Những kết quả và hạn chế trong thi hành án treo và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 40)

2.2.1. Những kết quả đạt được

Hiện nay, Luật thi hành án hình sự năm 2019 thay thế cho Luật thi hành án hình sự năm 2010 cũng đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thi hành án treo như: Bổ sung nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Luật cũng quy định cụ thể về nghĩa vụ của người chấp hành án treo trong thời gian thử thách.

Tổng số các đối tượng mà UBND các phường của quận Bình Tân tiếp nhận trong giai đoạn 2015 đến 2019 là 340 bị án [38]. Nhìn chung với số lượng người được hưởng án treo như vậy thì nhiệm vụ công tác thi hành án đặt ra là hết sức nặng nề.

Tuy nhiên với sự quyết tâm của UBND phường, các cơ quan như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, hệ thống chính trị các cấp mà công tác thi hành án treo trên thực tế đã đạt được những kết quả nhất định.

Tòa án nhân dân Quận Bình Tân đã thực hiện việc ban hành các quyết định có liên quan đến việc thi hành án, mở số theo dõi việc chấp hành án treo, trực tiếp giao các quyết định về thi hành án cho người bị kết án, đồng thời gửi cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận Bình Tân để lập hồ sơ giao cho UBND phường tổ chức theo dõi, giám sát, giáo dục đối với người bị kết án.

Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận Bình Tân sau khi tiếp nhận quyết định thi hành án đã tiến hành triệu tập người chấp hành án đến trụ sở để ấn định thời gian người chấp hành án phải có mặt tại UBND phường nơi cư trú, cam kết việc chấp hành án và tiến hành giao hồ sơ thi hành án cho UBND các phường. Thực hiện việc hướng dẫn nghiệp vụ công tác thi hành án hình sự theo thẩm quyền đối với UBND phường về công tác thi hành án treo; Chỉ đạo, kiểm tra Công an các phường trong việc giúp UBND phường thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự, cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt và lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét rút ngắn thời gian thử thách theo quy định.

Ngay sau khi Luật thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 dưới sự chỉ đạo của UBND quận Bình Tân, UBND phường và dưới sự hướng dẫn của Cơ quan thi hành án hình sự Công an Quận, UBND các phường đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện căn bản đúng những nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Luật thi hành án hình sự, trong đó có việc tổ chức thi hành án treo.

UBND 10 phường của quận Bình Tân đã phân công nhiệm vụ cho Công an phường có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp giúp UBND phường thực hiện đúng các quy định; đồng thời cũng giao cho các cán bộ có trách nhiệm trong việc thi hành án treo và các tổ chức đoàn thể phối hợp với Công an phường trong việc quản lí, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

bị án thi hành án treo do cơ quan thi hành án hình sự Công an quận chuyển về. Hồ sơ bàn giao được lập riêng cho từng bị án và có đầy đủ tài liệu theo quy định. Khi tiến hành bàn giao hồ sơ có đầy đủ thành phần và lập biên bản lưu trữ vào hồ sơ.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và người phải thi hành án, UBND phường tiến hành phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, việc phân công cơ bản đều có Quyết định do Chủ tịch UBND phường. Những người được phân công trực tiếp giám sát giáo dục các bị án đa phần đều bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định như có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có khả năng giám sát giáo dục cảm hóa người được chấp hành án… chẳng hạn như các đồng chí Công an viên, Hội viên hội cựu chiến binh, Trưởng các tổ chức đoàn thể, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… vì vậy đã giám sát, giáo dục rất hiệu quả đối với các bị án, giúp các bị án nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng và trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Chủ tịch UBND các phường đã thực hiện chức năng và thẩm quyền theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự góp phần bảo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành đúng pháp luật, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành án học tập, lao động và rèn luyện, hòa nhập với cộng đồng, góp phần phòng chống tội phạm, xây dựng và ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình tổ chức thực hiện thi hành án treo UBND phường trên địa bàn quận Bình Tân đã có sự phối hợp với Công an phường và các tổ chức đoàn thể, gia đình, tổ chức nơi người được hưởng án treo học tập, làm việc để theo dõi, giám sát giáo dục người đang chấp hành án treo, đồng thời tạo điều kiện để người đó tiếp tục học tập, làm việc, tìm kiếm việc làm… Do vậy đã kịp thời động viên, khích lệ các bị án yên tâm lao động, học tập cố gắng sữa chữa sai lầm để hoàn lương đồng thời cũng đã gắn được trách nhiệm của gia đình, tổ chức nơi người được hưởng án treo làm việc trong việc cùng theo dõi, giám sát, giáo dục.

an, chính quyền các cấp và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn quận ngày càng được nâng cao và phát huy hiệu quả trong công tác thi hành án treo.

