Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 35)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các

đồng bào các dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk

1.2.1. Khái niệm giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Từ những vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật, về giáo dục và hoạt động truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã phân tích và nêu trên ta có thể hiểu:

PBGDPL cho đồng bào các dân tộc thiểu số là sự tác động có định hướng của chủ thể (các cơ quan, tổ chức...) giáo dục lên đối tượng (khách thể) phổ biến, giáo dục là đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tạo niềm tin của họ vào pháp luật để đồng bào dân tộc thiểu số có đầy đủ hiểu biết, khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội theo đúng của pháp luật.

1.2.2. Đặc điểm giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Trên thực tế và theo các văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Việt Nam hiện có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Tại tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc, trong đó có 46 dân tộc thiểu số. Theo Hiến pháp và nhiều văn bản pháp lý cũng như tại luật phổ biến và giáo dục pháp luật quy định thì có sau đối tượng đặc thù cần quan tâm tới trong quá trình thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật đó là: đồng bào dân tộc thiểu số; vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo, vùng ven biển và hải đảo cần có những cơ chế, chính sách và cách thức tuyên truyền, giáo dục đặc thù để phù hợp đối với từng dân tộc, lứa tuổi, phong tục, tập quán của khách thể

PBGDPL.

Do đó, khi tiến hành tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ngoài những đặc điểm chung các cơ quan, tổ chức và cán bộ làm công tác PBGDPL cần phải chú trọng tới điều kiện và đặc điểm riêng có của từng đối tượng và địa bàn của người DTTS, cụ thể như sau:

- Khách thể của tuyên truyền, giáo dục pháp luật là đồng bào các dân tộc thiểu số, bao gồm các tầng lớp, lứa tuổi và trình độ dân trí khác nhau, mỗi dân tộc thiểu số lại có những phong tục, tập quán và tín ngưỡng riêng; hiện nay trên thực tế thì trình

độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số có mặt bằng chưa cao, họ có tâm lý tự ti và cũng có phần bảo thủ do truyền thống văn hóa, địa phương của mỗi dân tộc và nơi cư trú, một số dân tộc thiểu số hiện nay cón có chưa có chữ viết riêng, chưa biết chữ và tiếng phổ thông... đó là những yếu tố cản trở và khó khăn cho quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đồng bào để họ có thể dễ dàng tiếp thu những nội dung và kiến thức pháp luật; bên cạnh đó việc ý thức tự giác tìm hiểu về pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số là chưa cao, các quan hệ trong cộng đồng vẫn chịu sự điều chỉnh của các phong tục tập quán; chưa hiểu được pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, để điều chỉnh các mối quan hệ và sinh hoạt của đồng bào thì song song với hệ thống pháp luật của nhà nước còn tồn tại những truyền thống, văn hóa và phong tục, tập quán đã được truyền từ đời này qua đời khác. Đo đó, để quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách đảng và nhà nước cần phải vận dụng linh hoạt hay thừa nhận những phong tục tập quán có tính tích cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, vi phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của công dân là đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính vì vậy mục đích của công tác, PBGDPL cho đồng bào các DTTS không chỉ góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật ở họ, mà còn phải giải thich cho họ hiểu được những đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước là để phục vụ quyền và lợi ích chính đáng của họ, để họ hiểu và tự ý thức tuân theo.

- Chủ thể của tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số là người tuyên truyền, chỉ dẫn và giải thích pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và nhân dân nói chung, đó là các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có thẩm quyền và được nhà nước trao quyền, (các thầy cô giáo, cán bộ chuyên trách, báo cáo và tuyên truyền viên, các hội và tổ chức nghề nghiệp...); bên cạnh đó cũng có những chủ thể khác là các cơ quan tổ chức, xã hội và công dân không chuyên cũng có thể tham gia vào quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật; đó là những cá nhân, tổ chức mà chức năng, nhiệm vụ chính của họ không phải là PBGDPL nhưng thông qua hoạt động của mình có thể

truyền tải nội dung và những quy định của pháp luật tới khách thể của PBGDPL, thông qua những hoạt động của họ có thể thác động đến tâm tư, tình cảm, thái độ và ý thức tuân thủ pháp luật trong đồng bào dân tộc thiệu số và trong nhân dân.

1.2.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Để thực hiện tốt việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có tính chất khởi đầu và quyết đính tính thành công của nó chính là đảng và nhà nước phải thực hiện tốt chủ chương chính sách PBGDPL đối với nhân dân nói chung và đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, và trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó đòi hỏi các chủ thể của hoạt động PBGDPL phải thực hiện tốt những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, PBGDPL nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các khách thể phổ biến, tuyên truyền, vận động và hướng họ tự chấp hành pháp luật là điều kiện cơ bản để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được nhà nước và pháp luật bảo đảm thực hiện; muốn vậy công tác truyên truyền giáo dục pháp luật phải thực hiện được mục tiêu là để cho dân biết, dân làm, hiểu và tự giác thực hiện.

Thứ hai, PBGDPL là hoạt động không chỉ có ý nghĩa pháp lý của công tác quản lý nhà nước mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu rộng, nó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giúp khách thể của hoạt động PBGDPL hiểu được ý nghĩa của pháp luật bởi pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhân dân và là sự cụ thể hóa của đường lối lãnh đạo của đảng đối với nhà nước và xã hội; do đó việc PBGDPL là trách nhiệm của chủ thể quản lý đối với các khách thể quản lý, việc người dân hiểu, sống và làm việc theo pháp luật chính là góp phần bảo đảm chế độ chính trị - xã hội để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp về kinh tế - chính trị - xã hội của chính mình. Muốn vậy công tác truyên truyền, giáo dục pháp luật là sợi dây liên kết giữa đảng với nước, giữa đảng với nhà nước và công dân là điều kiện cơ bản và tối quan trọng để thực hiện thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Thứ ba, PBGDPL cho đồng bào các DTTS là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật; tuyên truyền và thực hiện pháp luật của chủ thể đối với

khách thể là hoạt động có mục đích hướng tới, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích bình đẳng của các chủ thể, các bên tham gia vào trong quá trình thực hiện pháp luật; khi đó nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng hiểu được họ cần phải làm gì trong những quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của họ cũng như các chủ thể khác khi cùng tham gia vào quan hệ pháp luật ấy.

Thứ tư, PBGDPL nói chung, cho đồng bào các DTTS nói riêng là điều kiện tiên quyết thực hiện thành công nghị quyết của các kỳ đại hội đảng; mà mục tiêu chính sách của đảng muốn hướng tới là xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng, dân chủ văn minh..., yêu cầu của bất cứ một chế độ xã hội dân chủ nào - tức ở đó nhân dân phải được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra giám sát tất cả các hoạt động của nhà nước, bởi nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; pháp luật của nhà nước ban hành ra chính là sự thể hiện ý chí của nhân dân đối với những vấn đề của đời sống xã hội, do đó nhân dân cần phải được biết, được phổ biến, tuyên truyền, giáo dục và phải có ý thức và sự tôn trọng cũng như chấp hành pháp luật do nhà nước ban hành thì khi đó nhân dân mới thực sự là người làm chủ của mình đối với những vấn đề xã hội thuộc chức năng quản lý của nhà nước được pháp luật quy định.

Để thực hiện quyền làm chủ đó và đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...thì trong quá trình tổ chức và thực hiện chức năng truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách thích hợp cụ thể đối với từng địa bàn phổ biến, như về cán bộ và những chế độ đối với những cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục đối với đồng bào, về cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là cần phải dành một nguồn kinh phí thích đáng cho công tác này đối với công tác PBGDP đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Có như vậy mới để đồng bào hiểu, sống và làm việc theo pháp luật.

1.2.4. Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk

Để thực hiện thành công mục tiêu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, Đảng bộ và UBDN tỉnh Đắk Lắk trong những

năm qua không ngừng ban hành những chủ trương, chính sách nhằm cụ thể hóa mục tiêu của công tác giáo dục nói chung và để phù hợp với những đặc điểm về địa lý, kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh và đặc biệt thực hiện đúng mục tiêu có công tác PBGDPL đối với đồng bào dân tộc tiểu số trên địa bàn, để thực hiện tốt công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh chúng ta cần xác đinh rõ được những nội dung pháp luật cần tuyên truyền phổ biến, từ đó xác định đúng đối tượng là khách thể của PBGDPL để có những cách thức và phương pháp cụ thể, phù hợp, cần xây dựng những chương trình hành động cụ thể đối với từng khách thể của PBGDPL, tránh tình trạng hô hào thành tích, khẩu hiệu, làm cho có mà không đánh giá được tác động tích cực của hoạt động đó đến đâu, điều đó có nghĩa là khi PBGDPL chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi PBGDPL gì? Với ai? ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào?...để có thể thực hiện được mục tiêu của công tác PBGDPL đó.

Từ những luận giải trên, có thể khẳng định: Mục tiêu PBGDPL cho đồng bào các DTTS ở tỉnh Đắk Lắk là những đinh hướng của đảng ủy, hội đồng nhân dân và UBDN tỉnh đối với công tác PBGDPL, nhằm mục đích cho giúp nhân dân và đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiểu, biết và thực hiện đúng những đường lối chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước với thái độ, tình cảm và niềm tin đối với những văn bản pháp luật ấy; tạo thành thói quen, lối sống - sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong nhân dân và đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện thực hóa mục tiêu trên trong quá trình thực hiện chúng ta phải chú ý tới những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, PBGDPL cho đồng bào các DTTS ở tỉnh Đắk Lắk phải đạt được mục tiêu nhận thức: Đạt được mục tiêu này tức là đồng bào dân tộc tiểu số phải hiểu và có những nhận thức đúng đúng đắn về mục tiêu của chính sách pháp luật ấy là gì, là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, của cộng đồng nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; có như vậy họ mới tự giác tuân thủ và tích cực hưởng ứng và ủng hộ.

Muốn thực hiện thành công mục tiêu đó thì đòi hỏi những chủ thể trong quá trình tiến hành công tác PBGDPL phải có những cách thức và phương pháp phù hợp, cần phải có kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Bởi mặt bằng chung về nhận thức đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa cao, những phong tục tập quán và luật tục vẫn chi phối cơ bản đến đời sống xã hội của nhân dân, muốn cho họ thực hiện tốt chỉ có làm thế nào cho họ hiểu được ý nghĩa và mục đích của những nội dung pháp luật đó là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, khi đó họ mới tự giác chấp hành, thì khi ấy mục tiêu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh mới thực sự được thực hiện.

Thứ hai, PBGDPL nhân dân nói chung và cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đòi hỏi các cấp chính quyền từ tỉnh tới xã và tới các cán bộ tại các thôn bản phải quan tâm đúng mức về tinh thần, thái độ và đặc biệt là tính gương mẫu tiên phong, đi trước, đi đầu trong tuyên truyền, tuân thủ và thực hiện đúng pháp luật; bởi vì muốn giáo dục và hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật đối với đồng bào trên địa bàn tỉnh thì trước hết phải tạo cho họ niềm tin, thái độ tôn trọng pháp luật... muốn vậy đòi hỏi trước tiên là các cán bộ, đảng viên, người đứng đầu phải đề cao tính tiên phong, gương mẫu thì mới được đồng bào hay cũng như là các già làng, trưởng bản tin theo, muốn tìm hiểu và tuân thủ những quy định của pháp luật, tin vào tính công băng, công khai và tính nghiêm minh của pháp luật đối với tất cả các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội đó đã được pháp luật quy định và điều chỉnh.

Bên cạnh những cách thức và phương pháp trong PBGDPL trong quá trình tiến hành công tác giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chúng ta cần tuyên truyền và giáo dục được tình cảm công bằng của pháp luật đối với các quan hệ và hiện tượng trong đời sống xã hội, để họ có thể nhận biết được hành vi đó là đúng hay trái với những quy định của pháp luật về đạo đức, kinh tế, văn hóa mà pháp luật đã có quy định điều chỉnh.

PBGDPL là chúng ta cũng cần phải giáo dục về tỉnh cảm trách nhiệm của đồng bào với những quy định của pháp luật mà ở đó mọi người đều phải có trách nhiệm

thực hiện những bổn phận và nghĩa vụ như nhau, trách nhiệm công bằng và bình đẳng trước pháp luật, tình cảm trách nhiệm là cơ sở cho việc sống và làm việc theo pháp luật và gắn kết trong nhân dân và các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Để thực hiện được mục tiêu của PBGDPL chúng ta cũng cần phải có những phương pháp và cách thức giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số có thái độ đấu tranh và không khoan nhượng đối với các thế lực thù địch, tội phạm; muốn vậy đòi hỏi cấp ủy và các cấp chính quyền địa phương phải luôn gần dân, sát dân, luôn biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 35)