Thực trạng thi hành án treo trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THI HÀNH án TREO từ THỰC TIỄN QUẬN 11 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 37 - 46)

Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020

2.2.1. Thực trạng việc tiếp nhận người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo

Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 và việc thành lập Cơ quan thi hành án hình sự Quận 11 đã tạo điều kiện cho công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trên địa bàn Quận 11 đi vào nề nếp, đúng theo quy định của pháp luật.

quận có sự phối hợp tốt trong việc tổ chức thi hành án tại địa phương, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn.

Công an các phường làm tốt vai trò tham mưu cho UBND phường thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án, đảm bảo các bản án khi có hiệu lực pháp luật phải được Tòa án ra quyết định và các cơ quan tổ chức thi hành đúng thời hạn luật định.

UBND các phường đã triển khai thực hiện công tác thi hành án hình sự đạt nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp và ngày càng có hiệu quả.

Trình tự, thủ tục thi hành được thực hiện đúng theo quy định của pháp luât, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được hưởng án treo như sau:

Đề nghị xem xét rút ngắn thời gian thử thách, được giải quyết về tạm vắng, tạm trú, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người chấp hành án…

Việc tiếp nhận, lập và quản lý hồ sơ: UBND các phường tiếp nhận đầy đủ hồ sơ do Cơ quan Thi hành án hình sự Công an quận chuyển giao, lập biên bản giao nhận hồ sơ theo đúng quy định (mẫu PK5).

Công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của UBND các phường trên địa bàn Quận 11 nhìn chung đã được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng ủy - UBND nên công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo ở địa phương được chỉ đạo kịp thời.

Chủ tịch UBND các phường đã chủ động phân công cán bộ phối hợp cùng công an phường thực hiện công tác theo dõi, quản lý, giám sát, giáo dục số người được hưởng án treo đúng quy định nên công tác này được thực hiện

dưỡng bản thân, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, số người phạm tội mới trong thời gian thử thách thấp (01 người, chiếm tỉ lệ: 0,5%/số người được hưởng án treo trong kỳ).

Hiện nay, UBND một số phường đã có sự quan tâm và làm tốt công tác rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 (từ ngày 01/12/2014 đến ngày 30/9/2016 đã xem xét đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho: 28 trường hợp. Tòa án chấp nhận và đã có quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với 28 trường hợp này).

Qua đó, đã có tác dụng cảm hóa, giáo dục đối với người chấp hành án, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án tại UBND các phường trên địa bàn Quận 11, thể hiện được chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước trong công tác thi hành án hình sự.

Các UBND phường tổ chức thực hiện tốt việc lập sổ theo dõi người chấp hành án quy định tại Thông tư số 63/2011/TT-BCA ngày 07/9/2011 của Bộ Công an và Hướng dẫn số 9492/HD-C81-C83 ngày 16/11/2011 của Tổng cục VIII.

Thực hiện việc giáo dục người chấp hành án tại địa phương, định kỳ 01 tháng/lần yêu cầu người chấp hành án viết và nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật của mình.

UBND phường có nhận xét và yêu cầu người được phân công giám sát, giáo dục nhận xét về việc chấp hành pháp luật của người chấp hành án.

Công an phường thực hiện tốt việc tham mưu cho UBND phường lập sổ, hồ sơ theo dõi quản lý riêng từng đối tượng thi hành án, giúp UBND phường thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo quy định Luật Thi hành án hình sự; làm tham mưu cho UBND

phường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 86 Luật Thi hành án hình sự 2019.

Khi tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án và các tài liệu liên quan đến công tác thi hành án treo, Cơ quan thi hành án hình sự lập hồ sơ (theo mẫu PK1), tiến hành triệu tập người được hưởng án treo (theo mẫu PK3), người được hưởng án treo cam kết việc chấp hành án (theo mẫu PK4).

Ủy ban nhân dân phường tiếp nhận hồ sơ do Cơ quan thi hành án hình sự quận chuyển giao, quản lý hồ sơ đảm bảo các tài liệu, như quyết định thi hành án, bản án đã có hiệu lực pháp luật, việc giao nhận hồ sơ có lập biên bản (theo mẫu PK5).

Việc tiếp nhận, lập và quản lý hồ sơ: UBND các phường tiếp nhận đầy đủ hồ sơ do Cơ quan Thi hành án hình sự Công an quận chuyển giao, lập biên bản giao nhận hồ sơ theo đúng quy định (mẫu PK5).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ thi hành án, Chủ tịch UBND phường đã phân công cán bộ Tư pháp mở sổ theo dõi người chấp hành án (theo mẫu SPK1, SPK2, SPK3), đồng thời ra quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án (theo mẫu PK6).

