Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Sốt rét Ký sinh trùn g-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 47 - 62)

trùng Trung ương

2.2.1. Tình hình thực hiện cơ chế quản lý nguồn thu

Nguồn thu NSNN cấp cho đơn vị chủ yếu là chi lương cho cán bộ công nhân viên chức. Kinh phí hoạt động thường xuyên của viện có khả năng tự chủ tài chính cao chủ yếu lấy từ nguồn ngoài NSNN cấp (thu phí, lệ phí, BHYT).

Đối với nguồn NSNN cấp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu chi tài chính năm trước để viện lập dự toán. Trong quá trình thực hiện, đơn vị điều chỉnh dự toán thu chi hoạt dộng sự nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế tại viện. Căn cứ dự toán NSNN hàng năm được Bộ Tài chính phân bổ, dự toán ban đầu của viện và các bản đề nghị điều chỉnh dự toán của viện để trình Bộ Y tế xem xét và phê duyệt.

Bảng 2.3. Tổng hợp kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Hoạt Tỷ lệ % năm Hoạt Tỷ lệ % năm Tổng Tỷ lệ % năm Năm động sự sau so với động đầu sau so với sau so với

cộng

nghiệp năm trước tư XDCB năm trước năm trước

2018 17.103 21.040 38.143

Nguồn: Báo cáo tài chính - Viện sốt rét - KST - CTTƯ

Hình 2.1. Tổng hợp nguồn NSNN cấp cho Viện từ 2016-2018

30000.0 25000.0

20000.0 Hoạt động sự nghiệp

15000.0

10000.0 Hoạt động đầu tư XDCB

5000.0 -

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Viện sốt rét - KST - CTTƯ

Qua Bảng 2.3 và Hình 2.1 cho thấy: Nguồn NSNN cấp cho Viện giảm dần qua các năm, kinh phí hoạt động thường xuyên không cấp. Điều này chứng tỏ dần dần Viện đã chủ động tăng được nguồn thu tự chủ, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp.

Nguồn thu sự nghiệp tự chủ của Viện gồm có:

- Thu từ dịch vụ khám chữa bệnh: khám chữa bệnh tự nguyện (gồm các dịch vụ khám theo yêu cầu, điều trị tự nguyện), khám chữa bệnh BHYT (hàng quý được thẩm tra và quyết toán với Phòng giám định 2 - Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, thực hiện theo Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 ) và khám chữa bệnh không có thẻ BHYT (gồm các dịch vụ khám chữa bệnh theo giá quy định của Bộ Y tế, thực hiện theo Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018)

- Thu học phí (học phí cao đẳng, học phí sau đại học, thu kí túc xá) thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định mức trần học phí áp dụng cho các năm học từ 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021

nghiệm hóa chất diệt côn trùng, hóa chất dùng trong gia dụng và y tế; phân tích mẫu, vi sinh, kiểm nghiệm)

- Thu khác (thu nhà thuốc, các dịch vụ liên doanh liên kết, cho thuê mặt bằng, trông giữ xe…)

Bảng 2.4. Tổng hợp tất cả các nguồn thu của Viện từ 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Thu sự Tỷ lệ % năm Tổng số chi Mức độ tự đảm

TT Diễn giải sau so với năm thường bảo chi thường

nghiệp

trước xuyên xuyên

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(3)/(5)*100%

1 Năm 2016 54.151 115% 38.491 141%

2 Năm 2017 70.115 129% 47.293 148%

3 Năm 2018 81.207 116% 51.274 158%

Nguồn: Báo cáo tài chính - Viện sốt rét - KST - CTTƯ

Hình 2.2. Tổng số thu sự nghiệp và chi hoạt động giai đoạn 2016-2018

90000.0 80000.0 70000.0

60000.0 Thu sự nghiệp

50000.0

40000.0 Chi hoạt động thường

30000.0 xuyên

20000.0 10000.0

-

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Viện sốt rét - KST - CTTƯ

Bảng 2.4 Hình 2.2 cho thấy sốthu sựnghiệp tăng hàng năm, năm sau tăng so với năm trước bình quân từ 15% - 30%. Tăng thu chủ yếu dựa vào hoạt động khám chữa

