Phát huy vai trò chủ thể, chủ động đổi mới nội dung và phương thức giám sát và phản biện xã hội, tổ chức thực hiện nhiệm vụ này thực sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh từ thực tiễn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 68 - 72)

thức giám sát và phản biện xã hội, tổ chức thực hiện nhiệm vụ này thực sự sáng tạo, hiệu quả

Ban Bí thư, Ban Thường vụ Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh cần tăng cường xây dựng và chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện chương trình GS&PBXH của các cấp bộ đoàn; xác định rõ nội dung, phương thức, đối tượng, lĩnh vực cần giám sát, đề cao việc tự giám sát của từng cấp bộ đoàn trong việc thực hiện, đánh giá hiệu quả thực hiện, tính thực tiễn của từng chủ trương, chương trình cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi.

Theo đó, hoạt động GS&PBXH của Quận Đoàn Cẩm Lệ cần có trọng điểm, chọn vấn đề phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, địa phương. Tập trung vào nội dung giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia theo quy định của Nhà nước) có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đồn viên, hội viên, thanh thiếu nhi; chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức

thanh niên do Đồn làm nịng cốt.Phối hợp với Mặt trận Tổ chức Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với những nội dung có liên quan khi có u cầu.

Cịn đối với các cá nhân, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, việc giữ mối liên hệ với Nhân dân, với thanh thiếu nhi và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

Đi đôi với việc đảm bảo nội dung giám sát cũng cần đảm bảo các quyền và trách nhiệm trong giám sát như:

- Các cấp bộ Đoàn phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch giám sát; yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát.

- Tổ chức đối thoại giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát để làm rõ nội dung kiến nghị khi một trong hai bên có yêu cầu.

- Kiến nghị và theo dõi việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sau giám sát.

- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các cấp bộ Đoàn báo cáo kết quả giám sát với cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp để các cơ quan, tổ chức được báo cáo cho ý kiến về việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

- Chịu trách nhiệm về kết quả giám sát.

- Đề nghị các đối tượng được giám sát thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ Chính trị, cụ thể là:

+ Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát; góp ý vào dự thảo báo cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị.

+ Đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết.

+ Tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát theo quy định.

Đồng thời, cần đổi mới phương thức hoạt động giám sát: Khác với hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước, giám sát của Đồn có tính xã hội. Do vậy, để đạt hiệu quả cao cần xây dựng cơ chế tiếp thu, giải trình những kiến nghị của Đồn trong hoạt động giám sát. Theo đó, khi lập chương trình, kế hoạch và lựa chọn nội dung giám sát cần phải quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể giám sát cũng như nghĩa vụ của đối tượng chịu sự giám sát; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung và đối tượng chịu sự giám sát phải trả lời bằng văn bản trong thời gian nhất định về kiến nghị giám sát của Đồn.

Tiếp đó cũng cần chú trọng tới việc đổi mới hình thức giám sát. Theo quy định hiện nay, cơng tác giám sát của Đồn được thực hiện qua 4 hình thức, tuy nhiên, trên thực tế hoạt động giám sát của Quận đoàn Cẩm Lệ chưa sử dụng tốt và đồng bộ các hình thức giám sát, chủ yếu là tổ chức các đoàn giám sát trong khi hình thức giám sát này cần phải phải bố trí lực lượng, thời gian, kinh phí để tổ chức thực hiện giám sát mới đạt hiệu quả cao. Do vậy, căn cứ vào nội dung giám sát được xác định Quận Đồn cần phối, kết hợp nhiều hình thức giám sát trong đó chú trọng việc cử cán bộ, chuyên gia tham gia các đoàn giám sát của các cơ quan nhà nước, hay nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên cơ sở ý kiến của người dân, doanh nghiệp liên quan đến chủ trương, chính sách lớn.

Chú trọng phát huy vai trị của các cơ quan truyền thơng đại chúng trong việc tăng cường hoạt động cung cấp thông tin về giám sát, phản biện; cơng khai hóa các kết quả hoạt động đã được tổ chức Đoàn thực hiện nhằm giúp cho thanh niên có nhận thức sâu sắc, đúng đắn khi tham gia hoạt động.

Đối với hoạt động phản biện xã hội cần chú trọng đến các đối tượng phản biện bao gồm:

- Các dự thảo văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, thanh thiếu nhi; chức năng, nhiệm vụ của Đồn TNCS Hồ Chí Minh.

- Phối hợp với Mặt trận Tổ chức Việt Nam thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội đối với những nội dung có liên quan khi có yêu cầu.

- Các nội dung khác khi có yêu cầu phản biện của Đoàn cấp trên, cấp ủy, chính quyền cùng cấp và cơ quan soạn thảo văn bản, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đồn cùng cấp chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội.

Tập trung vào các nội dung:

- Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.

- Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi của đơn vị, địa phương.

- Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo.

- Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bản dự thảo.

Đảm bảo quyền và trách nhiệm trong hoạt động PBXH:

- Xây dựng kế hoạch PBXH phù hợp với kế hoạch, yêu cầu phản biện của tổ chức Đoàn.

- Chịu trách nhiệm về những nội dung phản biện.

- Bảo đảm bí mật nội dung thơng tin phản biện theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có).

- Đề nghị cơ quan, tổ chức được yêu cầu PBXH thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ Chính trị, cụ thể:

+ Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mình tham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia trao đổi theo yêu cầu của chủ thể phản biện.

+ Trả lời bằng văn bản với chủ thể phản biện về việc tiếp thu ý kiến phản biện. Báo cáo đầy đủ (bằng văn bản) các ý kiến phản biện của chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát, phản biện xã hội của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh từ thực tiễn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)