- Thứ năm, thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn
2.4.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch và sự tác động tiêu cực của nó đối với sự phát triển du lịch huyện Nam Giang
động tiêu cực của nó đối với sự phát triển du lịch huyện Nam Giang
Về tính kịp thời trong ban hành các văn bản: Năm 2017 mới có Nghị quyết và Đề án về phát triển du lịch huyện Nam Giang; năm 2019 mới ban hành kế hoạch về hỗ trợ phát triển du lịch là chậm so với thực tiễn phát triển, chậm so với các văn bản hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam và của Trung ương. Việc chậm trễ này sẽ làm mất nhiều cơ hội
cho phát triển du lịch huyện Nam Giang, ảnh hưởng chung đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Về chất lượng, có thể nhận thấy trong văn bản chỉ đạo về kế hoạch phát triển số lượng khách du lịch, huyện đề ra số lượng không giới hạn. Về quan điểm quản lý phát triển du lịch hiện nay, lượng du khách quá đông sẽ không thể đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững, trong khi nhân lực của huyện chỉ là kiêm nhiệm và khơng có sự gia tăng tương ứng với mức tăng số địa điểm du lịch của huyện, số khách trong huyện những năm gần đây. Theo người viết, đây là hạn chế lớn nhất trong công tác lập qui hoạch.
Các văn bản hoạch định cơ chế, chính sách phát triển du lịch của huyện có tính khả thi thấp, bởi vì nội dung mang tính chung chung, về cơ bản giống chủ trương phát triển du lịch trên tồn quốc, khơng cụ thể, khơng có phần dự tốn kinh phí thực hiện, khơng chỉ ra nguồn kinh phí thực hiện từng mục tiêu.
Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch của huyện chưa thực sự quyết liệt; rất nhiều nội dung quan trong trong các chính sách phát triển du lịch của huyện sau nhiều năm ban hành vẫn chưa được thực thi; chính quyền huyện khơng bố trí nguồn ngân sách hàng năm cho cơng tác quản lí nhà nước về du lịch (Cơng tác quảng bá, tuyên truyền, hỗ trợ bảo tồn các di sản văn hóa, vệ sinh mơi trường tại các điểm du lịch, tập huấn, hội nghị, hội thảo…)
Công tác kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện chưa đạt được hiệu quả, rất nhiều các doanh nghiệp có đến khảo sát nhưng khơng đầu tư. Một số dự án đầu tư du lịch xuất hiện xung đột lợi ích với người dân nên khơng thực hiện được. (VD: nếu nước suối phục vụ du lịch thì khơng đủ phục vụ sinh hoạt của người dân…)
Việc duy trì các bảo tồn các sản phẩm văn hóa truyền thống, các hoạt động văn hóa truyền thống để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng đang gặp
khó khăn do mang lại thu nhập thấp, người dân không cịn thiết tha. Bên cạnh đó, sự khó khăn về nguyên liệu làm nhà truyền thống (tranh, mây, gỗ…) buộc người dân lựa chọn những ngôi nhà xây bằng gạch, xi măng chắc chắn hơn, bền hơn …đã làm cho khơng gian văn hóa truyền thống của một ngôi làng của đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu bị mất đi.
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chưa được thực hiện thường xuyên và ngay từ đầu. Công tác phối hợp thực hiện trong kiểm tra, giám sát chưa kịp thời, chưa đồng bộ, chưa rõ trách nhiệm khi xảy ra sự cố (VD: Vấn đề ô nhiểm rác thải tại Thác GRăng khơng có chế tài xử lí, khơng rõ do cơ quan nào phụ trách…)