- Thứ năm, thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn
1.3.1. Tiêu chí đánh giá quản lí nhà nước về du lịch cấp huyện
Đối với quản lí nhà nước nói chung cũng như quản lí nhà nước về du lịch nói riêng, việc đánh giá quản lí nhà nước thường được đánh giá theo chất lượng và tác động.
- Đánh giá theo chất lượng là đánh giá về hiệu lực, hiệu quả và năng lực quản lí.
+ Hiệu lực quản lý là chỉ tiêu chất lượng của quản lí nhà nước, được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả cuối cùng của quản lí nhà nước về phát triển du lịch so với mục tiêu đề ra trong chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của huyện. Hiệu lực quản lí nhà nước về phát triển du lịch thể hiện ở mức độ đáp ứng về tạo lập môi trường cho du lịch phát triển, đặc biệt là mức độ đáp ứng về chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch. Mục tiêu đề ra thường bao gồm các chỉ tiêu kết quả như doanh thu du lịch, tăng trưởng du lịch, số lượt khách, thu nhập của cộng đồng dân cư làm du lịch, mức độ giải quyết việc làm do du lịch mang lại, số lượng làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, số lượng các dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn…), số lượng sản phẩm du lịch, số lượng cơng trình hạ tầng được đầu tư…
+ Hiệu quả quản lí là việc so sánh giữa kết quả cuối cùng của quản lí nhà nước về phát triển du lịch với chi phí cho việc thực hiện các chính sách về phát triển du lịch để tạo ra kết quả cuối cùng đó. Kết quả cuối cùng thường là
các chỉ tiêu giá trị như: tổng doanh thu du lịch và tổng lợi nhuận du lịch mang lại cho xã hội; đóng góp cho ngân sách địa phương. Tổng chi phí bao gồm: chi phí cho bộ máy quản lí; chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch; chí phí quảng bá, giới thiệu; chi phí hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch và các chi phí khác phục vụ cho quản lí nhà nước về du lịch.
+ Năng lực quản lí là chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lí, điều hành hoạt động phát triển du lịch, thể hiện ở khả năng hoạch định chính sách, khả năng dự báo, tầm nhìn quản lí, năng lực tổ chức hoạt động du lịch.
- Đánh giá tác động của quản lí nhà nước về phát triển du lịch tới hoạt động du lịch gồm:
+ Tác động tích cực (mức độ tác động của các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch) và tác động tiêu cực (các tác động làm hạn chế, cản trở phát triển du lịch)
+ Tác động trực tiếp (Tăng doanh thu, tạo việc làm, tăng số lượt khách, số lượng cơ sở lưu trú) và tác động gián tiếp (Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, cải thiện
đời sống người dân địa phương, xóa đói giảm nghèo).