hình sự, một số giải pháp
- Luật sư được giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp luật sư khi hành nghề
Luật sư nhận thức được một cách đầy đủ về nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong q trình đấu tranh bảo vệ cơng lý, bảo vệ trật tự pháp luật, xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa thông qua chương trình giáo dục chính trị tư tưởng, đồng thời uốn nắn nhận thức lệch lạc về nghề của mình coi hành nghề Luật sư chỉ đơn thuần là phương tiện kiếm sống như những nghề nghiệp khác trong xã hội để từ đó đặt lợi ích kinh tế của cá nhân mình lên trên hết và từ đó “kiếm tiền bằng mọi giá” mà vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp. Luật sư được giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp luật sư khi hành nghề cho luật sư sẽ giúp luật sư xác định được phương châm hành động của mình trên cơ sở ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình hoạt động nghề nghiệp luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, công bằng của xã hội.
- Quản lý đội ngũ Luật sư thành viên của mình
Như đã phân tích phía trên nghề luật sư là một nghề tự do, nhưng có tính độc lập rất cao khi hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, trong cơng tác quản lý dựa trên tinh thần thượng tơn pháp luật nhưng đảm bảo tính độc lập cho luật sư khi hoạt động nghề nghiệp của mình, tổ chức luật sư là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động trong khuôn khổ theo luật định.
Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, thực tế cho thấy cũng có một số luật sư trong q trình hoạt động nghề nghiệp của mình có những thái độ, hành động không đúng, khi đưa ra các luận cứ bào chữa cho thân chủ của mình thiếu cơ sở pháp lý, đôi khi là môi giới, tiếp tay cho việc chạy án, thậm chí – theo dư
luận xã hội hiện nay thì có những Luật sư chỉ giỏi mơi giới, chạy án. Có luật sư trong khi tiến hành hoạt động nghề nghiệp của mình, khi phản biện, tranh luận thì làm qua loa cho có, khơng đúng trọng tâm vụ án, có luật sư thì thiếu văn hóa pháp đình, thiếu tơn trong người tiến hành tố tụng, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì luật sư thiếu tơn trong điều tra viên. Ban chủ nhiệm, Ban kỷ luật khen thưởng của đoàn luật sư nếu làm đúng trách nhiệm, chức trách của mình thì tình trạng nêu trên sẽ được chấm dứt, tất cả luật sư thành viên ý thức tốt trách nhiệm của trách những vi phạm pháp luật cũng như vi phạm đạo đức nghề luật sư đáng tiết xảy ra.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư với cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với Luật sư
Luật sư không phải là những người tiến hành tố tụng nhưng hoạt động tố tụng không thể thiếu vắng luật sư
Sự có mặt của luật sư không chỉ do yêu cầu của đương sự… mà trong nhiều trường hợp là do sự trưng cầu của Tòa án hoặc Viện kiểm sát hoặc do cơ quan điều tra… Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện của luật sư là bắt buộc, không thể thiếu. Nếu thiếu vắng luật sư thì hoạt động tố tụng sẽ bị đình trệ, gián đoạn, khơng tiến hành được.
Xuất phát từ đặc điểm và thuộc tính này, sự hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ là điều không thể thiếu giữa những người hoạt động tố tụng.
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, bản chất công việc của luật sư, mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được nhận thức đầy đủ, dẫn đến các quy định của pháp luật tố tụng chưa được thực hiện nghiêm chỉnh và mối quan hệ làm việc có những trở ngại đáng tiếc.
