Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 77)

3.2.1. Giải pháp về nhận thức đối với án treo

Vừa qua, đã có một số sai lầm cho rằng án treo là một loại hình phạt, cần nhận thức về án treo theo những nội dung:

- Cần chú ý án treo không phải là một hình phạt quy định trong hệ thống hình phạt của BLHS Việt Nam mà là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Đây là một hình thức thi hành hình phạt tù có thời hạn nhưng không buộc người chấp hành án phải cách li khỏi xã hội mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định.

- Về quan niệm "Hạn chế áp dụng án treo" cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với hiện thực khách quan hiện nay bảo đảm tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội.

Hiện nay, do tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm diễn biến phức tạp, không ít nơi có sự lạm dụng việc cho hưởng án treo nên đã gây ra sự nghi ngờ có tiêu cực từ phía thẩm phán.

Tuy nhiên, chế định án treo là một chế định pháp luật tiến bộ biểu hiện cụ thể nguyên tắc trừng trị kết hợp với khoan hồng, tính nhân đạo trong pháp luật hình sự nước ta. Và điều này tiếp tục được minh chứng, khi BLHS năm 2015 tiếp tục duy trì điều luật quy định về án treo.

Do đó, giảm hình phạt tù là một định hướng lớn đã được nêu rõ trong chiến lược cải cách tư pháp, nên cần được quán triệt. Án treo là một trong những chế định quan trọng của BLHS thể hiện rõ nét tính nhân đạo này, là một chế định pháp luật ra đời rất sớm với tính tích cực của mình. Thực tiễn áp dụng qua nhiều thời kỳ đã chứng minh những kết quả tích cực – tạo điều kiện cho những người trót lầm lỡ mà phạm tội, có bản chất tốt, phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt được có cơ hội cải sửa. Quy định này cũng phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay, hạn chế những hình phạt mang tính chất giam giữ.

Vì vậy, khi hạn chế áp dụng chế định án treo, vô hình chung, người phạm tội có đủ điều kiện để hưởng án treo mà không được hưởng án treo sẽ bị thiệt thòi

hơn so với những trường hợp khác, không bảo đảm nguyên tắc cơ bản của pháp luật.

Do đó, yêu cầu thu hẹp đối tượng được hưởng án treo cần được xem xét một cách khách quan. Thực tiễn cho thấy trong nhiều năm qua, TANDTC thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Theo đó, việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo phải bảo đảm các căn cứ quy định tại Điều 65 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

3.2.2. Giải pháp về pháp luật

3.2.2.1. Hoàn thiện quy định về chế độ thi hành án treo

Luật thi hành án hình sự năm 2019 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như: Bổ sung nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ; quy định cụ thể các nghĩa vụ của người chấp hành án, cụ thể: Bổ sung nhiệm vụ của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

Quy định cụ thể các nghĩa vụ của người chấp hành án treo trong thời gian thử thách, theo đó, người chấp hành án treo phải thực hiện các nghĩa vụ được nêu tại Điều 87.

So với Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Luật đã bổ sung một số nội dung liên quan đến giải quyết trường hợp người chấp hành án vắng mặt tại nơi cư trú.

Tại Điều 89 đã quy định chi tiết về việc rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo. Theo đó, tại khoản 3 đã quy định trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Đây là một điểm mới nữa được quy định trong Luật Thi hành án hình sự 2019. Luật Thi hành án hình sự cũ chỉ nêu thủ tục rút ngắn thời gian thử thách của người được

hưởng án treo. Về điều kiện được rút ngắn thời hạn thử thách thì được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT/ BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.

Theo đó, người hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng – 01 năm; Có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần nhưng thời gian thực tế chấp hành thử thách phải đã được 3/4 thời gian. Từ 01/01/2020, theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự đã bổ sung thêm các điều kiện trên cùng với quy định thêm về việc nếu thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách. Như vậy, Luật mới quy định rất rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu tác giả xin kiến nghị những đổi mới cụ thể liên quan đến chế độ thi hành án treo ở những phương diện: nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; Bổ sung thêm các tiêu chuẩn, trách nhiệm, chế độ của người được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; nghĩa vụ của người chấp hành án treo; quy định về chế tài đối với trường hợp người chấp hành án treo vắng mặt tại nơi cư trú và xử lý các trường hợp được hưởng án treo vi phạm các quy định và các nghĩa vụ khác.