Chủ tịch UBND các phường đã chủ động phân công cán bộ phối hợp cùng công an phường thực hiện công tác theo dõi, quản lý, giám sát, giáo dục số người được hưởng án treo, quản chế đúng quy định nên công tác này được thực hiện tốt, có hiệu quả, đa số người được hưởng án treo, quản chế đều có ý thức tự cải tạo, tu dưỡng bản thân, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, số người phạm tội mới trong thời gian thử thách thấp (01 người, chiếm tỉ lệ: 0,5%/số người được hưởng án treo trong kỳ).

Hiện nay có 7 mô hình tự quản, gồm: “Nhóm hộ, tổ dân phố tự quản về an ninh trật tự”; “Tổ công nhân đường phố phòng chống tội phạm”; “Ban tự

quản sinh viên” (Phường 5); “Gắb camera giám sát an ninh trật tự” ; câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Câu lạc bộ sức sống mới”.

Trong năm năm qua đã đưa vào quản lý, cảm hóa, giáo dục 1.6.15 người vi phạm pháp luật; đã có 718 người tiến bộ, đưa ra khỏi diện quản lý 213 người.

Hiện nay có 32 người đang cai nghiện tại cộng đồng, 7 người cai nghiện tại gia đình, 29 người đang giáo dục tại phường, 69 người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

2.2.2. Thực trạng việc giao người phải chấp hành án treo cho người và cơ quan có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật

Thứ nhất, Chậm ra và giao nhận quyết định thi hành án treo dẫn đến việc tổ chức thực hiện chưa được kịp thời.

Tòa án phải ra quyết định thi hành án của trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (Khoản 1, Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự), nhưng vẫn có một số trường hợp chưa đảm bảo thời hạn theo quy định, cá biệt có trường hợp sau:

Bản án số 135/2012/HSST ngày 12/12/2012 của Tòa án nhân dân Quận 11 xử phạt Huỳnh Quang Hùng 05 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 01 năm về tội “Đánh bạc”, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng đến ngày 27/09/2016, Tóa án mới ra quyết định ủy thác thi hành án đối với Huỳnh Quang Hùng, trễ hạn 03 năm 08 tháng 15 ngày – gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người thi hành án.

Quyết định thi hành án phải được phát hành, giao cho người được hưởng án treo, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận, Sở Tư pháp chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành (Khoản 2, Điều 84 Luật Thi hành án hình sự 2019) tuy nhiên vẫn còn nhiều

trường hợp chưa đảm bảo thời hạn, cá biệt có trường hợp giao trễ hạn đến 10 tháng 26 ngày: Quyết định thi hành án số 123/QĐ-CA ngày 28/7/2015 để thi hành Bản án số 402/HSPT ngày 06/7/2015 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt Vũ Thị Lệ 01 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm về tội “Đánh bạc”, nhưng đến ngày 21/6/2016, Tòa án mới giao quyết định này cho Cơ quan THAHS Công an Quận 11.

Thứ hai, Việc lập sổ sách, hồ sơ quản lý người được hưởng án treo của Ủy ban nhân dân phường chưa đúng theo quy định.

Sổ sách quản lý các trường hợp bị phạt tù cho hưởng án treo chưa ghi đầy đủ các cột mục như: số bản án, quyết định thi hành án, mức án, thời gian thử thách, ngày chấp hành xong theo mẫu quy định.

UBND phường không lập sổ sách quản lý thi hành án hình sự trên địa bàn mà giao Công an Phường lập sổ quản lý và tham mưu cho UBND Phường nên UBND Phường không nắm chắc số liệu án treo hiện đang phải chấp hành trên địa bàn Quận 11.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân vẫn còn trường hợp sử dụng quyết định phân công quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư (mẫu Quyết định 5 + 1) để thực hiện việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo là chưa đúng quy định điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 63/2011/TT-BCA ngày 07/9/2011 của Bộ Công an và Hướng dẫn số 9492/HD-C81-C83 ngày 16/11/2011 của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự - Bộ Công an. Cụ thể như hồ sơ: Nguyễn Văn Phú, bị phạt 02 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm theo Bản án số 292/HSST ngày 14/11/2017 của Tòa án nhân dân quận Tân Bình.

Thứ ba, Việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo chưa được quan tâm đúng mức theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Vẫn còn một số phường chưa thực hiện tốt việc ba tháng một lần trong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo viết bản tự nhận xét về việc

chấp hành pháp luật, theo quy định khoản 6, Điều 87 Luật Thi hành án hình

sự 2019 như: trường hợp Vũ Viết Hùng - ngụ tại: 272 Thái Phiên, Phường 8, Quận 11, bị xử phạt 03 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 01 năm, theo Bản án 19/HSST ngày 16/01/2017 của Tòa án nhân dân quận Bình Tân.

