7. Bố cục của luận văn
2.2. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Pháp luật về PBGDPL đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về PBGDPL nói chung và PBGDPL cho đồng bào DTTS nói riêng, những quan điểm tư tưởng của Đảng đã được nhà nước cụ thể hóa thành những văn bản pháp luật có giá trị pháp lý để làm cơ sở cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện những công việc liên quan đến công tác PBGDPL nói chung, với đồng bào DTTS nói riêng. Những cơ
sở pháp lý quan trọng để thực hiện tốt công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh có thể kể đến hệ thống các văn bản hiện hành sau:
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
Nghị định số: 28/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật;
Quyết định số: 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tổ chức, xây dựng, khai thác, quản lý các tủ sách pháp luật trong hoạt động quản lý;
Quyết định số: 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Quyết định số: 27/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng PBGDPL;
Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt đề án PBGDPL từ 2009 đến 2012 cho người lao động và chủ sử dụng lao động:
Thông tư liên tịch về công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường giữa Bộ giáo dục và bộ Tư pháp được quy định tại Thông tư số 30 ban hành ngày 16/11/2010.
Quyết định số 3993/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hương ước, quy ước năm 2017;
Kế hoạch thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017
- 2021 trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 1622/ QĐ-UBND ngày 30/ 6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh);
Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hương ước, quy ước năm 2018 (Ban hành kèm Quyết định số 3664/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh);
Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh;
Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hương ước, quy ước năm 2018 (Ban hành kèm Quyết định số 3664/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh);
Kế hoạch số 11462/KH-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 trên địa bàn tỉnh (13/02/2019);
Kế hoạch số 04/KH-STP ngày 23/01/2019 của Sở Tư pháp Đắk Lắk về việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Tư pháp năm 2019.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác PBGDPL nói chung, đồng bào DTTS nói riêng đã phát huy tác dụng rất tích cực trong việc nâng cao hiểu biết nói về xã hội nói chung và đặc biệt kiến thức về nhà nước và pháp luật nói riêng trong nhân dân nói chung, đồng bào nói riêng thực hiện đúng theo quan điểm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
2.3. Thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các DTTS tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua
2.3.1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các DTTS tại tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sở Tư pháp đã báo cáo kết quả thực hiện Đề án 554 về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, từ HĐND, UBND, Hội đồng PBGDPL, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBDN Thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện trên địa bàn tỉnh đã không ngừng chủ động tham mưu, phối hợp và triển khai, lập kế hoạch cho công tác PBGDPL. Những nội dung chủ yếu được tuyên truyền là những chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chính sách cụ thể của tỉnh và từng địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó đặc biệt chú trọng và quan tâm đến những chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào các dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; các đối tượng yếu thế trong xã hội; các doanh nghiệp và nhân dân để dân biết và thực hiện.
- Công tác ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện:
Để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý (TGPL) nói chung, cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn tỉnh, với chức năng là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh (kèm theo Quyết định số 3993/QĐ-UBND ngày 30/12/2016); Kế hoạch triển khai công tác TGPL trên địa bàn tỉnh năm 2017 (kèm theo Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 9/01/2017); Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, thôn buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020 (kèm theo Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh).
Đối với Sở Tư pháp, để triển khai công tác này, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-STP ngày 24/01/2017 về triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, hương ước, quy ước trong ngành Tư pháp năm 2017, Kế hoạch số 32/KH-STP ngày 29/12/2016 về triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác TGPL năm 2017, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL, TGPL bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đến các tầng lớp nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
-Tổ chức hội nghị quán triệt các luật mới ban hành, hội nghị phổ biến tuyên truyền pháp luật, tập huấn nghiệp vụ:
Từ năm 2011 - 2015, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức 08 hội nghị quán triệt các luật mới ban hành do Quốc hội khóa XII và Quốc hội khóa XIII thông qua tại các kỳ họp cho hơn 1.600 lượt cán bộ chủ chốt ở các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Sở cũng đã chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND cùng cấp tổ chức hàng chục
ngàn hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hàng trăm ngàn lượt cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cấp huyện, cấp xã và hòa giải viên cơ sở; đồng thời, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực, tiếp tục tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong công tác này.
