địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015- 2019
Về thực chất, đây cần được xem là các cơ cấu khác nhau của tình hình nhân thân người phạm tội về ma túy ở huyện Củ Chi giai đoạn 2015-2019, được xem xét theo ba loại đặc điểm khác nhau, những cái phản ánh bản chất xã hội và pháp lý hình sự của người phạm tội về ma túy, tức là một chỉnh thể đồng bộ. Vì thế, so sánh với cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy, ở đây có sự bổ sung.
2.2.1. Các đặc điểm tự nhiên
2.2.1.1. Cơ cấu theo giới tính
Về cơ cấu theo giới tính có ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi được thể hiện qua [Bảng
2.8 phần Phụ lục]. Theo đó, trong 05 năm từ 2015-2019, số nam giới là 489 người
chiếm tỷ lệ 78,37%, nữ giới là 135 người chiếm tỷ lệ 21,63%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm xã hội quyết định. Phần lớn các đối tượng nữ sa chân vào mua bán ma túy hầu hết bị nghiện ngập, có lối sống buông thả, muốn có tiền nhanh nhưng muốn nhàn thân.
Như vậy, từ khía cạnh nhân thân người phạm tội về ma túy với đặc điểm giới tính có thể thấy do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách mạnh mẽ quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhẳc khi thực hiện hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao tỉ lệ nam giớỉ phạm tội thường cao hơn nữ giới. Các chuyên gia tội phạm học chỉ ra nguyên nhân là do hoóc môn testosterone nhen nhóm sự gây hấn; con trai mất nhiều thời gian hơn để trở nên chín chắn, trưởng thành so với con gái và giống như ở phái yếu, não trước của phái mạnh cũng không phát triển bao myelin quấn quanh sợi thần kinh hoàn chỉnh cho tới tận cuối lứa tuổi 20 và thậm chí đầu lứa tuổi 30. Não trước là nơi cư trú của các chức năng điều hành, như kiểm soát xung thần kinh, phản ánh hay nhận thức về các hậu quả. Trong trường hợp này nam
giới là những người dễ trở nên hiếu chiến, điều đó dẫn đến việc nam giới dễ trở thành chủ thể của hành vi phạm tội nói chung và chủ thể của hành vi phạm tội về ma túy nói riêng.
2.2.1.2. Cơ cấu theo độ tuổi
Cơ cấu theo đổ tuổi thể hiện tại [Bảng 2.9 phần Phụ lục] cho thấy tội phạm về ma túy trên địa huyện Củ Chi chủ yếu bị xét xử là tội về tàng trữ, vận chuyển, mua bán, các đối tượng phạm tội ở nhiều độ tuổi khác nhau: dưới 18 tuổi có 4 bị cáo chiếm 0,64 %; từ 18 đến 30 tuổi có 280 bị cáo chiếm 44,87%; từ 31 đến 60 tuổi có 335 bị cáo chiếm 53,69%; trên 60 tuổi trở lên có 5 bị cáo chiếm 0,8%. Ở độ tuổi khác nhau, tâm sinh lý của con người cũng có sự thay đổi và tác động mạnh mẽ tới nhận thức và hành vi mà họ thực hiện. Độ tuổi từ từ 31 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất, mức độ này duy trì đều trong nhiều năm; độ tuổi này con người đủ nhận thức và đã có sự ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống, xã hội. Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi ở mức độ trung bình và đây là nhóm tuổi có đặc điểm tâm lý nhận thức chưa đầy đủ, hạn chế về khả năng điều khiển và kiểm soát hành vi, thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, nhóm tuổi dưới 18 và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp.
