2.3.1. Kết quả đạt được
Kể từ khi thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, công tác tự chủ tài chính tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã đạt được những kết quả sau:
- Về tổ chức bộ máy biên chế: Viện đã được chủ động sử dụng số biên chế do cơ quan Bộ Y tế giao và được tuyển dụng, thuê mướn lao động hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động phù hợp với khả năng tài chính của Viện. Chủ động xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức, nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ công chức của Viện. Chủ động kiện toàn lại bộ máy tổ chức nhân sự của Viện phù hợp với năng lực, trình độ của từng cán bộ viên chức.
- Về việc lập dự toán ngân sách: Công tác lập dự toán đã lập tương đối sát với thực tế và phản ánh đầy đủ nguồn tài chính do Viện đã thực hiện đúng quy trình, căn cứ để tính toán phù hợp với tình hình thực tế. Trong năm ngân sách,
nguồn kinh phí do NSNN cấp được sử dụng hết và có hiệu quả.
- Về nguồn thu: Nguồn thu của Viện được tăng lên nhất là viện phí BHYT, nguồn thu hoạt động KCB theo yêu cầu, .. Năm 2016 số thu là 54 tỷ đồng, năm 2017 là 70 tỷ đồng, đến năm 2018 số thu đã tăng lên 81 tỷ đồng.
Việc tăng nguồn thu ngoài NSNN đã giúp cho viện chủ động hơn trong chi tiêu, góp phần tăng thu nhập, cải thiện thu nhập cho cán bộ viên chức.
- Về các khoản chi: Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thống nhất trong toàn Viện, được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù hoạt động và nguồn tài chính của Viện. Một số nội dung được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ đã góp phần tiết kiệm chi phí như: Tiền văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, công tác phí, chế độ bồi dưỡng cán bộ viên chức...
- Về trích lập các Quỹ: Viện thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Nghị định 85/2012/NĐ-CP của chính phủ và Thông tư 71/2006/TT-BTC tạo điều kiện thuận lợi cho Viện thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ viên chức cũng như tăng cường đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Về hoạt động chuyên môn: chất lượng hoạt chuyên môn của Viện được cải thiện và nâng cao trên tất cả các mặt
Đối với công tác khám, chữa bệnh:
+ Qua Bảng 2.10 có thể thấy chỉ tiêu chuyên môn năm 2018 tăng đáng kể so với 2016, nhất là các nhóm chỉ tiêu chuyên môn là thế mạnh của Viện.
Nâng cao chất lượng dịch vụ thể hiện rõ nhất ở số lượt bệnh nhân tăng cao đến ~200% qua các năm từ 23.006 lượt (2016) lên 49.107 (2018), nhóm các chỉ tiêu
chuyên môn tăng vọt như các xét nghiệm về ký sinh trùng đường ruột (tăng 300%), nhóm xét nghiệm Eliza (tăng ~350%)…
+Cơ sở vật chất đã được đầu tư nhằm phục vụ bệnh nhân tốt hơn: Phòng bệnh trang bị điều hòa, tivi, tủ lạnh. Khu khám bệnh được đầu tư mở rộng, kết quả chăm sóc và điều trị của người bệnh tốt hơn.
Bảng 2.10. Đánh giá thống kê các chỉ tiêu trong công tác Khám, chữa bệnh
TT Chỉ số Đơn vị Năm Năm Năm
tính 2016 2017 2018
1 Số giường bệnh kế hoạch Giường 100 200 200
2 Tổng số lượt khám bệnh Lượt 23.006 37.116 49.107
3 Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú BN 2.416 2.982 3.242 4 Tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú BN 4.440 17.266 19.328
5 Công suất sử dụng giường bệnh % 96,8 126 72,6
6 Xét nghiệm huyết học Mẫu 22.056 32.846 29.298
7 Xét nghiệm sinh hóa Chỉ số 236.636 330.988 285.376
8 Xét nghiệm ký sinh trùng đường Mẫu 15.694 40.500 50.364 ruột
9 Xét nghiệm nước tiểu Mẫu 15.410 22.444 16.596
10 Xét nghiệm ELIZA Mẫu 14.130 36.748 49.416
11 Siêu âm ổ bụng Lượt 14.338 22.018 21.298
12 Chụp X quang Lượt 514 818 548
13 Điện tim Lượt 1.830 1.724 1.418
Nguồn: Khoa Khám bệnh chuyên ngành – Viện sốt rét - KST - CTTƯ
Đối với công tác thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác (Hợp tác quốc tế, các nhiệm vụ khoa học...)
Công tác nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh, có thêm nhiều đề tài mới. Các dự án Hợp tác quốc tế đảm bảo hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả
Viện tham gia tổ chức nhiều lớp đào tạo, hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành với các đối tác quốc tế. Thực hiện các
hoạt động về hợp tác quốc tế của Viện trong đó bao gồm các hoạt động về lễ tân, thủ tục xuất nhập cảnh cho các đoàn ra, đoàn vào, thực hiện đầy đủ đúng theo các quy định về đối ngoại.
