Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2014 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội PHẠM về cờ bạc TRÊN địa bàn HUYỆN củ CHI, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 43 - 63)

huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2014 - 2019)

2.2.1. Thực trạng tổ chức các lực lượng phòng ngừa tình hình tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Củ Chi

2.2.2.1. Thực trạng tổ chức lực lượng của các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Củ Chi

Theo quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án) là những cơ quan trực tiếp tham gia công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và các tội phạm về cờ bạc nói riêng. Vì vậy, để đánh giá đúng công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Củ Chi trước hết cần

phải nghiên cứu về cách thức tổ chức lực lượng và trình độ, năng lực cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương này.

Thứ nhất, đối với Cơ quan điều tra:

- Về biên chế: Hiện tại, Cơ quan điều tra Công an huyện Củ Chi gồm có 41 biên chế, trong đó có 02 lãnh đạo; 26 Điều tra viên; 13 Cán bộ điều tra.

- Về trình độ chuyên môn: Trong số 41 biên chế, có 02 Thạc sĩ (4,88%); Đại học có 33 người (80,48%); Trung cấp là 06 người (14,63%) [11, tr.1]

- Về cơ cấu, tổ chức: Cơ quan điều tra thuộc Công an huyện Củ Chi được tổ chức thành 05 Đội điều tra, trong đó có 01 Đội điều tra tổng hợp và 04 Đội Cảnh sát điều tra tội phạm. Riêng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội là đội có số lượng đông nhất với 20 biên chế (gồm 12 Điều tra viên, 08 cán bộ điều tra). Đây là lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống các tội phạm về trật tự xã hội nên có trách nhiệm giúp Trưởng Công an huyện tổ chức triển khai các biện pháp phòng ngừa và tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý các tội xâm phạm trật tự xã hội, trật tự công cộng nói chung và các tội phạm về cờ bạc nói riêng trên toàn địa bàn.

Thứ hai, đối với cơ quan VKS huyện:

- Về biên chế: Tính đến tháng 6 năm 2019, VKSND huyện Củ Chi có tổng số 27 biên chế, bao gồm 12 Kiểm sát viên (KSV), 05 Kiểm tra viên, 08 chuyên viên và 02 nhân viên phục vụ. Trong số 12 KSV có 01 lãnh đạo là KSV trung cấp, còn lại KSV sơ cấp. Hiện tại, còn thiếu 01 Phó Viện trưởng và 02 biên chế KSV.

- Về trình độ chuyên môn: Có 25 người có trình độ Đại học (92,59%); 02 người có trình độ Trung học phổ thông (7,41%). [41, tr.5]

- Về cơ cấu, tổ chức: Đối với VKS cấp huyện thì chỉ chia thành các bộ phận Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự; Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình; Kiểm sát thi hành án... Trong đó, bộ phận Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự có nhiệm vụ kiểm sát hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đối với tất cả các tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Tại VKS huyện Củ Chi, bộ phận này có 04 Kiểm sát viên và 02 Kiểm tra viên và do 01 Phó Viện trưởng phụ trách.

Thứ ba, đối với cơ quan TAND huyện:

- Về biên chế: Hiện tại TAND huyện Củ Chi có tổng số 35 biên chế, trong đó có 19 - Về trình độ chuyên môn: Có 02 người có trình độ Thạc sĩ (5,71%); 28 người có trình độ Đại học (80%); 05 người có trình độ Trung học phổ thông (14,29%).

- Về tổ chức bộ máy: Theo quy định của Luật Tổ chức TAND, thì TAND huyện Củ Chi chỉ có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và một số chuyên viên. Mỗi Thẩm phán sẽ thực hiện nhiệm vụ xét xử theo sự phân công của Chánh án. Vì vậy, không có Thẩm phán chuyên trách xét xử loại tội phạm về cờ bạc [30, tr.3].

2.2.2.2. Thực trạng tổ chức lực lượng của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và các lực lượng phòng ngừa tội phạm khác của huyện Củ Chi

Cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như Công an, Tư pháp ở địa phương cũng là những chủ thể quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tệ nạn xã hội và tội phạm về cờ bạc.

Trước hết phải kể đến cơ quan Công an: Là một lực lượng nòng cốt trong trong tác phòng ngừa tình hình tội phạm nên ngoài lực lượng Cảnh sát điều tra như đã nêu trên, Công an huyện Củ Chi còn có các lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động… với trên 400 cán bộ, chiến sĩ thường xuyên theo dõi, chỉ đạo và phối hợp với lực lượng Công an, Tư pháp ở 21 xã và thị trấn của huyện để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các loại tội phạm nói chung và các tội phạm về cờ bạc nói riêng.

