3.1.1 Định hướng
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam với sứ mệnh là bảo tàng quốc gia, đứng đầu trong Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam, là nơi lưu giữ, bảo tồn các mẫu vật về thiên nhiên Việt Nam, trưng bày, giới thiệu các mẫu vật về thiên nhiên góp phần phổ biến kiến thức, giáo dục và nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đất nước Việt Nam. Để hoàn thành được sứ mệnh đó, hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển bảo tàng. Hợp tác với các bảo tàng và các viện nghiên cứu trên thế giới để học hỏi, chia sẻ, sáng tạo và phát triển trong nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, chế tác vật mẫu và thiết kế trưng bày, truyền thông và giáo dục cộng đồng. Mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị góp phần phát triển bền vững cho xã hội nói chung và lĩnh vực bảo tàng nói riêng.
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đặt nhiệm vụ trọng tâm đối với hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển bao gồm:
Nâng cao mức độ quốc tế hóa các hoạt động đặc thù hiện có của bảo tàng, áp dụng các quy chuẩn quốc tế để xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo các cán bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực chế tác vật mẫu và thiết kế trưng bày, các hướng dẫn viên, tuyên truyền viên thuộc lĩnh vực truyền thông và giáo dục cộng đồng. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn các giá trị thiên nhiên.
Củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược, truyền thống; mở rộng quan hệ hợp tác với các bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế.
Phát triển hoạt động nghiên cứu phối hợp với nước ngoài; tiếp nhận và chuyển giao công nghệ chế tác vật mẫu với các Bảo tàng nước ngoài có chất lượng và uy tín cao.
Tăng cường quảng bá hình ảnh của Bảo tàng trước bạn bè quốc tế nhằm thu hút khách thăm quan, các nhà khoa học đến học tập, nghiên cứu, trao đổi và hỗ trợ chuyên môn, tạo môi trường làm việc mang tính quốc tế cao.
Tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong thời gian qua, không ngừng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, trao đổi chuyên gia, hợp tác xây dựng các đề tài, dự án với các đối tác nước ngoài, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ theo các nội dung sau:
-Cùng phối hợp thu thập mẫu vật.
-Cùng phối hợp nghiên cứu về lĩnh vực sinh học và địa chất. -Trao đổi mẫu vật phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày.
-Tổ chức hội thảo và hội nghị chuyên đề chung, các lớp học ngắn hạn. - Tổ chức các đợt nghiên cứu, thực địa; phân tích mẫu, cùng xuất bản các kết quả đã đạt được.
Tăng cường trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các Bảo tàng trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong hội đồng Bảo tàng quốc tế cụ thể là:
Xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế tại đơn vị.
Tổ chức các đoàn công tác tại các Bảo tàng lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực Bảo tàng: công tác trưng bày, chế tác mẫu, công tác truyền thông và giáo dục cộng đồng, bảo quản mẫu vật, quản lý các bộ sưu tập mẫu vật quốc gia...
Tăng cường mời gọi các nhà tổ chức, cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước đến với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Mở các lớp học quốc tế về chế tác vật mẫu và thiết kế trưng bày, các lớp đào tạo về công tác truyền thông và giáo dục cộng đồng.
Tăng cường đầu tư tài lực nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là bố tris kinh phí để cử các cán bộ ra nước ngoài học tập, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Xây dựng cơ chế, chính sách nội bộ nhằm khuyến khích, ưu đãi các nhà khoa học có trình độ thực hiện các Nhiệm vụ, đề tài cơ sở hàng năm nhằm vừa phục vụ nhu cầu thiết thực của Bảo tàng và tăng thêm thu nhập cho cán bộ.
Lãnh đạo Bảo tàng cần nắm bắt được xu hướng phát triển chung của xã hội nhằm xây dựng chiến lược phát triển cho Bảo tàng, trong đó có chiến lược phát triển hợp tác quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu
Hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ cộng đồng tốt hơn, xứng tầm là bảo tàng quốc gia, đứng đầu trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam.
Lãnh đạo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã nhận xét: “Nhờ có các hoạt động hợp tác quốc tế mà bảo tàng đã tạo đột phá mạnh ở một số lĩnh v đặc biệt là nghiên cứu khoa học và công nghệ chế tác, Từ đó, các cán bộ của bảo tàng đạt được một số kết quả đáng khích lệ, hiện tại Bảo tàng Thiên nhiên
Việt Nam đã được các bảo tàng tin tưởng và ký kết các hợp đồng tư vấn về khoa học, kỹ thuật.
Thông qua việc thực hiện các đề tài, dự án hợp tác quốc tế, các kết quả nghiên cứu chung được công bố trong nước và quốc tế, điều này có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với cộng đồng, tạo hiệu ứng trong nước và quốc tế. Các hoạt động hợp tác quốc tế cụ thể gồm:
- Sưu tầm, nghiên cứu, khai thác bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên phục vụ nghiên cứu và giáo dục.
- Trưng bày, triển lãm và các hoạt động phù hợp nhằm giới thiệu một cách đầy đủ và toàn diện các giá trị thiên nhiên của Việt Nam và thế giới.
- Phối hợp với các đối tác nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, đề án nghiên cứu khoa học về thiên nhiên, phương án bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, cứu hộ các loài thực vật, động vật.
- Tăng cường nghiên cứu thiết kế xây dựng kịch bản và các phương án trưng bày theo chủ đề, phân loại, định loại, giám định các mẫu sinh vật, địa chất (đá, khoáng sản, khoáng vật, cổ sinh vật), nhân chủng, các mẫu vật có nguồn gốc thiên nhiên bằng các phương pháp khoa học và công nghệ hiện đại. - Hợp tác nghiên cứu, xây dựng, duy trì, phát triển, bảo quản thông tin di truyền của mọi sinh vật đang sống và đã tuyệt chủng của mọi sinh vật; xây dựng, duy trì và phát triển ngân hàng dữ liệu DNA của mọi sinh vật.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ, sản xuất thử nghiệm và dịch vụ khoa học kỹ thuật cho các bảo tàng trong Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam và các cơ quan khác khi có yêu cầu trong các lĩnh vực kỹ thuật bảo tàng (chế tác mẫu vật, thiết kế xây dựng kịch bản và các phương án trưng bày theo chủ đề, xây dựng phòng trưng bày và các bộ sưu tập mẫu vật, cứu hộ các loài thực vậy, động vật).
- Phối hợp công tác đào tạo trong lĩnh vực nghiên cứu thiên nhiên, xây dựng khoa học và nghiệp vụ bảo tàng theo quy định hiện hành; hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các bảo tàng trong Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
- Nghiên cứu thiên nhiên, xây dựng bộ sưu tập mẫu quốc gia, chế tác, bảo quản, giám định mẫu vật và cứu hộ các loài thực vật, động vật theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường cộng đồng.