bệnh. Kể từ năm 2016, khi khu điều trị mới (nhà B) đưa vào sử dụng, Viện đã tập trung tuyên truyền, quảng cáo về Khoa Khám bệnh chuyên ngành nhằm thu hút bệnh nhân. Ngoài ra, Viện cũng tập trung đào tạo về chuyên môn nâng cao trình độ đội ngũ Y bác sĩ, điều dưỡng, mua mới thêm TTBYT mở rộng dịch vụ chất lượng chuyên môn phục vụ tốt nhất cho người bệnh.

Bảng 2.5. Tổng hợp chi tiết các nguồn thu từ năm 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn thu

Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ

trọng trọng trọng

NSNN cấp 18.420 25,4% 17.610 20,1% 17.103 17,4%

Thu học phí 11.088 15,3% 11.088 12,6% 12.880 13,1%

Thu BHYT 7.274 10% 10.786 12,3% 11.238 11,4%

Thu Viện phí 8.290 11,4% 13.476 15,4% 17.390 17,7%

Thu KCB theo yêu cầu 17.840 24,6% 22.854 26,1% 25.786 26,2%

Thu hoạt động chuyên môn 3.520 4,9% 4.642 5,3% 5.738 5,8%

Thu khác 6.139 8,5% 7.269 8,3% 8.175 8,3%

Cộng 72.571 100% 87.725 100% 98.310 100%

Nguồn: Báo cáo quyết toán – Viện sốt rét - KST - CTTƯ

30000.0

25000.0 NSNN cấp

20000.0 Thu học phí

15000.0 Thu BHYT

Thu viện phí

10000.0 Thu KCB theo yêu cầu

Thu hoạt động chuyên môn 5000.0

Thu khác -

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – Viện sốt rét - KST - CTTƯ

Bảng 2.5 và Hình 2.3 cho thấy Nguồn NSNN cấp giảm dần qua các năm,

Nguồn thu khám chữa bệnh tăng trung bình 5%/năm trong đó thu KCB theo yêu cầu chiếm tỷ trọng trung bình 25% so với tổng nguồn thu và 50% so với thu hoạt động KCB. Điều này chứng tỏ càng ngày, người dân có nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện càng cao. Công tác KCB tự nguyện của Viện đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của người bệnh cả về chất lượng chuyên môn và dịch vụ.

Nguồn thu từ đào tạo ổn định qua các năm và không tăng nhiều do trường Cao Đẳng y tế Đặng Văn Ngữ còn non trẻ (thành lập tháng 6/2018, trước đây là Trung cấp y tế Đặng Văn Ngữ), công tác tuyển sinh chưa thu hút được nhiều học viên mới do chưa có nhiều ngành học.

2.2.2. Tình hình thực hiện cơ chế quản lý chi

2.2.2.1. Tổ chức lập dự toán và quyết toán các nguồn chi

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, được Bộ Y tế phê duyệt hàng năm về dự toán và quyết toán tài chính của Viện. Viện lập dự toán chi gồm:

- Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định hiện hành.

Viện chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn

vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị.

- Chi tiền công, thù lao, chi thu nhập tăng thêm và các loại phụ cấp khác theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện.

- Chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ: tiền thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, máy móc, vật tư, dụng cụ y tế tiêu hao trực tiếp sử dụng cho công tác Khám, chữa bệnh.

- Chi phí hậu cần phục vụ cho hoạt động Viện, bao gồm: tiền điện, nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, vật tư văn phòng, thiết bị vi tính, phần mềm vi tính, thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội nghị phí và các chi phí khác.

- Chi cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng.

- Chi mua sắm từ quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

- Trích khấu hao tài sản cố định. - Chi các khoản thuế phải nộp. - Các chi phí hợp pháp khác.

