Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa các tội về ma túy trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 97)

địa bàn huyện Củ Chi từ khía cạnh nhân thân người phạm tội

3.2.1. Các giải pháp và tổ chức triển khai các giải pháp ngăn chặn các tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi

Ngăn chặn tội phạm dưới góc độ tội phạm học được hiểu là một chỉnh thể hoạt động kiểm soát và quản lý xã hội vì mục đích ngăn ngừa các tội phạm hiện đang tiềm tàng (potentielle Kriminalitaet) trong xã hội, không để cho chúng xảy ra, không cho chúng thực hiện được đến cùng và không để xảy ra tái phạm. [41, tr.233] 3.2.1.1. Các giải pháp và tổ chức triển khai các giải pháp ngăn chặn tội phạm tiềm năng

Những biện pháp ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra được xây dựng trên cơ sở của trạng thái chưa xảy ra của các tội phạm về ma túy nhưng nó sắp xảy ra và đang tiềm tàng.

Tác động vào phương thức thực hiện các tội phạm về ma túy

Một là, tổ chức tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật phòng

chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành giúp cho người dân, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, từ đó có sự chuyển biến về nhận thức, luôn “nói không với ma túy”, và có hành động tự giác đấu tranh phòng, chống ma túy, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, an toàn.

Hai là, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về các phương thức, thủ đoạn phạm tội

mới của tội phạm về ma túy như: Các đối tượng tạo lập các tài khoản ảo, các hội nhóm kín trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram, ứng dụng nhắn tin OTT để quảng cáo, rao bán các chất ma túy; phương thức vận chuyển ma túy bằng hình thức đóng gói, ngụy trang dưới dạng các sản phẩm như thực phẩm, hàng lưu niệm rồi dán kín, chuyển hàng bằng các dịch vụ vận chuyển như Grab, Go Việt, VN Post, Viettel Post… Không chỉ dừng lại ở việc lập các tài khoản ảo, các đối tượng chủ mưu cầm đầu còn thành lập các hội, nhóm trên mạng xã hội để đăng tin, quảng cáo, trao đổi, mua bán các loại chất gây nghiện, chất hướng thần, phổ biến nhất là cần sa, “cỏ Mỹ”, “bóng cười”, “rượu 138” (rượu ngâm các bộ phận của cây thuốc phiện). Còn đối với các loại ma túy nguy hiểm hơn như ma túy tổng hợp đặc biệt là ma túy tổng hợp dạng đá, ketamin, các đối tượng lập ra các hội nhóm kín trên các mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin OTT để trao đổi thông tin, giao dịch, mua bán.

Ba là, tăng cường đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, tập huấn nâng cao

trình độ cho cán bộ, chiến sỹ trong việc nhận thức, nắm bắt xu thế phát triển của cuộc cách mạng 4.0; nghiên cứu, cập nhật các kỹ năng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới nhất là các thiết bị kỹ thuật hiện đại sử dụng trong thông tin liên lạc, phát hiện, thu thập các loại chứng cứ điện tử, nguồn thông tin tội phạm ma túy, trang thiết bị nhận diện, giám định các chất ma túy mới …

Bốn là, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng,

quán bar, beer clup, karaoke, khách sạn … để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi phạm tội về ma túy.

Tác động vào chủ thể tiềm tàng của các tội phạm về ma túy

Một là, với đối tượng nghiện ma túy thì dễ trở thành “ mắt xích” trong đường

dây vận chuyển, mua bán chất ma túy thì vận động, tuyên truyền về tác hại của ma túy, pháp luật về ma túy, tăng cường tuần tra kiểm soát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn với các tụ điểm nóng về ma túy…thiết lập đường dây nóng khi phát hiện ra người sử dụng ma túy lập tức lực lượng công an, y tế có mặt cùng với nhau phối hợp để xử lý.

Hai là, lực lượng công an phải làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc

THTP, tuyên truyền ở cộng đồng, cơ sở, khu dân cư; công tác quản lý người nghiện ngoài xã hội, trong gia đình, cũng như quản lý tại các cơ sở cai nghiện... , nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tác hại của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp để hạn chế phát sinh người nghiện mới… đồng thời lực lượng công an tiếp tục rà soát, lập hồ sơ người nghiện mới, tập trung quản lý phòng ngừa đối tượng nghiện ma túy, đối tượng ngáo đá ở các địa phương, kể cả trong những trường hợp chưa có hành vi vi phạm pháp luật.