Tiếp đến là cơ quan Tư pháp huyện: Với chức năng tham mưu giúp cho UBND các cấp trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao sự hiểu biết pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật và bảo vệ pháp chế của người dân, thì Phòng Tư pháp huyện Củ Chi đã được củng cố và kiện toàn về tổ chức cán bộ. Hiện tại, cơ quan này có 25 công chức, viên chức, trong đó có 8 báo cáo viên pháp luật có trình độ Đại học luật. Ngoài ra, còn có đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật với tổng số 53 người thuộc Ban Tư pháp của các xã.

Ngoài các cơ quan quản lý chuyên ngành nêu trên thì các lực lượng khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, lực lượng dân phòng, các tổ tự quản ở các khu dân cư… đã hợp thành một lực lượng to lớn và rộng khắp trên mặt trận đấu tranh chống tệ nạn xã hội và tội phạm về cờ bạc ở địa phương.

Có thể thấy, hiện tại tổ chức lực lượng phòng ngừa tội phạm của huyện Củ Chi đã tương đối đầy đủ, toàn diện. Mặc dù trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ còn chưa cao và chưa đồng đều nhưng phần nào đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các tội phạm về cờ bạc ở địa phương. Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, thì lực lượng phòng ngừa tình hình tội phạm của huyện Củ Chi vẫn cần khắc phục một số điểm hạn chế sau đây:

Thứ nhất, hiện tại các cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Củ Chi đang bị quá tải về công việc, nhất là đối với Cơ quan điều tra. Vì với tổng biên chế của Công an huyện là 539 người nhưng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội thì chỉ có 12 Điều tra viên, 08 cán bộ điều tra và thực tế đang thiếu 01 Phó Đội trưởng, 03 Điều tra viên [11, tr.5]. Vậy nên, dù các vụ án về cờ bạc xảy ra trên địa bàn huyện những năm qua chỉ chiếm 3,35% trong tổng số các vụ án hình sự nhưng với một địa bàn rộng 435km2, có 20 xã, 01 thị trấn, 03 khu công nghiệp lớn và có trên 403 ngàn dân, thì tính trung bình mỗi Điều tra viên phải chịu trách nhiệm tiến hành hoạt động điều tra tội phạm trên địa bàn rộng trên 36 km2 với khoảng 36 ngàn dân. Do đó, tỉ lệ điều tra, phá án thường chậm và chỉ đạt được khoảng 65% số vụ đã phát hiện. Hoặc như đối với cơ quan VKS huyện, hiện đang thiếu 03 biên chế nên nhiều Kiểm sát viên đã phải kiêm nhiệm các công việc khác nhau, từ đó làm cho chất lượng kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử có phần bị giảm sút.

Thứ hai, chất lượngcánbộ của cáclực lượng chức năng làm công tác phòng chống tội phạm cũng còn có hạn chế do nhiều cán bộ không được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành. Chẳng hạn như, qua kết quả khảo sát trình độ cán bộ của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội cho thấy: Chỉ có 16 cán bộ điều tra, Điều tra viên (80%) có trình độ đại học và trong số đó chỉ có 13/16 người (65%) được đào tạo về chuyên ngành điều tra, 35% số người còn lại được đào tạo về chuyên ngành khác ở các trường ngoài ngành Công an [Xem bảng 2.9 - Phụ lục]. Ở một số cơ quan khác như VKS, Tòa án huyện cũng

có tình trạng tương tự. Đây là một trong những lý do khiến địa phương thiếu cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.

2.2.2. Thực trạng quan hệ phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình các tội phạm về cờ bạc trên địa bàn huyện Củ Chi

2.2.2.1. Quan hệ phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về cờ bạc

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, Huyện ủy và các cấp chính quyền của huyện Củ Chi đã nỗ lực ban hành các nghị quyết, chương trình hành động để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có những văn bản chỉ đạo liên quan trực tiếp đến công tác đấu tranh, phòng chống các tệ nạn xã hội và tội phạm về cờ bạc. Điển hình như, sau khi có Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” và Chương trình hành động số 04-CT/TU ngày 31/12/2010 của Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh về thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, Huyện ủy huyện Củ Chi đã ban hành Chương trình hành động số 09-Ctr/HU về thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, trong đó xác định rõ nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới [15, tr.5].