Đối với công tác đào tạo trung học và sau đại học
Viện đã thực hiện đầy đủ chương trình đào tạo theo chương trình giáo dục đã được ban hành và theo quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Kể từ tháng 06/2018, Trường Trung cấp y tế Đặng Văn Ngữ đã được nâng cấp lên thành Trường Cao Đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ, trường đã hoàn thành đề án đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tuyển sinh cao đẳng khóa đầu tiên, đồng thời Trường đã hoàn thành bộ giáo trình của trường Cao đẳng. Công tác đào tạo và quản lý đào tạo luôn được chú trọng để đảm bảo tốt công tác đào tạo, tuyển sinh và tốt nghiệp.
- Về thực hiện phân phối chênh lệch thu chi:
+Đảm bảo tăng các nguồn thu, tăng tiền lương và các đãi ngộ cho cán bộ, viên chức. Nguồn thu những năm qua đã tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cụ thể. Năm 2016 số thu là 54 tỷ đồng, năm 2017 là 70 tỷ đồng, đến năm 2018 số thu đã tăng lên 81 tỷ đồng. Từ năm 2016-2018, hệ số thu nhập tăng thêm của CBVC tăng từ 0.43 lên 0.64.
+Thực hiện thuế với nhà nước: Viện luôn chấp hành đúng các quy định về thuế và khấu hao tài sản. Hàng năm Viện đã nộp đầy đủ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng các hoạt động dịch vụ KCB theo yêu cầu và các dịch vụ khác.
+Trích lập các quỹ tăng do chênh lệch thu chi tăng
Các quỹ của Viện được trích tăng lên hàng năm do chênh lệch thu chi tăng. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trích tối thiểu theo quy định của nhà nước. Các Quỹ khác cũng được trích lập tăng đều hàng năm.
- Về công khai tài chính:
Hàng năm, công tác tài chính đều được báo cáo công khai bằng văn bản thông qua hội nghị cán bộ viên chức theo đúng kế hoạch sơ kết 6 tháng và tổng kết cuối năm. Ngoài ra, mọi khoản thu, chi đều có đầy đủ chữ ký, tên người thanh toán và
bảo chi đúng, chi đủ và đúng thời gian quy định.
2.3.2. Hạn chế
2.3.2.1. Về giá viện phí, học phí:
- Hiện nay, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương áp dụng mức giá thu Viện phí mới nhất theo Thông tư số 37/2019/TTLT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế (đối với người bệnh không có thẻ BHYT) và Thông tư số
39/2018/TTLT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế (đối với người bệnh có thẻ BHYT). Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực y tế thì giá viện phí hiện nay ở Việt Nam được xếp vào mức cao mặc dù mới chỉ tính một phần chi phí (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định). Như vậy, khi sử dụng mức giá viện phí như hiện nay thì dù là người có thu nhập cao hay người có thu nhập thấp cũng sẽ đóng như nhau, hiển nhiên người nghèo đang phải chịu gánh nặng dịch vụ y tế gây mất công bằng trong việc chăm sóc sức khỏe, hiệu quả xã hội giảm sút rõ rệt.
- Đối với các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, Viện chưa xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật do đó giá khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở giá do Bộ Y tế quy định. Trong khi đó, công tác chi cho đổi mới chất lượng dịch vụ từ khâu đón tiếp đến khám chữa bệnh lại tăng dẫn đến không đảm bảo cân đối thu chi. Ngoài ra còn có hiện tượng lạm dụng chỉ định thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật với người bệnh để tăng nguồn thu, tận thu.
- Đối với mức thu học phí: cơ chế thu học phí và khung học phí vẫn còn rất thấp, chưa đủ bù đắp chi phí đào tạo và nâng cao chất lượng của trường. Lộ trình tăng học phí của trường trong thời gian qua được thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế về việc phân loại nhóm ngành, mức học phí vẫn còn thấp chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các loại hình đào tạo.
2.3.2.2. Đối với việc giao dự toán hàng năm của Quỹ BHYT:
toán BHYT năm trước. Như vậy, Viện chỉ được thanh toán chi phí KCB BHYT trong phạm vi được giao dự toán. Trường hợp năm 2018, mức giao dự toán đầu năm của Quỹ BHYT là 11.058 triệu đồng, thực tế chi phí KCB BHYT cả năm 2018 là 11.238 triệu đồng, BHXH TP Hà Nội xuất toán 180 triệu đồng. Việc giao dự toán của Quỹ BHYT chưa sát thực tế khi Viện mở rộng cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tuyên truyền quảng cáo thu hút lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngày càng tăng.
2.3.2.3. Về chính sách tuyển dụng nhân sự, tiền lương và các chế độ khác
- Viện tự đảm bảo chi thường xuyên do đó toàn bộ tiền lương thu nhập tăng thêm và các quyền lợi chi cho người lao động chủ yếu thông qua nguồn thu khám chữa bệnh. Tuy vậy, việc tuyển dụng nhân sự vào các công việc có trình độ chuyên môn cao vẫn phải chờ chỉ tiêu biên chế của Bộ Y tế, chủ yếu chỉ là hợp đồng ngắn hạn gây thiệt thòi cho người lao động.
