Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Sốt rét Ký sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 74)

Hiện nay, trong các dịch vụ thuộc nguồn tự chủ của Viện có thể chia thành 2 nhóm cơ bản như sau:

Nhóm 1: là nhóm các dịch vụViện có thểtựchủ tính toán đưa ra mức thu cũng như mức chi, gồm có:

- Tự tính toán và đưa ra mức thu: +Dịch vụ KCB tự nguyện

+Dịch vụ hoạt động chuyên môn: phân tích mẫu +Dịch vụ khác: trông giữ xe, canteen

- Tự chủ sắp đặt mức chi:

+Chi mua sắm vật tư hóa chất phục vụ chuyên môn

+ Chi khoán các mục: tiền điện, nước, vật tư, VPP, nhiên liệu, thông tin liên lạc...

Nhóm 2: là nhóm các dịch vụ Viện phải tuân thủ theo quy định, gồm có: - Thu học phí (thực hiện theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định mức trần học phí cho các năm học từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021

- Thu KCB BHYT (Thực hiện theo Thông tư số 39/2018/TTLT-BYT ngày 30/11/2018) và thu viện phí trực tiếp (Thực hiện theo Thông tư số 37/2018/TTLT-BYT ngày 30/11/2018)

- Thu hoạt động chuyên môn: khảo nghiệm hóa chất, phân tích mẫu (đối với những danh mục đã được Bộ Y tế quy định)

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong việc huy động nguồn thu

3.2.1.1. Đối với công tác khám chữa bệnh

- Tập trung huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài:

Theo kế hoạch, đến năm 2020, Viện sẽ hoàn thành nâng cấp Khoa KBCN thành bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Đây sẽ là cơ hội để Viện thực hiện đầu tư theo hình thức xã hội hóa tại Nghị quyết 93 của Chính phủ. Như đơn vị sự nghiệp công, bệnh viện công tự vay vốn đầu tư trên khuôn viên đất hiện có, liên doanh liên kết với nhà đầu tư hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Vốn NSNN cấp cho y tế càng ngày càng hạn hẹp cần phải huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Khi đó nhà đầu tư tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc mua máy móc thiết bị bằng nguồn vốn của họ còn phía bệnh viện đứng tên tham gia điều hành chịu trách nhiệm về chuyên môn KCB. Hợp đồng đối tác được ký kết với nhiều điều khoản rõ ràng giữa các bên Bệnh viện, đối tác đầu tư và Bộ Y tế.

Điều kiện thực tế hiện nay của Viện đó là hạ tầng cơ sở chật hẹp, khi nâng cấp khoa KBCN lên thành bệnh viện sẽ cần cơ sở mới khang trang hiện đại để phục vụ nhu cầu của hoạt động KCB. Tuy nhiên vốn NSNN không có khả năng đầu tư,

là nguồn vốn xã hội hóa.

- Mở rộng các dịch vụ theo yêu cầu

Để phục vụ nhu cầu KCB ngày càng tăng, phục vụ tốt chủ chương của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế về xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần giảm áp lực quá tải của Viện, việc thành lập phòng khám theo yêu cầu, phòng khám bác sĩ gia đình là rất cần thiết, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh đa dạng của nhân dân, khi mức sống đang ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Ngoài hình thức khám chữa bệnh trực tiếp tại viện, Viện nên mở rộng thêm các hình thức khám chữa bệnh khác như: Tư vấn các bệnh về ký sinh trùng qua điện thoại; cử bác sỹ đến nhà bệnh nhân để thực hiện việc thăm khám, thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh trọn gói để người dân lựa chọn.

Mở rộng hình thức lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả tại nhà vì dịch vụ này đang trở thành xu hướng của nhiều người, đặc biệt là những gia đình hiện đại. Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà mang lại cho bệnh nhân tâm lý thoải mái, không phải chờ đợi lâu, xóa đi những e ngại của người đi xét nghiệm, nhất là người già, trẻ nhỏ hay những người bận rộn.

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật để kịp thời điều chỉnh giá viện phí theo nguyên tắc tính đủ các chi phí cho nhóm các dịch vụ Viện có thể tự chủ tính toán đưa ra mức thu :

Theo lộ trình tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012, từ năm 2018 trở đi, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính đủ các chi phí để thực hiện dịch vụ, gồm:

 Các chi phí trực tiếp:

+Chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định);

+Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường;

+Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ; chi phí thuê nhân công thuê ngoài; chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương của dịch vụ;

+ Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật;

+Khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để thực hiện dịch vụ (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này.

Chi phí gián tiếp:

+ Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện;

+Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng các kỹ thuật mới.

Trong đó chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng các kỹ thuật mới chiếm 10% trong tổng chi phí các yếu tố cấu thành giá.