Tiếp đến, để triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 09/01/2013 của Thành ủy về “Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tấn công, trấn áp tội phạm, kéo giảm tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố”, ngày 29/12/2015, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn huyện năm 2016”. [16]

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện Củ Chi đã xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động, tích cực phối hợp tổ chức triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng về phòng chống, tội phạm, gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 13/2011/NQ-QH13 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm (giai đoạn 2011-2015) và

Quyết định 623/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2013. Từ đó, xác định hoạt động phòng, chống tội phạm nói chung cũng như hoạt động phòng chống các tội phạm về cờ bạc nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, chủ yếu trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điển hình như, ngày 07/3/2017, UBND huyện Củ Chi đã có Kế hoạch số 2367/KH-UBND về “Công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội”; Cơ quan Công an và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Củ Chi đã phối hợp xây dựng Kế hoạch số 29/KH-CA-QS ngày 17/01/2013 về đảm bảo an ninh trật tự giữa Công an và Quân sự [4]. Hàng năm, các cơ quan VKS, Tòa án và Công an huyện đều phối hợp xây dựng các chương trình hành động phòng, chống tội phạm.

Như vậy, có thể thấy các cấp ủy Đảng của huyện Củ Chi đã nêu cao vai trò lãnh đạo trong công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung, phòng chống tệ nạn và tội phạm về cờ bạc nói riêng. Bằng những hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của huyện Củ Chi đã tích cực triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động phòng, chống tội phạm ở địa phương.

2.2.2.2. Quan hệ phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông về phòng, chống tình hình tội phạm về cờ bạc

Nhận thức rõ đấu tranh, phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung và tội phạm về cờ bạc nói riêng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Củ Chi, các cơ quan chuyên trách đã chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… đã xây dựng, tổ chức các chương trình giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa phương. Trong đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm tham gia phòng chống tệ nạn cờ bạc của các tổ chức, hộ gia đình và mỗi cá nhân.

Với mục tiêu phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên toàn huyện, Phòng Tư pháp đã phối hợp với chính quyền các cấp và các trường học trên địa bàn thực hiện

chương trình giáo dục và phổ biến pháp luật. Phối hợp với các tổ dân phố, các khu dân cư để tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng những văn bản pháp luật có liên quan đến phòng ngừa tình hình tội phạm. Thông qua đó, giáo dục cho người dân ý thức trách nhiệm trong việc tham gia phát hiện, tố cáo, báo tin về tội phạm.

Cơ quan Công an huyện Củ Chi thường xuyên phối hợp với VKS và Tòa án huyện để tổ chức các buổi tuyên truyền tại các khu dân cư, các cơ quan, xí nghiệp về kết quả điều tra, xử lý các điểm nóng về tệ nạn xã hội, các vụ án về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc xảy ra trên địa bàn nhằm răn đe, cảnh báo cho những người đang có ý định phạm tội thấy được những hậu quả xấu của việc vi phạm pháp luật và phạm tội, từ đó ngăn ngừa họ bước vào con đường phạm tội.

2.2.2.3. Quan hệ phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa trong công tác phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm về cờ bạc

Trước yêu cầu cấp thiết của công tác phòng ngừa các tệ nạn xã hội nói chung và tình hình các tội phạm về cờ bạc nói riêng trên địa bàn, Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án huyện Củ Chi đã phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử loại tội phạm này. Cụ thể là: Từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2019, Cơ quan điều tra Công an huyện Củ Chi đã tiếp nhận, giải quyết đối với 138 tin báo, tố giác về tội phạm cờ bạc. Trong 5,5 năm, đã khởi tố, điều tra 77 vụ/263 bị can (trong đó khởi tố, điều tra tổng số 220 bị can về tội Đánh bạc; 43 bị can về tội Tổ chức đánh bạc), đã đề nghị truy tố 243 bị can và đình chỉ điều tra 07 bị can, tạm đình chỉ 13 bị can [Xem Bảng 2.10 - Phụ lục].

Trên cơ sở đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra, VKS huyện Củ Chi đã truy tố 203 bị can; đình chỉ điều tra 05 bị can; tạm đình chỉ điều tra 12 bị can; trả hồ sơ điều tra bổ sung 23 bị can. [Xem Bảng 2.11 – Phần Phụ lục].

Theo báo cáo của VKSND huyện Củ Chi, trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các tội phạm về cờ bạc, VKS đã không để xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH các tội PHẠM về cờ bạc TRÊN địa bàn HUYỆN củ CHI, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 43 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)