3.2.2.2. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục thi hành án treo

Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự hướng dẫn kịp thời đối với

Luật thi hành án hình sự năm 2019, khắc phục những bất cập, thiếu sót trong các văn bản hướng dẫn của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); Luật thi hành án hình sự năm 2019, một số văn bản liên quan đến công tác Thi hành án hình sự. Cần có sự hệ thống các văn bản liên quan đến công tác thi hành án treo để bảo đảm việc áp dụng pháp luật và công tác thi hành án treo trên thực tế.

Thứ hai, cần phải có quy định xử lý đối với những trường hợp chống đối,

bất cần, coi thường pháp luật hoặc chây ỳ, cố tình trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ chấp hành án như sau: khi áp dụng cho bị cáo được hưởng án treo theo Điều 65 BLHS năm 2015, Nghị quyết số 02/2018/NQ–HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cần quy định bổ sung thêm các căn cứ khác được coi là "điều kiện cho hưởng án treo" (không phải là hình phạt bổ sung) như:

Cam kết tự giác chấp hành án; có bảo lãnh của người thân trong gia đình hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc đơn vị, tổ chức nơi làm việc; hoặc phải đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm tương ứng với thời gian thử thách của án treo", hoặc quy định rõ: "Nếu bị cáo không tự giác chấp hành thời gian thử thách của án treo hoặc vi phạm các quy định về thi hành án treo sẽ không được hưởng án treo".

Đề nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi luật hoặc hướng dẫn áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự cho phù hợp theo hướng: Quy định cụ thể về chế tài xử lý như "kéo dài thời gian thử thách" hoặc "chuyển từ án treo thành án tù có thời hạn" buộc người chấp hành án treo vi phạm nghĩa vụ chấp hành án phải vào trại giam để chấp hành án nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Áp dụng quy định về "áp giải thi hành án", "truy nã thi hành án" "đình chỉ thi hành án" đối với người chấp hành án treo khi họ cố tình trốn tránh thi hành án hoặc đã chết trong thời gian thi hành án treo để bảo đảm sự chặt chẽ trong công tác này.

Trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu quy định cụ thể về quyền xử phạt hành chính của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát đối với những người chấp hành án treo khi họ đã nhận được giấy triệu tập nhưng không đến làm việc. Việc quy định biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc sẽ khắc phục những lỗ hổng trong công tác thi hành án treo.

Thứ ba, cần có chế tài xử lý cụ thể đối với việc các đoàn thể làm công tác

quản lí người được hưởng án treo nhưng qua loa, sơ sài, mang tính hình thức để các cơ quan này làm hết trách nhiệm của mình trong công tác thi hành án treo.

Thứ tư, nghiên cứu xây dựng chế độ kinh phí bồi dưỡng cán bộ làm công

tác thi hành án treo, nhất là những cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người thi hành án treo để họ yên tâm hơn trong công tác.

3.2.3. Các giải pháp khác

3.2.3.1. Tăng cường năng lực của các chủ thể thi hành án treo

Tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ thi hành án treo phải thường xuyên được củng cố, hoàn thiện hơn. Tòa án cần bố trí một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác thi hành án hình sự, đặc biệt là công tác thi hành án treo. Đối với một khối lượng công việc lớn như hiện nay cần phải bố trí cán bộ làm công tác chuyên trách, đào đạo chuyên sâu về công tác thi hành án treo; tổ chức những lớp học bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ.

Mỗi Tòa án cần tăng cường biên chế thẩm tra viên và thẩm phán chuyên trách trong công tác thi hành hình sự, đặc biệt là công tác thi hành án treo.

