Các yếu tố đảm bảo hiệu quả thi hành án treo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THI HÀNH án TREO từ THỰC TIỄN QUẬN 11 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 29 - 32)

Để đảm bảo các yếu tố mang lại hiệu quả thi hành án treo theo tác giả cần bảo đảm một số điều kiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc thi hành án treo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp ổn định cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác này.

Thứ hai, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự. Mối quan hệ phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, tuân thủ các quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của mỗi đơn vị.

Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn đề xuất liên ngành Trung ương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật để áp dụng thống nhất.

Thứ tư, Viện kiểm sát cấp quận cần quản lý chính xác số lượng người chấp hành án treo đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc lập và bàn giao hồ sơ thi hành án, kiểm sát chặt chẽ trường hợp người chấp hành án thay đổi nơi cư trú. Thứ năm, Viện kiểm sát cấp quận cần tăng cường và chủ động phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp quận và các cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ trong công tác thi hành án hình sự thường xuyên mở các đợt tập huấn về công tác thi hành án treo cho UBND Phường để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Phường làm công tác này, đồng thời thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án hình sự.

Thứ sáu, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm và tăng phụ cấp đối với cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án hình sự. Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm về các dạng vi phạm trong lĩnh vực này để cán bộ, Kiểm sát viên nghiên cứu, vận dụng trong quá trình công tác.

Tiểu kết chương 1

Hình phạt án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, biểu hiện của việc “trừng trị kết hợp với giáo dục”, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Việt Nam; Tạo điều kiện cho người được hưởng án treo tự cải tạo, chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình dưới sự giám sát, giáo dục của Chính quyền và đoàn thể thông qua việc chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Bên cạnh tính nhân đạo, hình phạt án treo cũng thể hiện tính răn đe giáo dục mà cụ thể là người được hưởng phải chấp hành hình phạt tù khi phạm tội mới và trong thời gian thử thách phải chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Cần tránh để người được hưởng án treo xem việc được hưởng án treo là được tự do như bình thường, điều này sẽ làm mất tác dụng giáo dục và phòng ngừa của hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, để làm được điều này UBND các phường cần phải thực hiện tốt việc quản lý, giám sát, giáo dục và yêu cầu người được hưởng án treo chấp hành tốt các quy định của Luật thi hành án hình sự như: thực hiện tốt các quy định, chính sách pháp luật, xin phép tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú, hàng quý tự kiểm điểm về việc chấp hành pháp luật…

Đó là toàn bộ nội dung chương I – Nhận thức chung về án treo, vấn đề lý luận về thi hành án treo trong pháp luật Việt Nam.

Trên nền tảng lý luận đó, tác giả vận dụng vào thực tiễn nơi bản thân công tác, đánh giá thực trạng trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trong phần tiếp theo của luận văn.

Chương 2

TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN TREO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THI HÀNH án TREO từ THỰC TIỄN QUẬN 11 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 29 - 32)