Như vậy, độ tuổi từ từ 31 đến 60 chiếm tỷ lệ cao nhất, vì trong độ tuổi này tuy là đã chín chắn về nhận thức nhưng tỷ lệ phạm tội vẫn cao nhất, nguyên nhân là do độ tuổi này mỗi người đã phải chịu trách nhiệm với bản thân và gia đình cùng với sự tác động của hoàn cảnh gia đình, một số người là trụ cột gia đình gánh vác trách nhiệm về kinh tế và với tâm lý “hi sinh đời bố củng cố đời con” nên đại đa số người phạm tội về ma túy tuy nhận thức được về chế tài áp dụng nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
2.2.1.3. Cơ cấu theo dân tộc
Cơ cấu theo yếu tố dân tộc thể hiện qua [Bảng 2.10 phần Phụ lục], theo đó người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi chủ yếu là dân tộc kinh có tới 501 bị cáo chiếm tỷ lệ 80,29%; còn lại người dân tộc thiểu số và người nước ngoài có 123 bị cáo chiếm tỷ lệ 19,71%, có hiện tượng như vậy là vì phần lớn số bị cáo phạm tội sinh sống trên địa bàn huyện là người dân tộc kinh trong khi đó tỉ lệ người
sinh sống trên địa bàn huyện Củ Chi là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp vì thông thường người dân tộc thiểu số phân bố ở các vùng Cao Nguyên và Tây Bắc và một số ít người nước ngoài phạm tội, họ đều từ các nơi khác đến phạm tội trên địa bàn.
Như vậy, những người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi có một tỷ lệ dân tộc thiểu số như: (tày, nùng, ê đê ...), qua thực tiễn xét xử hầu hết các đối tượng đều thừa nhận rằng, trong nhận thức pháp luật của họ chỉ sợ vi phạm luật tục của dân tộc mình, sợ bị đuổi khỏi buôn làng nếu vi phạm luật tục, cộng với trình độ văn hóa thấp nên họ không nhận thức pháp luật đầy đủ, với cái nghèo bủa vây đời sống kinh tế, khi nghe các đối tượng xấu dụ đỗ thì làm theo để có được cơm ăn, áo mặc, cuộc sống đầy đủ vật chất mà không vi phạm luật tục riêng của dân tộc mình thì làm theo.
2.2.1.4. Cơ cấu theo nơi cư trú
Cơ cấu theo yếu tố nơi cư trú thể hiện qua [Bảng 2.11 phần Phụ lục], theo đó người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi chủ yếu sinh sống ở địa phương có 485 bị cáo chiếm tỷ lệ 77,72 %, một phần ở các quận/ huyện, tỉnh, thành phố và quốc gia khác đến Củ Chi phạm tội bị bắt có 139 bị cáo chiếm tỷ lệ 22,28%. Do sống thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn huyện thì các bị cáo có lợi thế hơn đối với các bị cáo ở nơi khác đến thể hiện ở việc thông thuộc địa bàn, nắm được tình hình các đối tượng nghiện hút, chích hay những tụ điểm nóng về ma túy trên địa bàn nên có sự tính toán để thực hiện hành vi phạm tội và các yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội cũng tác động đến sự hình thành về nhận thức và hành vi của họ…
Như vậy, đa số người phạm tội về ma túy thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn huyện Củ Chi, hiện nay Củ Chi với tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa đang được quan tâm thì kéo theo chênh lệch về giàu nghèo giữa người dân, một phần do trên địa bàn huyện cá cơ quan chức năng chưa thực hiện tốt công tác tạo công ăn việc làm cho người dân, tỉ lệ thấp nghiệp hoặc việc làm không ổn định còn cao do đó tác động trực tiếp đến việc hình thành suy nghĩ, tư tưởng, nhân cách của người dân sống trên địa bàn, so với địa bàn thành phố Hồ Chí ở các quận 1, quận 3 thì tỉ lệ người phạm tội về ma túy lại cao hơn, nguyên nhân là để có được nơi ăn chốn ở tại quận 1, quận 3 (mức sống cao hơn, điều kiện vật chất, an sinh xã hội hơn hẳn) thì người dân nỗ
lực lao động rèn luyện bản thân, có việc làm ổn định. Mặt khác, mật độ dân số có tác động ngược chiều với tỷ lệ tội phạm ma túy, điều này có thể giải thích là khu vực Củ Chi ít dân cư sinh hơn các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, do đó, vận chuyển, buôn bán ma túy dễ hơn những nơi đông dân cư.