Tác động vào nạn nhân tiềm tàng của các tội phạm về ma túy

Các tội phạm về ma túy thường không có nạn nhân bởi lẽ thường là chủ động tham gia vào việc thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể coi là nạn nhân của tội phạm về ma túy như: theo quan điểm của học viên người bị nghiện ma túy trong trường hợp trái ý muốn và bị cưỡng bức sử dụng chất ma túy (trừ những trường hợp người nghiện ma túy do chủ động sử dụng chất ma túy). Thường những nạn nhân này là bạn bè của các đối tượng phạm tội về ma túy và bị ép buộc sử dụng để lôi kéo tham gia vào các đường dây vận chuyển, mua bán chất ma túy (những nạn nhân tiềm tàng này có thể là học sinh, sinh viên…). Do đó, cần tư vấn để họ nhận thức được tác hại của ma túy và họ có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe,

quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình và có thể yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ theo quy định của pháp luật.

3.2.1.2. Các giải pháp và tổ chức triển khai các giải pháp ngăn chặn tội phạm đang xảy ra

Ngăn chặn khi tội phạm đang được thực hiện;

Mọi hành vi phạm tội về ma túy phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật nhằm chặn đứng hành vi phạm tội về ma túy đang diễn ra, không để gây thêm thiệt hại thông qua các chủ thể chức năng hoặc được phát hiện bởi các chủ thể khác như các tổ chức, đoàn thể, cơ quan quản lý hành chính nhà nước… và nhân dân.

Một là, triển khai các hoạt động nghiệp vụ như công tác trinh sát nắm tình

hình áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, đấu tranh, xử lý triệt để tội phạm về ma túy, nhất là các vụ phạm tội nghiêm trọng và tại các địa bàn trọng điểm phức tạp như: Điều tra cơ bản, xây dựng kế hoạch đấu tranh sát với tình hình; triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; phối hợp các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; phòng ngừa, kiểm soát nhằm phát hiện sớm và tổ chức triệt xóa cây có chất ma túy; tổ chức truy bắt tội phạm ma túy, thu hồi triệt để tài sản do phạm tội mà có.

Hai là, tăng cường phối, kết hợp giữa các lực lượng chuyên trách ở Trung

ương và với các địa phương, nhất là những địa phương trọng điểm phức tạp về ma túy; kịp thời rút kinh nghiệm việc thực hiện các kế hoạch phối hợp nhằm bổ sung các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch này.

Ba là, xây dựng, tổ chức thực hiện những kế hoạch phối hợp trong quản lý,

kiểm tra, giám sát để ngăn chặn hiệu quả việc thất thoát, thẩm lậu các tiền chất, hóa chất, dược liệu vào việc sản xuất ma túy tổng hợp; chủ động tổ chức các biện pháp ngăn chặn việc trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Chặn đứng quá trình lặp lại của hành vi phạm tội về ma túy, không để cho tội phạm về ma túy được thực hiện nhiều lần, vì vậy cần phải được phát hiện sớm bởi lực lượng chức năng hoặc các các chủ thể khác để xác minh, xử lý kịp thời, cụ thể:

Tăng cường kiểm tra hành chính các tụ điểm nóng về ma túy như: vũ trường, quán bar, karaoke… đồng thời cung cấp đường dây nóng của công an các phường/ xã, công an huyện để người dân chủ động báo tin. Nhận được tin báo cần phản ứng nhanh để kịp thời xử lý (không cho người phạm tội có thời gian tẩu tán tang vật, đưa ngay tang vật thu được đi giám định) khởi tố vụ án và truy tố bị can.

Thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, tập trung vào địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh- trật tự. Xây dựng lực lượng phòng chống ma túy đủ theo biên chế; mua sắm bổ sung trang bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng chống tội phạm về ma túy.