Việc lập dự toán tại Viện sát với thực tế thực hiện do Viện chủ động được các hoạt động chuyên môn về khám chữa bệnh, đẩy mạnh những lĩnh vực mà Viện có thế mạnh để tăng nguồn thu.

2.2.2.2. Thực trạng tự chủ các khoản chi

(1) Những quy định chung của Viện về quản lý chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ.

 Chi thanh toán cho con người - Tiền lương, tiền công

Chế độ lương tối thiểu, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn, chế độ phục cấp khác... sẽ được thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Các chế độ của nhà nước hiện hành:

 Tiền lương theo ngạch, bậc; tiền công;

phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung...; Chế độ ưu đãi nghề và chế độ độc hại thực hiện theo các quy định hiện hành.

 Chế độ phụ cấp không theo bậc lương bao gồm: Phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp công tác phí, phụ cấp lưu động...;

 Chế độ bồi dưỡng khác bao gồm bồi dưỡng độc hại chống độc, chế độ bồi dưỡng dưỡng sức; chế độ làm ngoài giờ, chế độ thôi việc...

- Chi các khoản đóng góp

Các khoản đóng góp theo chế độ như: thanh toánbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ hiện hành.

 Chi nghiệp vụ chuyên môn

- Chi tiền điện, nước: Thực chi theo hóa đơn sử dụng hàng tháng. - Tiền nhiên liệu:

Định mức tiêu hao nhiên liệu của xe ô tô được quy định như sau:

Xe Landcruiser cũ: 23 lít xăng/100km

Xe Misubishi: 22 lít xăng/100km

Xe Ford Everest: 21 lít xăng/100 km

Xe Toyota Prado: 21 lít xăng/100km

Định mức nhiên liệu tiêu hao cho máy phát điện và động cơ nổ máy khi ô tô dừng đỗ tại điểm hiến máu được quy định như sau:

Cơ sở thanh toán: Căn cứ vào lịch công tác tuần, lệnh điều xe, số km đường đi được chốt hàng tháng, định mức tiêu hao nhiên liệu của từng xe, phòng Tài chính – Kế toán làm thủ tục thanh toán sau khi kiểm tra chứng từ kế toán xác nhận đảm bảo theo yêu cầu.

- Chi vệ sinh môi trường

 Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ vệ sinh và biên bản nghiệm thu hàng tháng để làm cơ sở thanh toán cho đơn vị cung ứng dịch vụ.

Khoán cho Khoa KBCN là 15 triệu đồng/tháng; - Chi vật tư văn phòng

+Văn phòng phẩm: Định mức khoán văn phòng phẩm, giấy in cho các đơn vị . + Vật tư văn phòng khác: Công cụ, dụng cụ văn phòng phẩm khác được trang bị theo nhu cầu công việc của từng đơn vị.

- Chi về thông tin, tuyên truyền, liên lạc

+Chế độ sử dụng điện thoại: Thực hiện khoán điện thoại di động đối với Ban lãnh đạo Viện và Cán bộ chủ chốt như sau:

Bảng 2.6: Mức khoán cước phí điện thoại di động hàng tháng

TT Đối tượng được hưởng Mức khoán/tháng

1 Viện trưởng 300.000 đồng

2 Phó Viện trưởng 250.000 đồng

3 Trưởng khoa, phòng và tương đương 200.000 đồng 4 Phó trưởng khoa, phòng và tương đương 150.000 đồng

Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ Viện Sốt rét - KST – CTTƯ

+ Các khoản chi khác như tuyên truyền, quảng cáo, phim ảnh, ấn phẩm truyền thông do Viện trưởng quyết định.

- Chi công tác phí

+Đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ công tác phí được quy định tại Thông tư

số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Cán bộ đi công tác được các hãng hoặc tổ chức khác tài trợ thì viện sẽ không thanh toán tiền công tác phí.

+Các trường hợp đặc biệt khác do Viện trưởng quyết định.

- Chi tiêu hội nghị: Căn cứ vào chế độ hiện hành của Nhà nước, các hội nghị do Viện tổ chức tùy theo quy mô mức độ tính chất của hội nghị Viện trưởng quyết định mức chi cho phù hợp dựa trên nguyên tắc tiết kiệm, chống lãng phí.