Nguyên nhân của mặt yếu kém này có thể khẳng định xuất phát từ nhiều phía:
Đối với cơ quan Cơng an, phần đơng cán bộ cơng an có tâm lý dè dặt đối
với luật sư vì thường có suy nghĩ là có luật sư tham gia tố tụng sẽ trở ngại cho công tác điều tra, dễ bị thông cung… Đây là nhận thức pháp luật chưa đúng và là thành kiến cố hữu ở một bộ phận cán bộ cơng an…
Đối với Viện kiểm sát, tình hình có được cải thiện hơn, quan hệ giữa cán
bộ kiểm sát với luật sư thường thì cởi mở, tuy nhiên vẫn cịn có tâm lý dè dặt, bất hợp tác; ở một bộ phận nhỏ có tâm lý rằng luật sư là kẻ phá bĩnh, đối kháng với Viện kiểm sát…
Đối với Toà án, do tham gia tố tụng tại tòa thường xuyên, nên quan hệ
giữa luật sư với cán bộ tòa án khá cởi mở… Tuy nhiên do đặc điểm trong thực tế án thường được duyệt trước, nên thẩm phán có tâm lý ngại có luật sư sẽ mất nhiều thời gian, nhất là trong tình trạng án q tải như hiện nay… Do đó, khơng phải lúc nào, vụ án nào, khi tham gia tố tụng, luật sư cũng được tạo điều kiện thuận lợi, không phải mọi ý kiến phát biểu của luật sư được thẩm phán lắng nghe, các đề xuất của luật sư được Tòa án xem xét giải quyết… Cá biệt, có những trường hợp thẩm phán trong lúc xét xử đã thiếu kiềm chế, xúc phạm đến luật sư, khiến người dự tồ bất bình…
- Nâng cao vai trị cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân
Để công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật có hiệu quả thì chúng ta phải đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đi theo chiều sâu. Tuyên tuyền phải đúng đối tượng, đúng trọng tâm để cho các đối tượng được tuyên truyền nhận thức đúng, đồng thuận thì mọi việc sẽ thuận lợi, chấp hành pháp luật tốt.
Trong tình hiện nay nước ta trên con đường hội nhập quốc tế, bước vào sân chơi lớn của thế giới, nên việc tuân thủ pháp luật cũng như tăng cường đội ngũ luật sư về số lượng cũng như chất lượng trong quá trình hội nhập, vì vậy pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Luật sư nói riêng đã khơng ngừng hồn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển đội ngũ Luật sư và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ Luật sư. Đảng và Nhà nước ta đã có mục tiêu đến năm 2020 trong chiến lược cải cách tư pháp là đất nước cần có một đội ngũ Luật sư đạo đức và tài năng. Thời gian qua nói về hoạt động nghề nghiệp luật sư của chúng ta nổi lên hai vấn đề chính đó là vấn đề đạo đức nghề nghiệp và vấn đề nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư.
Một số kiến nghị
Để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Đồn luật sư tỉnh Quảng Ngãi có những kiến nghị sau
- Đề nghị thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên từ trên xuống để Cơ quan tiến hành tố tụng triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các Thơng tư hướng dẫn của Bộ công an,… tạo điều kiện để Luật sư hành nghề theo đúng chức năng nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, tham gia tố tụng đúng quy định pháp luật, góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân, góp phần vào cơng cuộc cải cách tư pháp mà Đảng ta đã đề ra.
- Các buổi giao ban của các ban ngành tư pháp cần có đại diện Đồn luật sư tham dự để nắm bắt tình hình và triển khai thực hiện có hiệu quả tốt nhất.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tạo mọi điều kiện về tài chính cho Đồn luật sư thực hiện chức năng tuyên truyền phổ biết pháp luật sau rộng trong nhân dân, trợ giúp pháp lý cho đối tượng chính sách, người có cơng với nước.
