Các yêu cầu bảo đảm hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn Điều tra vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI

Nhiều nội dung Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng ta nêu rõ: “…

đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại”. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về “ Chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020” là hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến

lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách hình sự, trong đó bảo đảm thực hiện địa vị pháp lý của luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự để từ đó đề ra những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự .

3.1. Các yêu cầu bảo đảm hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn Điều tra vụ án hình sự. đoạn Điều tra vụ án hình sự.

Thứ nhất: Quy định rõ Điều tra viên việc phải thông báo cho Luật sư bằng

văn bản về thời gian, địa điểm tiến hành hỏi, sau khi đã cấp Thông báo chứng nhận bào chữa, cho luật sư biết sắp xếp lịch, bố trí thời gian tham dự cùng. Văn bản ở đây có thể bằng thư điện tử … được trao đổi thống nhất của hai bên.

Thứ hai: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mở rộng các quyền và nghĩa

vụ có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao địa vị pháp lý của luật sư bào chữa với tư cách chủ thể thực hiện chức năng cơ bản của tố tụng hình sự, cơ chế đảm bảo để luật sư bào chữa thực hiện quyền và nghĩa vụ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đi cùng với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba: Tại điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 1, điểm b

quy định thì luật sư “Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi

cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can” quy định là như thế, thực trạng là Luật sư khơng

có cơ hội để hỏi. Do đó, tác giả xin đề nghị chỉnh sửa, bổ sung như sau:

Cần bổ sung, sửa đổi, thay thế pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cho phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như Luật luật sư hiện hành, Luật trợ giúp pháp lý 2017 và các Thông tư hướng dẫn. Thông tư 28/2014/TT-BCA ngày 07 tháng 7 năm 2014 quy định về cơng tác điều tra hình sự trong cơng an nhân dân trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự khơng cịn phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 “đảm bảo tính cơng bằng của pháp luật và trên hết là

đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự xác định đúng đắn vai trò của người bào chữa cũng như đảm bảo tốt hơn quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can trong giai đoạn điều tra”, nên cần kiến nghị hủy bỏ.

Để khắc phục tình trạng nêu trên bộ luật mới cần có văn bản hướng dẫn, bố trí thời gian nhất định để Luật sư được hỏi, làm việc với người bị tạm giữ, bị can, trách tình trạng luật sư khơng có cơ hội để hỏi vì điều tra viên hỏi cung hết giờ vẫn chưa xong, lần nào cũng vậy.

Tham gia hỏi cung người bị tạm giữ, bị can là hình thức Luật sư giám sát hoạt động tố tụng của Điều tra viên, do đó Luật sư cũng có quyền phản đối nếu như Điều tra viên có biểu hiện sai phạm như: Bức, mớn, dụ cung…yêu cầu Điều tra viên phải làm đúng quy định của pháp luật.

ngay từ giai đoạn khởi tố bị can, ngay từ việc cấp Thông báo chứng nhận bào chữa, việc gây khó khăn của điều tra viên ln xuất hiện. Dẫu vậy cho đến nay chưa có quy định nào, chế tài nào để điều chỉnh, xử lý hành vi này. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định trách nhiệm pháp lý của Điều tra viên có những hành vi gây khó khăn, cản trở hoatt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Thứ năm: Việc cấp Thơng báo bào chữa cho luật sư đó là được sự đồng ý,

chấp thuận của người bị tạm giữ, bị can. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có chỉnh sửa, bổ sung với nội dung: việc yêu cầu có Luật sư để bào chữa, ngoài người bị tạm giữ, bị can thì có thể là người thân trong gia đình yêu cầu. Vậy người thân trong gia đình đó là gồm những ai, cần phải cụ thể hóa hơn, cụ thể là: - “Người thân’ trong gia đình là gồm những ai? Phải quy định rõ như gồm Cha, mẹ (kể cả cha, mẹ nuôi) vợ, chồng, con ruột (con ni)

- Khi có giấy yêu cầu của những người trên thì Cơ quan điều tra xem xét cấp Thông báo bào chữa, không phải làm động tác hỏi ý kiến người tạm giữ, bị can có đồng ý hay khơng, như trước đây và hiên nay cũng đang áp dụng.

Cần có những biện pháp hạn chế việc bức cung, dụ cung, ép cung…trong q trình hỏi cung của Điều tra viên có nhiều biện pháp cần triển khai ở một số nơi cần lắp đặc hệ thống Camera trong phòng hỏi cung… các buổi hỏi cung đều phải có Luật sư tham dự trừ trường hợp người bị tam giam, bị can từ chối không yêu cầu luật sư.

Thứ sáu: Người bị tạm giữ, bị can có quyền im lặng cho đến khi họ có

Luật sư bào chữa cần được ghi nhận. Như vậy, quyền của người bị tạm giữ, bị can trong việc trình bày lời khai theo quy định Bộ luật tố tụng năm 2015 mới được thực thi, trách các hình thức; Bức, dụ, mớn cung, dùng nhục hình dẫn đến án oan sai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)