- Chi phí thuê mướn: Thực hiện theo chế độ hiện hành; - Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành

+ Thuốc, hóa chất, sinh phẩm phục vụ chẩn đoán và điều trị : Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Viện.

+ Chi sử dụng đồ vải cho nhân viên và bệnh nhân: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Viện.

cứu khoa học cấp cơ sở.

 Cán bộ nhân viên được cử đi học ngắn hạn viện sẽ hỗ trợ tiền học phí theo

quy định.

 Tất cả cán bộ nhân viên được cử đi học theo nhu cầu đào tạo của Viện và được

Đảng ủy và Ban lãnh đạo Viện đồng ý phê duyệt thì sẽ được hưởng kinh phí hỗ trợ của Viện là 50% học phí theo quy định (Điều 35 Nghị định số 29/NĐ-CP, ngày 14/4/2012 quy định và khoản 3 Điều 34 Luật viên chức).

 Công tác đào tạo áp dụng quy chế đào tạo của Viện.

 Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Viện.

- Chi nâng cấp và sửa chữa tài sản cố định: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Viện.

- Chi khác

+ Tiếp khách trong nước: Chi tiếp khách là những người đến làm việc với Viện theo quy định hiện hành của Nhà nước, mức chi không quá 200.000đồng/người/ngày và phải được Viện trưởng đồng ý. Trường hợp đặc biệt khác do Viện trưởng quyết định.

+ Tiếp khách nước ngoài: Áp dụng Thông tư 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiếp khách nước ngoài

(2) Quản lý chi thường xuyên

Viện là đơn vị tự chủ tài chính toàn bộ hoạt động chi thường xuyên nên nguồn thu của Viện được để lại toàn bộ theo quy định, không phải nộp cho ngân sách nhà nước. Cơ cấu của tổng chi tương ứng với tổng các nguồn thu, chủ yếu là các khoản

chi lương và chi nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công tác KCB, đào tạo. Tất cả các chứng từ chi phí thực hiện đầy đủ theo quy định của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của Viện. Số liệu chi tiết qua bảng sau:

Bảng 2.7. Tổng hợp chi của Viện giai đoạn từ năm 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

2016 2017 2018

I Thanh toán cho cá nhân 23.932 27.402 28.524

6000 Tiền lương 11.081 12.219 12.649

6100 Phụ cấp lương 4.772 5.615 5.988

6300 Các khoản đóng góp 2.690 2.948 3.147

6400 Các khoản thanh toán khác cho cá nhân 5.389 6.620 6.740

II Chi thường xuyên 13.551 18.844 21.514

6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 1.595 1.657 1.766

6600 Thông tin, tuyên truyền, liên kết 296 360 366

6750 Chi phí thuê mướn 426 412 547

6900 Sửa chữa thường xuyên TSCĐ, cơ sở hạ 646 875 1.122 tầng

7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 10.588 15.540 17.713

III Nhóm mục chi mua sắm tài sản 653 562 657

9050 Mua sắm tài sản 653 562 657

IV Nhóm mục chi thường xuyên khác 355 485 579

7750 Chi khác 355 485 579

Cộng 38.491 47.293 51.274

Nguồn: Báo cáo quyết toán Viện sốt rét - KST - CTTƯ

Phân tích số liệu của Viện cho thấy: số thu từ nguồn khám chữa bệnh và nguồn học phí chủ yếu để chi cho các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn như mua vật tư hóa chất xét nghiệm dùng cho hoạt động khám chữa bệnh hoặc hoạt động đào tạo thực hành của Trường. Chi cho hoạt động chuyên môn chiếm khoảng 80% tổng số chi thường xuyên và chiếm khoảng 30% tổng số thu từ hoạt động khám chữa bệnh và đào tạo. Các mục chi khác có tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng chi chung. Điều này cho thấy Viện đã kiểm soát chi tốt, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 47 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)