3.2.1.3. Các giải pháp và tổ chức triển khai các giải pháp ngăn chặn tái phạm

a) Các giải pháp phòng ngừa chung

Nghiên cứu nắm chắc tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma túy tại khu vực biên giới nhằm kịp thời phát hiện, triệt phá các đường dây, tổ chức có nghi vấn không cho ma túy được vận chuyển vào trong nước. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng chức năng địa phương (Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm…) nhằm tăng cường sự thống nhất và trách nhiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy. Đẩy mạnh hợp tác với lực lượng chức năng các nước trong khu vực và giữa các nước có chung đường biên giới để xác lập đấu tranh những chuyên án chung về ma túy. Thực hiện có hiệu quả các hiệp định, hiệp ước và các văn bản thỏa thuận đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong trao đổi thông tin, điều tra, bắt giữ, dẫn độ tội phạm. Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Bộ đội biên phòng Việt Nam với các lực lượng chức năng của Lào, Cam- pu-chia và Trung Quốc trong công tác phòng chống tội phạm để triệt xóa tận gốc những tụ điểm sản xuất ma túy...

Triển khai sâu rộng và xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh và Công an huyện, thành phố, thị xã trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh tội phạm ma túy, không để tình hình ma túy và tội phạm ma túy diễn biến phức tạp hơn; đẩy lùi tội phạm ma túy ở các tuyến và địa bàn trọng điểm. Chủ động thực hiện và nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, điều tra bóc gỡ các ổ, nhóm, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, nhất là các đường dây tội phạm ma túy có tổ chức, xuyên quốc gia.

b) Các giải pháp phòng ngừa cụ thể Giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử

Tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật tố giác, tin báo về tội phạm; duy trì các đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm; thực hiện đúng quy trình phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án về ma túy. Nâng cao hiệu quả điều tra, xử lý các vụ án về ma túy, không để xảy ra oan sai, không bỏ lọt tội phạm; tập trung điều tra làm rõ các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc dư luận…, phối hợp Viện Kiểm sát, Tòa án đưa ra xét xử nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa chung.

Giai đoạn thi hành án

Một là, Cơ quan Thi hành án hình sự cần phải căn cứ vào tính chất của tội

phạm, mức án người chấp hành hình phạt… thực hiện phân loại phạm nhân về ma túy để biết được đặc điểm nhân thân, lai lịch, thái độ chấp hành án của từng phạm nhân mà áp dụng các biện pháp, tuyên truyền, quản lý, giáo dục, cải tạo cho phù hợp trong đó tập trung giáo dục nhân cách, đạo đức, chuẩn mực xã hội, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, lối sống và sinh hoạt lành mạnh.

Hai là, tăng cường công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự

tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam đóng trên địa bàn; chú trọng kiểm sát, quản lý chặt chẽ số người nghiện ma túy phạm tội, giám sát chặt chẽ việc thăm gặp, gửi quà; kiểm tra nơi ăn ở, nơi cải tạo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người bị kết án phạt tù để ngăn chặn việc đưa ma túy vào nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại

giam cũng như tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam.

Ba là, cần có chương trình đào tạo những ngành nghề đơn giãn, dễ hiểu, dễ

tiếp thu cho người phạm tội về ma túy. Đảm bảo cho họ sau khi chấp hành xong hình phạt tù họ có thể kiếm sống lương thiện bằng nghề đã được học. Phải chuyển từ việc dạy các nghề nông nghiệp, thủ công sang các nghề sản xuất công nghiệp, chế biến nông sản… để tăng khả năng tìm kiếm việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp.

Sau khi chấp hành xong bản án

UBND huyện chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan liên quan, hướng dẫn việc tổ chức đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đồng thời hỗ trợ vay vốn đối với học sinh, sinh viên; và cá nhân khác tiếp cận vốn ngân sách để họ tự kinh doanh trở thành người có ích cho xã hội.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù.

3.2.2. Các giải pháp và tổ chức triển khai các giải pháp đẩy lùi các tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi từ khía cạnh nhân thân

3.2.2.1. Các giải pháp và tổ chức triển khai các giải pháp về mặt chính trị Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, sự quản lý thống nhất của chính quyền các cấp, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình ma túy tại địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách. Lấy hiệu quả của công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn được giao phụ trách là một chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng các địa phương hằng năm.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình hành động, tổ chức phát động phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống ma túy" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc" và các phong trào thi đua khác để xây dựng xã, phường, thị trấn không có ma túy.

Phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan chuyên trách, đặc biệt là vai trò chủ trì công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy của lực lượng Công an nhân dân, chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia. Phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng công an, hải quan, biên phòng, cảnh sát biển trong ngăn chặn nguồn ma túy từ nước ngoài đưa vào Việt Nam ngay từ khu vực biên giới.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và ưu tiên đầu tư nguồn lực, trang thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)