Trong năm 2018, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức 02 hội nghị phổ biến, quán triệt các luật mới ban hành tại kỳ họp thứ 04 và thứ 05, Quốc hội khóa XIV cho hơn 400 lượt cán bộ chủ chốt các Sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh và Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
Phối hợp với xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; xã Ea Kuếh, huyện Cư M’gar; xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột; xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy; hội nghị tập huấn về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đồng thời, hỗ trợ 03 tủ sách pháp luật cho UBND 03 xã điểm (Hoà Hiệp, huyện Cư Kuin; Hoà Phú, thành phố Buôn Ma Thuột và Ea Kuêh, huyện Cư M’gar) với hơn 300 đầu sách văn bản pháp luật, sách nghiên cứu, chuyên khảo về pháp luật, chính trị, nhằm góp phần nâng cao kiến thức và phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tiếp thu nội dung của hội nghị này, các đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhất là người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
-Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật: Xác định việc tổ chức các Cuộc thi, Hội thi tìm hiểu pháp luật là một trong hoạt động tuyên truyền PBGDPL hiệu quả. Do đó, hàng năm Sở đều tham mưu UBND tỉnh tổ chức từ một đến năm Hội thi,
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong phạm vi toàn tỉnh. Nội dung thi tập trung vào những quy định pháp luật liên quan thiết thực tới đại bộ phận nhân dân (như pháp luật về thanh niên, giao dịch dân sự, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, giao thông đường bộ, thực hiện dân chủ cơ sở...), cụ thể: năm 2011 đã tổ chức thành công Hội thi “Trưởng thôn, buôn, tổ dân phố với kiến thức pháp luật”, năm 2012 Hội thi “Hộ
tịch viên giỏi”, năm 2013 Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”, năm 2015 Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam”. Ngoài ra, định kỳ hàng năm Sở Tư pháp đều tổ chức các Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật thông qua Bản tin Tư pháp Đắk Lắk Các Hội thi, Cuộc thi đều có nhiều nội dung xoay quanh vấn đề chính sách, chế độ của Nhà nước liên quan đến người dân đặc biệt là người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, nên thông qua đó đã nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Mặt khác, Sở tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật thông qua Bản tin Tư pháp, Trang tin điện tử của Sở (3 kỳ): kỳ 1 - về chủ đề phòng, chống bạo lực gia đình; kỳ 2 - chủ đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; kỳ 3 - chủ đề Bộ luật Hình sự, (nhận 88.192 bài thi); thông qua đó nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Trong năm 2016, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Hội thi “Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã với pháp luật” năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh cử các hòa giải viên tiêu biểu của huyện Krông Búk đại diện cho các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh tham gia Hội thi “Hòa giải viên giỏi” toàn quốc lần thứ III do Bộ Tư pháp tổ chức.
Năm 2018, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn tỉnh, với số lượng hoà giải viên tham gia là 3.242 lượt hòa giải viên (trong đó có nhiều thí sinh dự thi là người đồng bào dân tộc thiểu số). Hội thi như: “Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi”; Hội thi về an toàn giao thông (do Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức); Hội thi gia đình hạnh phúc; Hội thảo về phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội khu vực Tây Nguyên - Nam Trung Bộ ... góp phần nâng cao kiến thức pháp luật trong nhân dân.
Trong năm 2016, Sở đã biên soạn và phát hành 18 loại tờ với tổng số 1.196.000 tờ tuyên truyền pháp luật về bầu cử; tìm hiểu về một số quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Trưng cầu ý dân năm 2015; Luật Trẻ em năm 2016; pháp luật về an toàn giao thông đường bộ… ; 1.000 cuốn Đề cương giới thiệu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; 400 cuốn Đề cương giới thiệu các luật mới ban hành; 200 đĩa CD- Room hỏi đáp pháp luật về an toàn giao thông; 3.500 cuốn tài liệu phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý hộ tịch và chứng thực, cấp phát đến tận cơ sở nhằm tuyên truyền đến nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số những quy định mới của pháp luật liên quan, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Năm 2017 Sở đã biên soạn và cung cấp hơn 1.000 cuốn Đề cương giới thiệu các luật mới ban hành, tài liệu hướng dẫn công tác xây dựng xã, phường...; 12 loại tờ gấp các loại với số lượng phát hành 600.000 tờ, nội dung tuyên truyền pháp luật về Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Đấu giá tài sản năm 2016; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường… cấp phát đến tận cơ sở nhằm tuyên truyền đến nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số những quy định mới của pháp luật liên quan, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Năm 2018, Sở tiếp tục duy trì việc xây dựng, phát hành Bản tin Tư pháp Đắk Lắk hàng tháng với số lượng 3.500 cuốn/số/tháng (đã phát hành 12 số với số lượng là 42.000 cuốn); biên soạn và cung cấp 400 cuốn tài liệu giới thiệu các luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 4, 5 Quốc hội khóa XIV; 200 cuốn tài liệu phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy; 200 cuốn Sổ tay hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; 3.000 cuốn Sổ tay “Hòa giải ở cơ sở”; 03 loại tờ gấp với số lượng phát hành 220.800 tờ các loại (nội dung tuyên truyền về Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý) cấp phát đến tận cơ sở nhằm tuyên truyền đến nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số những quy định mới của pháp
luật liên quan, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
- Về tuyên truyền, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng:
Sở Tư pháp duy trì thường xuyên việc xây dựng và phát hành Bản tin Tư pháp Đắk Lắk định kỳ hàng tháng với số lượng 3.500 cuốn/số/tháng, cấp phát miễn phí đến các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; cấp huyện, các thôn, buôn, tổ dân phố, cụm dân cư trong toàn tỉnh và báo cáo viên pháp luật tỉnh; Trang tin điện tử Sở (www.sotuphapdaklak.gov.vn) thường xuyên đăng tải các quy định pháp luật mới, thiết thực với đại bộ phận dân cư, thông tin về hoạt động tư pháp, cung cấp miễn phí các tài liệu nghiệp vụ PBGDPL... để phục vụ cho việc tìm hiểu và nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Ngoài ra, Sở đã phối hợp với báo Đắk Lắk duy trì chuyên mục Giải đáp pháp luật trên Báo, trong 05 năm qua đã thực hiện được 158 kỳ trên số báo cuối tuần nhằm