Một số giải pháp và kiến nghị phía trên của tác giả hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói về pháp lý của luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Hy vọng với các giải pháp này, trong thời gian tới vị trí, vai trị của luật sư trong vụ án hình sự ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và trong cả nước nói chung được nâng cao vị thế trong q trình tham bào chữa từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở các nguyên nhân dẫn đến tồn tại và những khó khăn, vướng mắc của Luật sư trong quá trình hoạt động bào chữa ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại tỉnh Quảng Ngãi trong chương này. Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao địa vị pháp lý của Luật sư bào chữa trong thời gian tới. Gồm các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật, hoàn thiện tổ chức của Đoàn luật sư và cá nhân Luật sư thành viên, các giải pháp liên quan đến cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và người tiến hành tố tụng hình sự, các giải pháp khác như giải pháp nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
Chiến lược xây dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thì ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW và ngày 02/6/2005 ban hành Nghị quyết số 49/NQ- TW. Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện là một nhiệm vụ cấp bách và đang được chúng ta khẩn trương thực hiện. Theo đó, pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể bào chữa ngày càng đầy đủ, chặt chẽ; quy định về thủ tục đăng ký tham gia tố tụng. Những văn bản pháp luật liên quan đến Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng là cơ sở pháp lý quan trọng để vai trị luật sư bào chữa trong vụ án hình sự đặc biệt là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thực hiện hoạt động bào chữa của minh theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu đồng thời với tư cách là người bào chữa trong các vụ án hình sự ngay từ giai đoạn điều tra, tác giả nhận thấy rằng, các quy định của pháp luật hiện hành được áp dụng trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, là rào cản trong quá trình hoạt đơng bào chữa cho luật sư khi thực hiện cơng việc của mình.
KẾT LUẬN
Như vậy, vai trò và địa vị pháp lý trong hoạt động bào chữa của luật sư từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự là rất quan trọng và cần thiết. Luật sư bào chữa trong hoạt động tố tụng hình sự từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự khơng những bào chữa cho thân chủ của mình trong giai đoạn đó mà cịn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong giai đoạn đó và tiếp theo. Giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đó là mục tiêu của Đảng, Nhà nước ta đặt ra trong công cuộc cải cách tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa dân chủ, công bằng, dân chủ và văn minh
Trong kỳ mở rộng hợp tác quốc tế và sự phát triển vượt bậc ở nước ta hiện nay, bên cạnh các yếu tố tích cực mang lại, vẫn cịn những tồn đọng và ẩn chứa những tiềm tang những yếu tố tiêu cực. Hành vi vi phạm pháp luật vẫn có xu hướng ngày một gia tăng cả về số vụ và tính chất nguy hiểm cho xã hội. Do đó nhu cầu cần được hỗ trợ về mặc pháp lý của tầng lớp trong xã hội ngày một tăng lên. Vì vậy, vai trò của Luật sư ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, việc nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng và luật sư bào chữa trong vụ án hình sự nói chung trong tố tụng hình sự là một nhu cầu cấp thiết. Từ đó cũng địi hỏi sự quan tâm, nhìn nhận đúng mức từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Riêng đối với bản thân Luật sư cũng nâng cao kiến thức nghề nghiệp, ý thức pháp luật, ý thức xã hội để xứng đáng kỳ vọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt ra.
Qua công tác nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoat động bào chữa từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả đã tập trung làm rõ:
- Các khái niệm cơ bản về Luật sư, bào chữa, nghề luật sư, nghề luật sư, vai trò Luật sư, hoat động của Luật sư trong gian đoạn điều tra vụ án hình sự. Luật sư có vị trí như thế nào trong từng giai đoạn vụ án hình sự, quy định quyền và nghĩa vụ của luật sư.
- Thơng qua q trình nghiên cứu về thực tiễn hoạt động của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi trong 05 năm từ 2014 – 2018, tác giả bằng các số liệu cụ thể để đánh giá và phân tích sự tham gia bào chữa của Luât sư từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Từ đó làm rõ những khó khăn, thuận lợi, bất cập trong quá trình hoạt động bào chữa của các Luật sư. Và đưa ra những khó khăn hạn chế đó.
Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và những kho khăn, vướng mắc của Luật sư bào chữa trong quá trình hoạt động bào chữa của mình trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã đưa ra các giải hoàn thiện các quy định của pháp luật, hoàn thiện tổ chức của Đoàn luật sư và cá nhân Luật sư thành viên, các giải pháp liên quan đến cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và người tiến hành tố tụng hình sự, các giải pháp khác như giải pháp nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, giải pháp chế tài như Luật bồi thường trách nhiệm của Nhà nước. Nhằm nâng cao địa vị pháp lý của Luật sư bào chữa trong quá trình tác nghiệp đối với vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, góp phần cơng sức tạo nên vị thế của hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, là một trong những việc làm góp phần bảo vệ cơng, bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới.