, có năng lực tổ chức, kinh nghiệm xử lý tình huống và đủ bản lĩnh vượt qua những thách thức (sức ép từ nhiều phía tác động vào hoạt động của Đoàn thanh tra) trong hoạt động thanh tra.
Thứ ba, Nhà nước cần phải bảo đảm điều kiện làm việc và chế độ tiền
lương hợp lý là giúp cho cán bộ, công chức thanh tra ổn định tư tưởng, an tâm thực hiện nhiệm vụ; việc bảo đảm này cũng nhằm nâng cao công tác phòng chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, nâng cao trách nhiệm của từng các nhân trong hoạt động thanh tra.
Thứ tư, cần chú trọng đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao