7. Bố cục của luận văn
2.1. Các điều kiện địa lý, tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội và văn hoá ảnh hưởng đến
ảnh hưởng đến việc PBGDPL cho đồng bào các DTTS tại tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình an ninh, chính trị tỉnh Đắk Lắk
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nguyên và trong cả nước. Đây là vùng đất có các nguồn lực tự nhiên phong phú, nơi sinh sống của nhiều thành phần tộc người, các lĩnh vực kinh tế - xã hội có điều kiện để phát triển bền vững, các loại hình văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo phát triển đa dạng. Đến với Đắk Lắk là đến với vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội; với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Hiện nay, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thành phố (Buôn Ma Thuột - Tỉnh lỵ), 1 thị xã (Buôn
Hồ) và 13 huyện (Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Đrắk). Đắk Lắk có các trục đường giao thông quan trọng nối liền với nhiều tỉnh, thành phố như: Quốc lộ 14 nối Buôn Ma Thuột với thành phố Pleiku (Gia Lai), thành phố Kon Tum (Kon Tum) và thành phố Đà Nẵng, nối Buôn Ma Thuột với thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông), Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 26 nối Buôn Ma Thuột với thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); Quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và một số tuyến đường khác nối liền với vùng Đông Bắc Campuchia... Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn có cảng hàng không nối với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và thành phố Vinh (Nghệ An). Thành phố tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk; đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao cấp vùng; đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế.
Địa bàn Đắk Lắk chủ yếu thuộc sườn phía Tây Nam dãy Trường Sơn, độ cao trung bình 400 - 800m so với mực nước biển, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, cao nguyên bằng phẳng chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450m nằm ở giữa tỉnh, còn lại là vùng thấp gồm những bình nguyên ở phía Bắc và phía Nam tỉnh. Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất với diện tích đất đỏ bazan rất lớn, chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên, thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả, là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Rừng phân bố đều khắp ở các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới giáp nước Campuchia, với tổng diện tích đất có rừng khoảng 6.088,86 km2; trong đó, rừng tự nhiên là 5.944,89 km2, rừng trồng là 143,97
km2. Rừng ở đây phong phú và đa dạng, với các loài cây gỗ, cây đặc sản có giá trị kinh tế và khoa học cao, có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai; có nhiều loài động vật quý hiếm, phân bố ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Nhiều loài động, thực vật quý hiếm của rừng Đắk Lắk được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm như: sét cao lanh (phân bố ở M’Đrắk, Buôn Ma Thuột với trữ lượng trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’Đrắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), than bùn (Cư M’Gar), đá quý, đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh [25, tr.11].
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên khác trong vùng được Nhà nước quan tâm đầu tư về kinh tế - xã hội và một số chính sách ưu đãi khác. Vì vậy, tiềm lực kinh tế của tỉnh Đắk Lắk đã có những bước phát triển mới: Đã hình thành các khu, cụm công nghiệp, đô thị mới; cơ sở hạ tầng được hoàn thiện thêm một bước như giao thông nông thôn, mạng lưới điện, thủy lợi, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông…; cơ sở hạ tầng như giáo dục, y tế, văn hóa xã hội được mở rộng; đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện. Đó là những nền tảng rất cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Về kinh tế - xã hội: Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm xã hội năm 2014 đạt khoảng 37.700 tỷ đồng, tăng 9,2% so với thực hiện năm 2013. Trong đó: Giá trị ngành nông, lâm, thủy sản 16.420 tỷ đồng, tăng 5% ; Giá trị ngành công nghiệp - xây dựng 6.440 tỷ đồng, tăng 9,9% ; Giá trị ngành dịch vụ 14.840 tỷ đồng, tăng 13,9%; Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành 31,4 triệu đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khoảng 3.525 tỷ đồng, đạt 103,4% dự toán Trung ương giao [59, tr.1].
Các hoạt động văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục, phát thanh truyền hình, định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều cố gắng; mạng lưới giao thông được nâng cấp, 100% xã có đường ôtô đến trung tâm, 98% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ phủ sóng phát thanh là 100%, truyền hình là 95%,…[59, tr.2]. Tuy nhiên, một số vùng còn gặp nhiều khó khăn (nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa), trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn yếu kém.
2.1.1.3.Tình hình an ninh, chính trị
Tình hình an ninh, chính trị cơ bản được ổn định nhưng còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, kết hợp với âm mưu bạo loạn lật đổ đối với nước ta nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Chúng sử dụng nhiều thủ đoạn, chống phá trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá; tăng cường hoạt động tình
báo, phục hồi các tổ chức phản động cũ, nhen nhóm các tổ chức phản động mới, nuôi dưỡng chỉ đạo bọn nguỵ quân, ngụy quyền cũ và bọn FULRO lưu vong để phối hợp hành động khi có thời cơ, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Việc bạo loạn chính trị đầu tháng 02/2001 và tháng 4/2004 tại Đắk Lắk đều nhằm mục đích công khai hoá cái gọi là “nhà nước Đề Ga độc lập”; việc lôi kéo, lừa phỉnh đồng bào DTTS vượt biên trái phép sang Campuchia; phát tán tờ rơi, viết khẩu hiệu chống chính quyền, chống Đảng, kích động đồng bào DTTS ở một số buôn, thôn… đều nằm trong âm mưu nói trên. Nhưng với nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh, được sự chỉ đạo của Trung ương nên tình hình an ninh - chính trị cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, chủ động đối phó với mọi âm mưu của các thế lực thù địch.
2.1.2. Thực trạng phân bố các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Khi nói đến Đắk Lắk ngày nay, một trong những điểm nổi bật cần phải nói đến đầu tiên là sự đa dạng về thành phần dân tộc tạo nên diện mạo, sắc thái văn hóa riêng biệt ít có nơi nào trên đất nước có được. Theo số liệu thống kê tổng điều tra dân số năm 2009, thì tỉnh Đắk Lắk có đến 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Kinh (Việt) chiếm 67% dân số, 33% còn lại là đồng bào các DTTS như Êđê, Mnông, Gia Rai, Tày, Nùng, Thái... Đặc điểm này cần phải được nhận thức sâu sắc và tính đến khi phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng cũng như trong hoạch định các chính sách phát triển [25, tr.211].
2.1.2.1. Phân bố dân cư của các dân tộc theo đơn vị hành chính cấp huyện Dân tộc Kinh và các DTTS phân bố ở khắp các địa phương trong tỉnh, không
một huyện nào không có người Kinh cũng như người dân tộc thiểu số. Điều đó cho thấy, ngày nay cư trú đan xen, cộng cư là một hiện tượng phổ biến. Một số huyện có trên 20 thành phần dân tộc cộng cư là Ea H’Leo (26), Ea Súp (25), Krông Bông (25), Krông Năng (24). Đây là kết quả tất yếu của quá trình chuyển cư từ vùng đồng bằng qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ sau thống nhất đất nước, Nhà nước thực hiện mạnh mẽ đường lối, chính sách tái phân bố dân cư và lao động trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ các dân tộc phân bố không đều ở các đơn vị hành chính cấp huyện. Do quá trình lịch sử, tập quán sinh hoạt, nhu cầu sản xuất, người DTTS chiếm tỷ lệ cao
ở các huyện trước đây đã từng có nhiều cộng đồng dân tộc tại chỗ sinh sống, những huyện đất rộng người thưa có tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của những DTTS chuyển cư, phần lớn là DTTS từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Các huyện có tỷ lệ người DTTS cao trên 40% như Lắk (66,22%), Buôn Đôn (66,12%), Krông Bông (47,47%), M’Đrắk (42,64%), Krông Ana (41,97%), Cư M’gar (41,43%), Krông Năng (41,24). Do người Kinh có xu hướng sống tập trung khá cao ở khu vực thành thị, thuận lợi với các ngành dịch vụ, công nghiệp như thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar, thị xã Buôn Hồ nên tỉ lệ người DTTS ở các đơn vị hành chính này khá thấp, dưới 22% (xem Phụ lục 1)[23, tr.212].
300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 B uô n M a T hu ột B uô n Đ ôn C ư M ’g ar E a H ’L eo E a K ar E a S úp K rô ng A na K rô ng B ôn g K rô ng B úk K rô ng N ăn g K rô ng P ắc L ắk M’Đ rắ k C ư K ui n T hị x ã B uô n H ồ DT Kinh DT T hiểu số
Biểu đồ 2.1 Phân bố dân cư của các dân tộc theo đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Đắk Lắk
2.1.2.2. Phân bố dân cư của các dân tộc theo khu vực thành thị - nông thôn
Phân bố dân cư nói chung giữa khu vực thành thị - nông thôn của tỉnh Đắk Lắk cho thấy có sự chuyển dịch chậm do đại bộ phận người dân và nền kinh tế còn dựa vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có phát triển ở khu vực thành thị nhưng chưa thu hút nhiều dân cư và lao động nông thôn. Đối với người dân tộc thiểu
số, do đặc thù về hoạt động sản xuất, lịch sử quần cư, chính sách định canh, định cư của Nhà nước… nên phần nhiều còn sống ở vùng nông thôn. Theo thống kê dân số chi tiết năm 2009, nếu như tỉ lệ dân cư nông thôn tính chung chiếm gần 76% thì người DTTS là 91,18%. Hầu hết các DTTS có tỉ lệ dân cư sống ở vùng nông thôn chiếm trên 90%. Ngay cả người dân tộc Êđê có số dân đông nhất với 298.534 người, sinh sống nhiều nơi ở khu vực thành thị trong tỉnh, thì tỉ lệ sống ở nông thôn vẫn lên tới 88,85%. Người Gia Rai là dân tộc tại chỗ có số dân đứng hàng thứ ba trong tỉnh với 16.129 người, có tỉ lệ sống ở khu vực thành thị khá cao, gần 23%. Riêng người Hoa thường gắn với hoạt động thương mại nên tỉ lệ sống ở thành thị lên tới 64,4% [23, tr.214]. 1400000 1200000 1000000 800000 Tổng số Thành thị 600000 Nông thôn 400000 200000 0
Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số
Biểu đồ 2.2. Phân bố dân cư của các dân tộc theo khu vực thành thị - nông thôn tỉnh Đắk Lắk năm 2009
2.1.2.3. Phân bố dân cư của các dân tộc theo giới tính
Chênh lệch tỷ lệ giới tính trong tổng dân số toàn tỉnh khoảng 1%, nam giới nhiều hơn nữ giới. Khi xem xét riêng nhóm dân tộc Kinh và nhóm DTTS nhận thấy dân tộc Kinh có chênh lệch tỷ lệ giới tính cao tới 1,86%, trong khi nhóm DTTS cân bằng giới tính cao hơn, chênh lệch tỷ lệ chỉ 0,48%. Một khác biệt nữa là trong khi cộng đồng người Kinh nam giới đông hơn nữ giới thì ngược lại ở cộng đồng DTTS nữ giới đông hơn nam giới. Trong các dân tộc thiểu số, chỉ xét những dân tộc có dân số đông trên 15.000 dân, thì các DTTS tại chỗ như Êđê, Mnông, Gia Rai có tỷ lệ nữ
giới cao hơn nam giới, còn các dân tộc có nguồn gốc từ miền núi phía Bắc như Tày, Nùng, Mông, Mường, Dao có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới [26, tr.214].
1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 Tổng số 600,000 Nam Nữ 400,000 200,000 0
Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số
Biểu đồ 2.3. Phân bố dân cư của các dân tộc theo giới tính 2.1.2.4. Địa bàn phân bố các tộc người
Địa bàn phân bố của một số dân tộc thiếu số tại tỉnh Đắk Lắk như sau:
- Người Êđê sinh sống chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Krông Búk, Krông Pắc, Krông Năng, Krông Ana, M’Đrắk, Cư M’gar, Ea Kar, Cư Kuin.
- Người Mnông sinh sống chủ yếu ở các huyện: Lắk, Krông Bông. - Người Gia Rai sinh sống chủ yếu ở các huyện: Ea H’Leo, Ea Súp. - Người Xơ Đăng sinh sống chủ yếu ở các huyện: Krông Pắc, Cư M’gar. - Người Bru - Vân Kiều sinh sống chủ yếu ở huyện Krông Pắc.
- Các dân tộc khác như Mường, Thái, Tày, Nùng, Hmông có ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố nhưng tập trung đông nhất ở huyện Krông Bông, M’Đrắk.
- Dân tộc Kinh nhập cư sinh sống ở Đắk Lắk qua nhiều thời kỳ từ đầu thế kỷ XX, có ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh [26, tr.215].
2.1.2.5. Các dân tộc ở Đắk Lắk
Theo thống kê tổng điều tra dân số năm 2009 thì tỉnh Đắk Lắk có đến 47 dân tộc anh em cùng sinh sống nếu tính cả DTTS chỉ hiện diện 01 người. Trong tổng dân
số năm 2009 là 1.733.113 người thì dân tộc Kinh có 1.161.044 người, chiếm 67% dân số và các DTTS có 572.069 người, chiếm 33% dân số. Êđê, Mnông, Gia Rai là các tộc người tại chỗ, còn các dân tộc Kinh, Hoa, Mường, Xơ Đăng, Bru - Vân Kiều, Ba Na, Khơ me, Chăm, Raglai… là các dân tộc di cư đến sau này. Một số dân tộc vốn gốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tày, Thái, Nùng, Dao, Mông… đến Đắk Lắk làm ăn sinh sống chủ yếu từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng theo các kế hoạch xây dựng, phát triển các khu kinh tế mới hoặc theo đường di dân tự do [26]. Các dân tộc tại chỗ tuy không cư trú thành những vùng riêng biệt, song đồng bào thường sống tập trung tại một địa bàn nhất định. Người Êđê có dân số đông nhất trong các DTTS sinh sống ở Đắk Lắk, thường cư trú tại các vùng trung tâm, một số huyện ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện: Krông Pắc, Krông Búk, Ea Súp, M’Đrắk. Người Mnông cư trú chủ yếu tại