Tuy nhiên, giá khám chữa bệnh hiện nay mới chỉ tính đến các chi phí trực tiếp bổ sung thêm chi phí tiền lương và phụ cấp đặc thù cho ngành y tế trong KCB cho người bệnh có thẻ BHYT. Do vậy việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật có tính đầy đủ các yếu tố cấu thành giá là hết sức cần thiết để giá dịch vụ khám chữa bệnh theo kịp xu hướng tính giá dịch vụ.

- Tiến tới triển khai khám chữa bệnh ban đầu đối với người bệnh có thẻ

BHYT. Chủ trương của nhà nước và ngành y tế Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển mở rộng BHYT bao phủ 90% dân. Đây là chủ trương tốt đẹp giúp cho người dân đỡ khó khăn khi gặp vấn đề về sức khỏe. Việc triển khai khám chữa bệnh ban đầu đối với người bệnh có thẻ BHYT sẽ giúp nguồn thu quyết toán BHYT của bệnh viện tăng cao.

- Xây dựng phác đồ điều trị trong chuyên môn theo chuẩn nhóm bệnh thống nhất

trên toàn quốc sẽ giúp kiểm tra giám sát chặt chẽ quy trình chuyên môn KCB và điều trị. Hướng tới mục tiêu xây dựng bệnh án điện tử kết nối trong hệ thống công nghệ thông tin toàn ngành y tế, việc kiểm soát được chuyên môn y tế và các chỉ định dịch vụ kỹ thuật khám, điều trị của tất cả các bác sĩ trong bệnh viện cũng như trong ngành y tế

dịch vụ kỹ thuật để tăng thu.

3.2.1.2. Đối với công tác đào tạo

- Nâng cao chất lượng dạy và học:

Bên cạnh mục tiêu xây dựng các quy định chuẩn về giáo viên, tổ chức cho các giáo viên học tập bồi dưỡng để đảm bảo đủ tiêu chuẩn tham gia giảng dạy lý thuyết và thực hành theo đúng quy chế, Viện cũng nên tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, các cuộc thi sáng tạo, cập nhật kiến thức và kỹ thuật mới trong giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chuẩn đầu ra.

- Theo xu thế chung hiện nay, trường nên tổ chức hệ đào tạo từ xa, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy như tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trực tuyến, phù hợp cho đối tượng học viên vừa học vừa làm, đa dạng hóa loại hình đào tạo, cải thiện nguồn thu về đào tạo cho Viện.

- Tạo mối liên kết, hợp tác với các bên cung, bên cầu về đào tạo nhằm tìm nguồn học viên.

3.2.1.3. Đối với các công tác khác

- Đầu tư nghiên cứu, phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ đồng thời thực hiện thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ. Hiện nay, Viện đã có các sản phẩm được đưa ra thị trường như: bình xịt, hương xua, bộ kít tẩm hóa chất phòng chống côn trùng, tinh dầu thiên nhiên diệt côn trùng (chiết xuất từ cây chanh, sả)… Mặc dù các sản phẩm rất lành tính và mang tính hiệu quả cao nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Viện nên đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm diệt côn trùng như gián, muỗi, kiến…từ các sản phẩm thiên nhiên lành tính với con người, vì Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, những loài côn trùng trên rất phổ biến mà hầu hết những sản phẩm diệt côn trùng ngoài thị trường đều là hóa chất gây nguy hại cho con người, rất ít sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, đây là thị trường lớn để Viện đầu tư nghiên cứu.

- Xu thế sử dụng dịch vụ trọn gói ngày càng được ưa chuộng vì thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, do đó ngoài việc cung cấp các sản phẩm

diệt côn trùng, sản phẩm test chẩn đoán nhanh tồn dư hóa chất trong thực phẩm là thế mạnh của Viện, Viện cũng nên phát triển dịch vụ đi kèm các sản phẩm như: dịch vụ phun thuốc diệt côn trùng, dịch vụ kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ tư vấn sản xuất sản phẩm diệt côn trùng…

-Thực hiện khoán tại một số khoa trong Viện. Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên số kinh phí mà Viện chi cho bộ phận này đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí tránh thất thoát các nguồn thu, còn đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu và tiết kiệm khoản chi.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính năm

Bên cạnh việc tăng cường nguồn lực tài chính, việc hoàn thiện cơ chê tự chủ trong sử dụng các nguồn tài chính này và phân phối kết quả tài chính năm cũng là một giải pháp quan trọng để thực hiện tự chủ tài chính của Viện. Quản lý chi tiêu nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp, đảm bảo thực hiện chủ trương đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Hiệu quả quản lý chi tiêu của Viện thể hiện ở số kinh phí tiết kiệm được sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện nghĩa vụ với NSNN và các khoản phải nộp khác theo quy định. Có kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu chi hoạt động dịch vụ, Viện mới có nguồn để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong Viện và trích lập các quỹ để phục vụ đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ các hoạt động phúc lợi, khen thưởng cho các cá nhân, phòng ban xuất sắc. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi, tăng tỷ lệ tiết kiệm chi cho Viện thì có thể thực hiện một số giải pháp sau