- Việc khống chế trích lập Quỹ khen thưởng và phúc lợi không vượt quá 3 lần lương tối thiểu nên mức chi khen thưởng và chi phúc lợi cũng không nhiều, không khuyến khích được người lao động để phát triển dịch vụ.
2.3.2.4. Về kinh phí NSNN cấp:
- Mức đầu tư cho y tế còn rất thấp, nguồn kinh phí cấp cho Viện để sửa chữa lớn, xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất còn hạn chế.
- NSNN cấp cho các hoạt động sự nghiệp cũng giảm dần, trong khi đó nguồn thu của Viện mới chỉ ở mức tự đảm bảo chi thường xuyên nên việc mua sắm
TTBYT chỉ đảm bảo mua những máy móc có giá trị vừa phải. Đối với những TTBYT, máy móc hiện đại có giá trị lớn như máy MRI thì Viện vẫn chưa có khả năng đầu tư.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban chuyên môn trong việc lập dự toán hàng năm. Việc lập dự toán chủ yếu do phòng KHTH và TCKT
công việc của các bộ phận dẫn đến dự toán thiếu chính xác.
- Hiện nay Viện đang sử dụng 02 phần mềm để quản lý tài chính: Phần mềm kế toán Misa trong đơn vị hành chính sự nghiệp và phần mềm quản lý bệnh viện (Ipharm). Đây là hai phần mềm độc lập, không thể dẫn truyền số liệu cho nhau nên việc quản lý công tác thu chi cũng như công tác theo dõi thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác khám chữa bệnh chưa được thống nhất. Riêng đối với công tác thu học phí vẫn thực hiện thủ công, chưa triển khai hệ thống phần mềm cho trường CĐYT Đặng Văn Ngữ.
- Chưa thực sự đầu tư mở rộng các ngành đào tạo tại trường CĐYT Đặng Văn Ngữ để thu hút học viên, trình độ giáo viên chưa được nâng cao. Nguồn thu từ học phí và sau đại học tăng qua các năm là không đáng kể do trường chưa đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh, mở rộng các ngành đào tạo có sức hút nên lượng học sinh tuyển sinh qua các năm vẫn ở mức thấp: Năm học 2016-2017 và 2017-2018 chỉ tiêu học sinh tuyển sinh là 350 học sinh, năm học 2018 – 2019 chỉ tiêu này là 320 học sinh. Ngoài ra, trường vẫn phải chịu sự phân phối về chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho dù nguồn lực có thể tiếp nhận nhiều hơn nhưng lại không thể tuyển vượt quá chỉ tiêu đã được ấn định. Đây là một sự lãng phí về nguồn lực.
Do mới chuyển đổi từ mô hình trường Trung cấp lên trường Cao đẳng vào 06/2018, nên thời gian đầu trường tập trung chú trọng vào việc thu hút học viên, tăng nguồn thu, chạy theo lợi nhuận nên có hiện tượng nới lỏng quy định trong tuyển sinh đầu vào và trong thời gian đào tạo, gây lãng phí và vi phạm quy chế đào tạo.
- Viện chủ yếu dựa vào nguồn thu từ khám chữa bệnh, nhưng tốc độ trượt giá tăng nên việc tăng thu nhập qua các năm cũng không đáng kể.
- Trình độ của cán bộ viên chức tại nhiều bộ phận còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả công việc chưa được như mong muốn, cũng như chưa tham mưu được nhiều cho lãnh đạo về công tác tạo nguồn thu và giảm chi tiêu.
nhân dân không có chuyên môn sâu về tài chính 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Chính sách tính giá bao gồm đầy đủ các chi phí (chí phí trực tiếp, chi phí tiền lương - phụ cấp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định) chưa thực hiện được. Kết cấu giá dịch vụ khám chữa bệnh hiện nay mới chỉ tính đến chi phí trực tiếp và tiền lương, chưa tính đến chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chưa có hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ về cơ chế TCTC dành riêng cho đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập và chưa có văn bản thông tư hướng dẫn riêng cho ngành y tế
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế, khi thực hiện tự chủ tài chính nguồn thu chủ yếu dựa vào công tác khám chữa bệnh, tuy nhiên chưa có văn bản nghị định nào bao quát cho hành lang khung pháp lý về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế. Chính phủ và Bộ Y tế hiện vẫn đang tìm hướng đi về xây dựng mô hình tổ chức bộ máy của bệnh viện TCTC toàn bộ đang có hiện nay.
- Chính sách của BHYT với mục tiêu đến năm 2014 sẽ có 90% người dân cả nước tham gia BHYT đã không thực hiện được do mức hưởng và quyền lợi khi tham gia BHYT còn thấp. Do đó, Quỹ BHYT còn hạn chế nên việc giao dự toán cho các đơn vị còn thấp.
Tiểu kết chương 2
Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng đã đưa ra những đánh giá rất khách quan về cơ chế tự chủ tài chính ở Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương hiện nay. Cơ chế tự chủ tài chính đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý ở Viện. Tuy nhiên, với những tồn tại, hạn chế như trên, để thực hiện được các