hành án phạt tiền
3.2.1 Nâng cao vị thế của Chấp hành viên trong quá trình thi hành án phạt tiền
Để các cơ quan THADS nói chung và các Chấp hành viên nói riêng được thể hiện hết vai trò là người thi hành các Bản án, Quyết định của Tòa án thì cần trao quyền lực mạnh hơn và bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn cho các Chấp hành viên để kịp thời xử lý những hành vi chây ỳ, chống đối thi hành án như: Quyền ra quyết định bắt người, khám xét địa điểm, phương tiện liên quan đến thi hành án.
Bên cạnh đó, phải quy định cụ thể hơn các biện pháp hỗ trợ THADS như các chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm THADS, trên thực tế thi hành án phạt tiền hiện nay các Chấp hành viên chưa thể gây áp lực mạnh cho người phải thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chây ỳ, chống đối các Chấp hành viên chỉ có nhờ sự giúp đỡ của Cơ quan Công an để giải quyết tình hình vì bản thân Chấp hành viên cũng không có quyền khác để trấn áp, xử lý tình trạng chống đối của người phải thi hành án.
3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về pháp luật THADS
Việc người dân chưa hiểu rõ về vai trò và công tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng đôi khi sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công thi hành án. Do đó, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật về thi hành án là một việc đáng được quan tâm và triển khai trên thực tế bằng nhiều cách như:
- Phổ biến và tuyên truyền bằng miệng:
Hình thức tuyên truyền này chủ yếu được thực hiện bởi các Chấp hành viên, cách phổ biến này có nhiều ưu điểm thể hiện ở tính linh hoạt, có thể dễ dàng tiến hành ở bất cứ đâu, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh và số lượng người nghe. Người tuyên truyền sẽ thuận lợi trong việc giải thích, phân tích
cũng như làm sáng tỏ các nội dung cần tuyên truyền và hai bên có thể đối đáp trực tiếp với nhau để đáp ứng yêu cầu của nhau. Qua đó, cần nâng cao khả năng thuyết trình và thuyết phục của các Chấp hành viên và các cán bộ, công chức làm công tác THADS để việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục về pháp luật thi hành án được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
- Phổ biến, tuyên truyên thông qua loa truyền thanh, báo chí:
Để thực hiện được công tác này đòi sự hỏi phối hợp giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan báo chí, Đài phát thanh tại địa phương nhằm tuyên truyền thông qua các hình thức như loa phát thanh. Bên cạnh đó, khuyến khích và động viên các cán bộ, công chức làm công tác THADS viết các bài tham luận, chia sẻ về kiến thức pháp luật thi hành án phạt tiền và đăng lên trang thông tin của Cục THADS.
- Phổ biến, tuyên truyền thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thi hành án
Việc mở những cuộc thi tìm hiều về pháp thi hành án chính là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Thông qua đó, sẽ tác động trực tiếp đến ý thức pháp lực của người thi, ngoài ra sẽ là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức về pháp luật và phổ biến, giáo dục cho cả người tổ chức cuộc thi và người theo dõi.