2.2.2.Các đặc điểm xã hội
2.2.2.1 Cơ cấu theo trình độ học vấn
Cơ cấu theo yếu tố trình độ học vấn thể hiện qua [Bảng 2.12 phần Phụ lục], hầu hết người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi có trình độ học vấn thấp, không biết chữ (85 bị cáo chiếm 13,62%), tiểu học (178 bị cáo chiếm 28,53%), trung học cơ sở (197 bị cáo chiếm 31,57%) và trung học phổ thông (145 bị cáo chiếm 23,24%) và trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ít nhất có 19 bị cáo chiếm 3,04%. Người có trình độ học vấn thấp sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và cũng vì thế mà thiếu suy nghĩ, thiếu nhận thức pháp luật nên dễ dàng phạm tội. Không chỉ người có trình độ học vấn thấp mới phạm tội mà người có trình độ học vấn cao cũng phạm tội bởi kiến thức pháp luật là những thứ được nhận thức không đơn giản như việc biết chữ. Riêng đối với tội phạm về ma túy thì không cần thiết phải có trình độ học vấn cao mới thực hiện được.
Điển hình bản án: Nguyễn Thế K, trình độ văn hóa: 7/12. Nội dung vụ án: Qua điều tra, Nguyễn Thế K khai nhận bản thân K có tiền án về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” chưa được xóa án tích, lại nghiện ma túy, số ma túy trên là K mua của một người đàn ông tên Long (chưa rõ lai lịch) thông qua một người phụ nữ (chưa rõ lai lịch) tại bến xe An Sương thuộc Quận 12. Sau khi mua ma túy thì Nguyễn Thế K gọi điện cho bạn gái tên Mai Hoàng Xuân N (Sinh năm 2000) hỏi mượn xe với lý do đi công chuyện, lúc này Nhi đang ở nhà tại ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi cùng người bạn tên Dương Nguyệt C (Sinh năm 1996) thì N nói lại với C là K muốn mượn xe nhưng N không có xe nên C đồng ý cho K mượn xe (C cũng có quen biết với K). Sau đó C giao xe gắn biển số 59M2-329.36 cho N để N điều khiển xe gắn máy trên đến cho K mượn. Sau đó K một mình đến nhà trọ Thảo Vy để sử
dụng ma túy thì bị bắt quả tang. Bị TAND huyện Củ Chi tuyên bố bị cáo Nguyễn Thế K phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
(Bản án số 179/2019/HSST ngày 30/10/2019 của TAND huyện Củ Chi)
Như vậy, từ thực tiễn xét xử các vụ án ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, nhận thấy nguyên nhân từ trình độ học vấn thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu việc làm của người phạm tội về ma túy, họ không tìm được công việc làm dẫn đến thất nghiệp hoặc tìm được công việc không ổn định (như bốc vác, thợ hồ …) cuộc sống bấp bênh, thiếu trước hụt sau. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp dẫn đến nhận thức pháp luật thấp, ít hiểu biết, không căn nhắc được việc làm là có lợi hay có hại. Trình độ học vấn là đặc điểm nhân thân là nguyên nhân tác động đến việc thực hiện hành vi của người phạm tội về ma túy.
2.2.2.2. Cơ cấu theo nghề nghiệp
Cơ cấu theo yếu tố nghề nghiệp tại [Bảng 2.13 phần Phụ lục], theo đó người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi không có nghề nghiệp là cao nhất với 276 bị cáo chiếm 44,23%, nghề nghiệp không ổn định có 209 bị cáo chiếm 33,49%, có nghề nghiệp ổn định có 139 bị cáo chiếm 22,28%. Như vậy, nhìn vào cơ cấu nghề nghiệp của người phạm tội về ma túy cho thấy bản chất lười lao động ham hưởng thụ của họ, chính thói quen lười lao động, coi thường lao động, ngại khó khăn và ý thức vô kỷ luật càng làm họ dễ đi vào con đường phạm tội.
Điển hình vụ án: Cao Văn T; sinh ngày 14/01/1999; giới tính: Nam; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ấp T, xã T, huyện Củ Chi; trình độ học vấn: 8/12; nghề nghiệp: Không; tiền án, tiền sự: Không. Bị TAND huyện Củ Chi tuyên phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo bản án số 182/2018/HSST ngày 6/11/2018, do không có nghề nghiệp nên bị cáo đến huyện Củ Chi học nghề sửa xe máy, tại đây bị cáo được sử dụng chất ma túy và thực hiện hành vi phạm tội.
