Nội dung trưng bày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hợp tác quốc tế nhằm nâng cao vai trò của bảo tàng khoa học (nghiên cứu trường hợp của bảo tàng thiên nhiên việt nam) (Trang 32 - 37)

Tháng 5/2014, phòng “Trưng bày Tiến hóa sinh giới” của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã khai trương và đi vào hoạt động, hàng năm, phòng đón tiếp hơn 60.000 lượt khách thăm quan.

Chỉ với diện tích 300m2 nhưng nơi đây lưu giữ gần 40.000 mẫu vật khác nhau. Bảo tàng là nơi lưu trữ những giá trị thiên nhiên quý giá của Việt Nam trong 3,6 tỷ năm qua.

Trước khi bước vào bên trong bảo tàng, khách thăm quan sẽ bị ấn tượng bởi tạo hình khủng long to lớn giống hệt như thật ở ngay trước bảo tàng. Bên cạnh đó, những tấm áp phích giới thiệu những mẫu vật được trưng bày cũng rất kích thích sự tò mò của khách tham quan.

Hình 1.3. Khách thăm quan tại Bảo tàng TNVN

Nguồn: Tác giả sưu tầm

Phòng Trưng bày tiến hoá sinh giới được thiết kế bởi chuyên gia nổi tiếng ông Takeuchi Ken, thuộc Công ty tư vấn thiết kế Bảo tàng Takeuchi, Nhật Bản. Dựa trên thuyết tiến hoá của Dawin, lịch sử tiến hóa, kiến thức nhân loại, kết hợp với các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã trao đổi, nghiên cứu rất chi tiết, cụ thể, khoa học và thận trọng về thiên nhiên, con người Việt Nam, ông đã thiết kế các nội dung của phòng trưng bày đầy sức thuyết phục, hấp dẫn theo 03 nội dung chính gồm:

1. Nguồn gốc sự sống trên trái đất 2. Sự tiến hoá của sự sống trên trái đất 3. Sự sống hiện tại trên trái đất

Hình 1.4. Góc trưng bày mẫu cổ sinh

Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, cùng với các chuyên gia quốc tế đã nghiên cứu, thu thập, lựa chọn các mẫu vật trưng bày rất khoa học, logic về lịch sử phát triển của sinh giới, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung khoa học, hình thức và thẩm mỹ của phòng “Phòng trưng bày tiến hoá sinh giới”, có nhiều mẫu vật có giá trị cả về mặt lịch sử, khoa học và chất liệu đã tồn tại cách chúng ta đến hàng triệu năm, hàng ngàn năm tuổi. Ngoài các nội dung trưng bày mẫu vật, hình ảnh, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã xây dựng, tổ chức được các chương trình tuyên truyền, giáo dục, phổ biến một cách thường xuyên, liên tục; đã tạo điều kiện thuận lợi để các trường tiểu học, THCS, THPT, các trường đại học, các tổ chức và cá nhân có thể đến tham quan học tập, tìm hiểu và nghiên cứu mẫu vật.

Đặc biệt cho các em học sinh thuộc các trường tiểu học, trung học và đại học rất hứng thú thăm quan tìm hiểu tại Phòng Trưng bày Tiến hóa sinh

giới như cùng tham gia các hoạt động làm các mẫu tiêu bản, các hoạt động tương tác, trao đổi thông tin, qua đó, đã nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị thiên nhiên. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thiên nhiên, gìn giữ giá trị văn hoá. Ngoài ra, Bảo tàng Thiên nhiên Việt nam đã và sẽ tổ chức những buổi triển lãm lưu động tại các địa điểm Trung tâm các thành phố, các điểm công cộng, du lịch, nhằm tuyên truyền, quảng bá, về giá trị của các mẫu vật khảo cổ từ thiên nhiên, đa dạng sinh vật tồn tại trong tự nhiên, các địa vật chất trong thiên nhiên tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Hình 1.5. Góc trưng bày đa dạng sinh học

Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Đặc biệt, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế để thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp của bảo tàng thiên nhiên trong nước, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã hợp tác cùng với các Bảo tàng trên thế giới tổ chức các cuộc triển lãm ảnh về da dạng sinh học của Việt Nam, triển lãm ảnh về rừng Việt Nam, triển lãm ảnh về thiên nhiên Việt Nam và nước bạn. Các cuộc triển lãm đã thu hút được đông đảo khách thăm quan trong và ngoài nước.

Phòng “trưng bày tiến hoá sinh giới” đã thu hút được lượng khách thăm quan rất đông, đặc biệt là các học sinh, sinh viên, qua đó thể hiện sự thành công về nội dung trưng bày, sự thành công về công tác truyền thông và giáo

dục cộng đồng, công tác quảng bá hình ảnh của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam trong nước và quốc tế trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, phòng trưng bày tiến hóa sinh giới còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động tương tác, tổ chức các lớp làm tiêu bản côn trùng như: bướm, chuồn chuồn, … cho các em học sinh. Các em được các chuyên gia về côn trùng và chuyên gia về bướm hướng dẫn cách làm tranh bướm, sau mỗi buổi thăm quan, học tập các em được trải nghiệm về hoạt động nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, trên các mẫu vật thực. Từ những hoạt động vừa nêu, đã khơi dậy cho các em học sinh tình yêu thiên nhiên, đam mê nghiên cứu khoa học, tìm hiểu các mẫu vật thiên nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên và môi trường tự nhiên xung quanh ta.

Tiểu kết chương

Xây dựng và phát triển Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam theo những chuẩn mực quốc tế là chủ trương và chiến lược đã được Lãnh đạo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hướng tới. Hợp tác quốc tế đóng góp một vai trò trọng yếu trong tiến trình này. Kinh nghiệm các nước cho thấy việc xây dựng năng lực nội tại thông qua hợp tác quốc tế là một hướng đi rất đúng. Trao đổi thông tin về chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác với các đối tác nước ngoài là không thể thiếu để nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý bảo tàng theo chuẩn mực quốc tế. Những nỗ lực này không phải chỉ giới hạn trong vấn đề nguồn lực tài chính, mà quan trọng hơn và cốt yếu hơn, là trong quyết tâm đổi mới cơ chế và chính sách.

Chương 2

THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hợp tác quốc tế nhằm nâng cao vai trò của bảo tàng khoa học (nghiên cứu trường hợp của bảo tàng thiên nhiên việt nam) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)