3.2.2.1. Đối với công tác KCB:

Nguồn chi cho công tác chuyên môn KCB và điều trị phần lớn là chi cho chuyên môn thuốc, hóa chất, vật tư y tế. Đây là các khoản chi thuộc nhóm các dịch vụ Viện có thể tự chủ sắp đặt mức chi do đó cần thường xuyên kiểm tra rà soát quy trình hoạt động chuyên môn, các phác đồ điều trị KCB. Yêu cầu bác sĩ cần tuân

thoát, lạm dụng thuốc, vật tư tiêu hao điều trị cho người bệnh gây lãng phí. Ngoài ra, Viện cũng nên nghiên cứu lựa chọn đơn vị cung cấp thuốc, vật tư, hóa chất theo tiêu chí giảm chi phí đầu vào nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra.

Lãnh đạo khoa KBCN nhất là hệ thống điều dưỡng khoa phối kết hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp, Tài chính kế toán, Công nghệ thông tin thường xuyên kiểm tra soát xét các bảng kê điều trị thanh quyết toán của bệnh nhân hàng ngày trước khi ra viện để tránh bỏ sót chi phí nhất là đối với các dịch vụ y tế và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó hạn chế thấp nhất các chi phí không cần thiết chỉ định cho người bệnh.

3.2.2.2. Đối với công tác đào tạo:

Do trường Cao Đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ và Khoa KBCN (sắp tới là Bệnh viện Đặng Văn Ngữ) cùng trực thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương nên việc phối kết hợp 3 bên giữa Viện - Trường - Bệnh viện sẽ góp phần tiết kiệm chi phí trong công tác đào tạo.

Thay vì phải liên hệ cơ sở thực hành đào tạo, Khoa KBCN sẽ đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe cho Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ và đào tạo sau đại học.

Hệ thống thư viện và phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO của Viện cũng là điều kiện thuận lợi để Trường phối hợp trong công tác đào tạo học viên.

Với những lợi thế như trên, để công tác chi cho đào tạo đạt được hiệu quả, đảm bảo tiêu chí tiết kiệm nhưng vẫn chất lượng, Viện cần đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng vận dụng mô hình liên kết 3 bên: Trường - Viện - Bệnh viện.

3.2.2.3. Đối với các công tác khác

- Công tác lập dự toán chi phải được đề xuất xây dựng góp ý từ các khoa, phòng chuyên môn để nắm bắt được các nguồn thu, nhiệm vụ chi và phù hợp với thực tế khoa phòng. Quản lý cấp phát, thanh toán cho chuyên môn phải có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng dự toán, đúng định mức và đúng mục đích.

tới các khoa phòng. Nội dung chi cho con người dựa trên cơ sở khuyến khích bồi dưỡng những bộ phận làm việc có hiệu quả hoàn thành tốt chuyên môn. Chi quản lý hành chính cho những bộ phận khoa phòng ít biến động chi thường xuyên như văn phòng phẩm, điện, nước, chi phí hội họp cần thiết khoán hàng tháng theo định mức.

-Thường xuyên kiểm kê, bảo dưỡng kiểm tra định kỳ tất cả các trang thiết bị máy móc theo quy định nhất là máy móc, TTBYT có tính năng kỹ thuật cao giá trị lớn để hạn chế thay thế, hỏng hóc sửa chữa.

-Thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ viên chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, vật tư, hóa chất, điện nước... góp phần tiết kiệm cho Viện.

3.2.3. Các giải pháp khác

3.2.3.1. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính của Viện

- Nâng cao vai trò kiểm soát chi qua hệ thống thanh toán KBNN

Công tác tài chính thực hiện các khoản chi của Viện được kiểm soát chặt chẽ qua kho bạc nhà nước đúng mục đích chuyên môn, tiêu chuẩn, định mức quy định. Hạn chế mức thấp nhất chi tiêu bằng tiền mặt kể cả chi bồi dưỡng, thu nhập tăng thêm cho CBVC. Hàng năm Viện cung cấp cho kho bạc nhà nước các tiêu chuẩn, định mức, sử dụng để cùng kiểm soát. Dự toán, quyết định trúng thầu, hợp đồng kinh tế đơn vị số lượng hàng hóa của toàn bộ các nhà thầu cung cấp sản phẩm cho bệnh viện được KBNN kiểm soát nhằm hạn chế những sai sót vượt định mức kế hoạch chi tiêu của bệnh viện.

- Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Hàng năm, bên cạnh việc Viện được thanh tra, kiểm tra tài chính bởi các cơ quan Kiểm toán nhà nước, Thanh tra tài chính, Thanh tra Chính phủ thì Viện cần thực hiện tốt quy trình công tác kiểm tra giám sát nội bộ, đảm bảo công khai minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)