Quá trình xem xét rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo trong giai đoạn 2015 – 2019 là 191/340 người [38] nhìn chung đã được tiến hành thường xuyên, bảo đảm đúng quy định của pháp luật tại Điều 89, 90 Luật thi hành án hình sự 2019. Qua công tác thi hành án treo đã góp phần giữ vững lòng tin của quần chúng nhân dân, thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước ta góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan thi hành án.

Trong thời gian quan công tác kiểm sát việc thi hành án treo đã đạt nhiều kết quả. Chất lượng, hiệu quả được tăng cường góp phần bảo đảm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của người được hưởng án treo. Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Tân thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm sát việc giám sát, giáo dục người chấp hành án treo. Qua công tác kiểm sát này góp phần phát hiện những tồn tại, thiếu sót để khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án treo. Theo Hướng dẫn số 56/HD-VKS(P8) ngày 21/01/2016 của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì mỗi năm kiểm sát ít nhất 20% trên tổng số UBND phường trong việc giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Viện kiểm sát quận Bình Tân đã kiểm sát trực tiếp 10/10 phường (tỷ lệ 100%) vượt chỉ tiêu Viện kiểm sát nhân dân Thành phố đã đề ra.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Tân cũng đã ban hành nhiều kiến nghị đối với Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận Bình Tân để chấn chỉnh khắc phục vi phạm trong hoạt động thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án hình sự đã có văn bản tiếp thu kiến nghị của Viện kiểm sát. Trong giai đoạn 2015 – 2019, Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Tân xác định công tác kiểm sát thi hành án hình sự là nhiệm vụ quan trọng trong chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự được thực hiện thông suốt theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của mọi công dân;

đặc biệt kiểm sát thi hành án treo là khâu then chốt bảo đảm bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành nghiêm chỉnh, bảo đảm tính thống nhất, nghiêm minh của pháp luật. Qua đó, khẳng định vai trò, vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, kiểm sát thi hành án hình sự, trong đó có án treo, góp phần đưa công tác thi hành án treo đi vào nền nếp, thực hiện đúng quy định của Luật thi hành án hình sự. Phương pháp chính là trong việc thụ lý, quản lý người chấp hành án treo thông qua việc lập hồ sơ và các ứng dụng phần mềm tiết kiệm thời gian và chi phí trong công tác.

2.2.2. Những hạn chế gặp phải

Bên cạnh những kết quả đạt được của công tác thi hành án treo trên thực tế vẫn còn những hạn chế trong công tác thi hành án như sau:

Đối với chủ thể ra quyết định

Thứ nhất, về việc ban hành quyết định thi hành án.

Một số trường hợp chậm ra quyết định thi hành án, nhất là đối với các vụ án có kháng cáo, kháng nghị được Tòa phúc thẩm tuyên cho hưởng án treo, các trường hợp ủy thác thi hành án treo, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực và hiệu quả của việc thi hành án treo. Đặc biệt việc chậm ra quyết định thi hành án còn dẫn đến hậu quả có khoảng thời gian người được hưởng án treo không được giám sát, giáo dục. (Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 “trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật…Tòa án phải ra Quyết định thi

hành án”, hoặc khoản 2 Điều 61 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định thời

hạn phải gửi quyết định là trong vòng 03 ngày làm việc.

Điển hình: Hồ sơ Hoàng Văn Khánh, Quyết định thi hành án số 337/2015/QĐ-CA ngày 22/6/2015, thi hành bản án số 54/2015/HSST ngày 03/4/2015 của Tòa án nhân dân quận Bình Tân trễ 1 tháng 12 ngày [40].