Như vậy, từ thực tiễn xét xử cho thấy hầu hết người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi là người không có việc làm hoặc việc làm không ổn định, dẫn đến không có nguồn thu nhập ổn định để sinh sống, trang trải, chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu hàng ngày, bị mọi người chê bai. Từ đó hình thành tâm lý muốn có
tiền và kiếm tiền nhanh chóng nên dễ bị tác động, dụ dỗ, lôi kéo… nên đã thực hiện hành vi phạm tội về ma túy.
2.2.2.3. Cơ cấu theo tôn giáo, tín ngưỡng
Nghiên cứu nhân thân của 624 bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, số bị cáo không theo tôn giáo có 425 bị cáo chiếm tỷ lệ 68,11% và có 199 bị cáo chiếm tỷ lệ 31,89% có theo tôn giáo như: đạo phật, đạo thiên chúa… trong đó nhiều trường hợp lợi dụng các địa điểm, các buổi hội họp tín ngưỡng nơi đông người khó có thể kiểm soát hết để trao đổi mua bán chất ma túy.
Như vậy, về đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng không phải là đặc điểm đặc trưng, cũng như không ảnh hưởng nhiều đến việc vì sao người phạm tội về ma túy thực hiện trên địa bàn huyện Củ Chi, thực tiễn xét xử chỉ có vài trường hợp lợi dụng vào tôn giáo, lợi dụng lòng tin để thực hiện hành vi phạm tội về ma túy. Về đặc điểm này lại là đặc điểm đặc trưng, ảnh hưởng lớn đến người phạm tội khác như: tội hành nghề mê tín dị đoan…
2.2.2.4. Cơ cấu theo hoạt động xã hội
Qua thống kê 05 năm trên địa bàn huyện Củ Chi, số bị cáo phạm tội về ma túy chủ yếu là người không theo hoạt động xã hội (như đoàn, đảng…), trong đó người không hoạt động đảng chiếm tỷ lệ 92,38%; còn lại tỷ lệ 7,62 % bị cáo là đảng viên và đoàn viên. Như vậy có thể thấy rằng, những người hoạt động xã hội có suy nghĩ tích cực trong hành vi của mình dẫn tới họ khó lòng thực hiện tội phạm bởi họ phải tuân theo điều lệ đoàn, đảng… luôn làm gương cho người trong gia đình và xã hội.
Như vậy, người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi hầu hết không tham gia hoạt động xã hội, không chịu sự ràng buộc của các các tổ chức xã hội, không tiếp cận được những giá trị cuộc sống mà việc hoạt động xã hội đem lại như: tình nguyện, từ thiện… không tự rèn luyện bản thân vào nề nếp sống có ích cho xã hội, không rèn luyện được kỹ năng sống, không hình thành được những suy nghĩ tích cực, nên thường dễ phạm tội hơn những người tham gia hoạt động xã hội.
Nghiên cứu 478 bản án hình sự sơ thẩm tại TAND huyện Củ Chi với 624 bị cáo phạm tội về ma túy, cho thấy: Số người thường xuyên tụ tập ăn nhậu, chơi bời đi bar, beer clup, karaoke có chiếm 42,50%; Số người nghiện ma túy là chiếm 44,38%, còn lại không có sở thích tiêu biểu chiếm 13,12%. Kết quả thống kê cho thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tình hình tội phạm ma túy là do những người nghiện ma túy, thích thú với cảm giác do sử dụng ma túy đem lại, dẫn đến thiếu tiền để hút, chích nên phạm tội về ma túy như (vận chuyển, mua bán), tiếp đến là các tội phạm do những người thích tụ tập ăn nhậu, chơi bời di bar, beer clup. Karaoke… là những nơi nhạy cảm rất dễ bị lôi kéo phạm tội.
Điển hình vụ án: Nguyễn Trí T, sinh năm 1972, năm 2002 bị cáo bị đưa đi cai nghiện bắt buộc tại trường giáo dục đào tạo giải quyết việc làm số 3, đến năm 2006 tái hòa nhập cộng đồng tuy nhiên do sở thích lệch lạc nên bị cáo tái nghiện đồng thời có hành vi phạm tội về ma túy. Bị cáo bị TAND huyện Củ Chi tuyên phạm tội