Cơ quan Thi hành án hình sự Công an Quận 11 bàn giao cho Uỷ ban nhân dân Phường 8, Quận 11 quản lý vào ngày 02/4/2017. Ngày 20/4/2017 Vũ Viết Hùng có cam kết chấp hành tốt pháp luật gửi UBND Phường 8, Quận 11 nhưng đến khi hết thời gian thử thách, Hùng không có bản tự nhận xét nào về việc chấp hành pháp luật trong thời gian thử thách.

Có phường hàng tháng cho người được hưởng án treo viết bản kiểm điểm tự nhận xét chấp hành pháp luật thay vì hàng quý theo quy định nhưng bản kiểm điểm lại toàn bộ là bản photo chỉ ghi lại ngày tháng năm.

Một số trường hợp đã hết thời gian thử thách của án treo nhưng UBND Phường chưa kịp thời nhận xét và chuyển giao hồ sơ cho Cơ quan thi hành án hình sự Quận 11 theo quy định của Khoản 4, Điều 85 Luật thi hành án hình sự 2019, để Cơ quan thi hành án hình sự xem xét cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo, điển hình như:

Trường hợp Nguyễn Ngọc Mỹ, ngụ tại: 247/80E33 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, phạm tội “Đánh bạc” bị phạt 03 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 01 năm, hết thời gian thử thách là ngày 24/6/2015 nhưng đến ngày 08/8/2016 chưa chuyển cho Cơ quan Thi hành án hình sự Công an Quận 11.

Quận 11, phạm tội “Gây rối trật tự công cộng” bị phạt 01 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 năm, hết thời gian thử thách ngày 31/12/2015, nhưng đến ngày 08/8/2016 (ngày VKS kiểm tra), UBND vẫn chưa chuyển hồ sơ Cơ quan Thi hành án hình sự.

Thứ tư, Việc quản lý, chuyển giao hồ sơ người được hưởng án treo chưa được chặt chẽ.

Việc quản lý, bàn giao hồ sơ không chặt chẽ dẫn đến làm thất lạc hồ sơ như các trường hợp: Nguyễn Thị Thắm, ngụ tại: 115/23/9 Lò Siêu, Phường 8, Quận 11, TP. HCM, bị xử phạt 09 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 01 năm 06 tháng, đến ngày 28/5/2015 đã hết thời gian thử thách đối với Thắm.

Trường hợp Phạm Thanh Tùng, ngụ 150 Đội Cung, P.9, Q.11, TP.HCM, bị xử phạt 01 năm 03 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 02 năm 06 tháng, đến ngày 06/6/2016 đã hết thời gian thử thách đối với Tùng.

Qua kiểm sát trực tiếp tại các UBND phường nhận thấy hiện việc chuyển giao hồ sơ thi hành án hình sự giữa UBND phường với Công an phường hoặc bàn giao hồ sơ của UBND phường cho Cơ quan THAHS Quận 11 chưa được chặt chẽ, nhiều trường hợp không có ký biên bản bàn giao.

2.2.3. Thực trạng việc quản lý người chấp hành án treo ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân phường phân công chủ yếu cho Cảnh sát khu vực Công an phường trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

Phương thức giám sát, giáo dục được thực hiện bằng nhiều biện pháp phù hợp với từng đối tượng như: cảm hóa, giúp đỡ, tạo điều kiện trong việc chấp hành

án; thường xuyên phối hợp với thân nhân, gia đình để vận động người được hưởng án treo thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Thời gian qua, người được hưởng án treo đảm bảo việc có mặt tại nơi cư trú hoặc theo yêu cầu, chấp hành tốt pháp luật tại địa phương, không có trường hợp vi phạm nghĩa vụ phải kiểm điểm, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do phạm tội mới trong thời gian chấp hành án.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 14/8/2012 hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo quy định tại Điều 90 Luật thi hành án hình sự.

Trong đợt tết Ất Mùi năm 2015, Ủy ban nhân dân phường 2 đã phối hợp tốt với Cơ quan thi hành án hình sự để lập hồ sơ 03 trường hợp đề nghị xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

Kết quả: Tòa án nhân dân quận 11 chấp nhận và có quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với 03 người được hưởng án treo nêu trên.

Ủy ban nhân dân 16 phường đã tổ chức thực hiện việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tại địa phương, định kỳ hàng tháng trong thời gian thử thách yêu cầu người được hưởng án treo nộp bản tự nhận xét (theo mẫu PK10), Ủy ban nhân dân phường có nhận xét quá trình chấp hành án (theo mẫu PK9) và có yêu cầu người được phân công giám sát, giáo dục nhận xét về người chấp hành án (theo mẫu PK18).

Ủy ban nhân dân 16/16 phường lập 31 hồ sơ chấp hành xong thời gian thử thách bàn giao Cơ quan thi hành án hình sự để cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo.

2.2.4. Thực trạng quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THI HÀNH án TREO từ THỰC TIỄN QUẬN 11 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 37 - 46)