Chỉ đạo Tòa án nhân dân quận thực hiện nghiêm túc việc chuyển giao bản án, quyết định thi hành án cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận để tổ chức thi hành; khắc phục tình trạng sau khi chuyển giao bản án, quyết định thi hành án thì xem như đã hết nhiệm vụ, không theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thi hành án của cơ quan được chỉ định thi hành.

Phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an quận Bình Tân đôn đốc, giám sát việc tổ chức thi hành án hình sự, việc thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự.

Đối với chủ thể thực hiện kiểm sát việc thi hành án treo

Cần tích cực, chủ động và tăng cường hơn nữa công tác phối với các cơ quan như Hội đồng nhân dân , Uỷ ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận trong việc kiểm tra, giám sát công tác thi hành án treo tại UBND phường nhằm nâng cao chất lượng thi hành án hình sự, bảo đảm phòng ngừa, xử lý vi phạm đạt hiệu quả cao.

Viện kiểm sát cần chủ động tham mưu cho các cơ quan liên quan để xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng ngành để có biện pháp phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành án ở địa phương.

Nâng cao năng lực đối với cơ quan thi hành án hình sự, UBND các phường

Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, để mọi người cùng hiểu chấp hành và tham gia giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, người có liên quan. Kịp thời đề xuất Bộ Công an hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thi hành án hình sự.

- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án hình sự ở Công an các đơn vị và địa phương cho phù hợp với năng lực và sở trường công tác nhất là lãnh đạo, chỉ huy; bổ sung biên chế cho các đơn vị, địa phương còn thiếu, quan tâm bồi dưỡng, huy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, kế thừa; chấn chỉnh việc bố trí cán bộ sắp mãn nhiệm, cán bộ kém năng lực thực hiện công tác thi hành án hình sự.

- Thực hiện tốt hoạt động tập huấn nghiệp vụ, pháp luật về thi hành án hình sự tại phường cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ trực tiếp làm công tác này trong lực lượng Công an các cấp và UBND phường.

Cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an quận tổ chức hướng dẫn Công an phường tham mưu cho Chủ tịch UBND phường thực hiện việc tiếp nhận, theo dõi, quản lý và phân công người trực tiếp giám sát người chấp hành án hình sự, người có án phạt tù còn ngoài xã hội đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án phải được thi hành nghiêm minh.

- Định kỳ có kế hoạch phối hợp Viện kiểm sát cùng cấp kiểm tra, hướng dẫn Công an phường khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thi hành án treo; thực hiện và đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án hình sự; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận phải thường xuyên chỉ đạo và tăng cường kiểm tra Công an phường trong việc tổ chức, triển khai thực hiện công tác thi hành án treo và người được phân công theo dõi, giám sát, giáo dục

người chấp hành án nhằm đưa công tác này đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật.

- Định kỳ 1 năm 1 lần tổ chức tập huấn việc thực hiện Luật thi hành án hình sự và các văn bản liên quan theo thẩm quyền đối với UBND 10 phường; Chỉ đạo, kiểm tra Công an các phường trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND phường thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật thi hành án hình sự 2019.

- Tiến hành cập nhật, ghi chép đầy đủ thông tin trong sổ sách, biểu mẫu theo quy định tại Thông tư số 63/2011/TT-BCA ngày 07/9/2011 của Bộ Công an. Việc lập biên bản, chuyển giao hồ sơ thi hành án treo cho UBND các phường đúng thời hạn quy định. Kịp thời cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho hưởng án treo theo đúng quy định.

- Đối với Công an phường cần thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Luật thi hành án hình sự năm 2019. Tích cực và chủ động tham mưu, báo cáo kịp thời cho Chủ tịch UBND phường về tình trạng di biến động, tình hình chấp hành pháp luật của người chấp hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo trên địa bàn, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn thường xuyên nhắc nhở người được hưởng án treo thực hiện các nghĩa vụ theo quy định, phấn đấu cải tạo trở thành công dân tốt, không tái vi phạm pháp luật.

Đối với UBND phường

Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thi hành án treo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm của công tác thi hành án treo và đưa công tác này vào nề nếp theo đúng quy định của pháp luật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án treo từ thực tiễn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 77)