Thứ hai, về việc gửi quyết định thi hành án hình sự

Tòa án nhân dân quận Bình Tân chậm gửi quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Thi hành án hình sự có quy định: Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho

cá nhân cơ quan sau đây: Người được hưởng án treo và đại diện trong trường hợp người được hưởng án treo là người dưới 18 tuổi; Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện nơi UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc; UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc; UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; sở tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số trường hợp chậm gửi quyết định thi hành án hình sự.

Một số trường hợp điển hình:

Theo Quyết định thi hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo số 75/2016/QĐ-CA ngày 26/02/2016 đối với Nguyễn Văn Thìn – SN:1964 nhưng đến ngày 17/3/2016 Tòa án nhân dân quận Bình Tân mới giao quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát. Như vậy, Tòa án chậm chuyển giao là 17 ngày [40].

Theo Quyết định thi hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo số 106/2018/QĐ-CA ngày 21/4/2018 đối với Trần Huệ Bình – SN:1979 nhưng đến ngày 21/5/2018 Tòa án nhân dân quận Bình Tân mới giao quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát. Như vậy, Tòa án chậm chuyển giao là 28 ngày [40].

Theo Quyết định thi hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo số 121/2015/QĐ-CA ngày 22/4/2015 đối với Lê Thị Do – SN: 1949 nhưng đến ngày 06/5/2015 Tòa án nhân dân quận Bình Tân mới giao quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát. Như vậy, Tòa án chậm chuyển giao là 11 ngày [40].

Đối với cơ quan thi hành án hình sự, Uỷ ban nhân dân các phường thực hiện giám sát, giáo dục đối với người được hưởng án treo ở Bình Tân.

Thứ nhất, đối với cơ quan thi hành án hình sự Công an quận Bình Tân

- Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận Bình Tân cho người chấp hành án viết bản cam kết và bản tự khai lí lịch trước khi Tòa án nhân dân quận Bình Tân ban hành quyết định thi hành án là chưa phù hợp, điển hình:

+ Hồ sơ người chấp hành án Nguyễn Thị Mỹ Tiên, sinh năm 1977, bị xử phạt 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 năm về tội “Đánh bạc” (phường Bình Hưng Hòa): Ngày 12/3/2015, Tòa án nhân dân quận Bình Tân ban hành Quyết định thi hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo số 109/2015/QĐ-CA nhưng ngày 14/02/2015 Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận Bình Tân đã triệu tập người chấp hành án viết bản cam kết và bản tự khai lí lịch [40].

+ Hồ sơ người chấp hành án Đặng Sơn Long, sinh năm 1976, bị xử phạt 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 năm về tội “Gây rối trật tự công cộng” (phường Bình Trị Đông A): Ngày 22/5/2015, Tòa án nhân dân quận Bình Tân ban hành Quyết định thi hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo số 200/2015/QĐ-CA nhưng ngày 04/5/2015 Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận Bình Tân đã triệu tập người chấp hành án viết bản cam kết và bản tự khai lí lịch [40].

- Vi phạm về việc chậm cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách, theo quy định tại khoản 5 Điều 90 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, điển hình như trường hợp: Hồ sơ Thái Thị Yến, sinh năm 1971, phải chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo 09 tháng, thời gian thử thách là 01 năm 06 tháng, kể từ ngày 31/7/2013. Đến ngày 31/01/2015 hết thời gian thử thách nhưng đến nay Cơ quan thi hành án hình sự quận chưa cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho hưởng án treo cho Yến [40].

- Vi phạm về hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách: có 10 hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo hầu hết biên bản họp đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của cấp phường chỉ có chữ ký và đóng dấu của UBND phường nhưng Cơ quan thi hành án hình sự quận không kiểm tra do đó hồ sơ chưa đảm bảo tính pháp lý, vi phạm khoản 3 điều 90 Luật thi hành án hình sự 2019 [40].

-Vi phạm về việc quản lý hồ sơ án treo: chưa đầy đủ, hồ sơ chỉ lưu biên bản giao hồ sơ giữa Cơ quan thi hành án hình sự với UBND 10 phường về việc quản lý trên sổ thụ lý, vi phạm khoản 3 điều 85 Luật thi hành án hình sự 2019 [40].

- Công an Quận, công an Phường chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra đối với UBND phường trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 40)