Nhân vật gái điếm trong Xóm Rá của Ngọc Giao nhìn từ không gian văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật gái điếm trong làm đĩ của vũ trọng phụng và xóm rá của ngọc giao (Trang 37 - 55)

hóa xã hội đương thời

Ngọc Giao sinh năm 1911 mất năm 1997 tại Huế trong một gia đình trung lưu. Năm 7 tuổi, ông theo gia đình ra Bắc, học ở Quảng Yên rồi lên Hà Nội. Sau khi đỗ bằng Thành chung (1928), ông ra làm báo và viết văn. Từ năm 1934 cho đến năm 1945, ông là một trong số cây bút chuyên viết truyện ngắn cho báo Tiểu thuyết thứ Bảy. Ông từng làm Thư ký tòa soạn cho báo này. Ông còn là cộng tác với nhà xuất bản Tân Dân trong việc in ấn các loại sách báo: Tiểu thuyết thứ Bảy, Những tác phẩm hay, Phổ thông bán nguyệt san, Tao Đàn, Truyền bá.Tác phẩm đầu tay của nhà văn Ngọc Giao là tập truyện ngắn Một đêm vui đăng trên Phổ thông bán nguyệt san số 3 ra ngày 1 tháng 2 năm 1937. Thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông cùng gia đình tản cư lên ở Nhã Nam (Yên Thế, Bắc Giang) một thời gian ngắn. Sau đó ông trở lại Hà Nội, tiếp tục viết văn, làm báo. Lúc này ông viết cho các tờ: Phổ thông, Thế kỷ, Sinh lực, Lẽ sống, Lên đường, Công tội, Tiểu thuyết thứ Bảy... Những tác phẩm của ông viết trước năm 1945 như tiểu thuyết Nhà quê và các tập truyện Một đêm vui, Phấn hương, Côgái làng Sơn Hạ đã làm nên tên tuổi một nhà văn nghiêng vềnhững cảnh đời của trí thức nghèo và những thân phận dưới đáy xã hội, nhất là phận kiếp cầm ca, gái điếm. Thời kỳ ở Hà Nội tạm chiếm, ông vẫn tiếp tục viết và có những tác phẩm đáng chú ý như Quán gió (1948), Ðất (1950), Cầu sương (1953). Với khoảng ba trăm truyện ngắn và mười tiểuthuyết, Ngọc Giao là một tác gia văn học lẽ ra phải cần được nghiên cứu, tìm hiểu, sau một thời gian dài im lặng, chìm khuất.

Một tác phẩm của Ngọc Giao tưởng đã thất lạc lại được tìm thấy. Ðó là phóng sự - tiểu thuyết Xóm Rá. Trong lời đầu sách viết năm 1995, nhà văn cho biết ông đã thâm nhập Xóm Rá ở Sài Gòn năm 1949. Nơi đây là một cõi địa ngục, một chốn mại dâm, một vùng đất cấm: “Nếu nói đến hiện thực thì đây là một tác phẩm đủ sức ghi lại một phần lớn sự kiện về con người và xã hội Sài Gòn ngày ấy”. Nhà văn Ngọc Giao viết truyện ngắn này năm 1957 tại Hà Nội. Nhưng hoàn cảnh xã hội thời ấy đã khiến ông buông bút

dở chừng, khi “lẽ ra nó còn sống trên 100 trang nữa”. Năm 1995 Ngọc Giao tặng bản thảo Xóm Rá cho ông bạn Văn Lâm. Gia đình ông Văn Lâm đã vui lòng tặng lại gia đình Ngọc Giao bản thảo này để kịp xuất bản nhân dịp 100 năm ngày sinh nhà văn.

Mở đầu tác phẩm là không gian văn hóa xã hội Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX với lối sống mới mạnh mẽ, khốc liệt, đầy ẩn ức được thu nhỏ ở vùng đất Xóm Rá. Đây là vùng “đất cấm” với một không gian sống giăng đầy cạm bẫy, ô nhục và những cái chết mòn của các cô gái bán thân nuôi miệng mà người ta quen gọi là gái điếm. Không gian Sài Gòn trong Xóm Rá của Ngọc Giao nhức nhối đến tâm can: “Kể từ khi đất Sài Gòn là nhượng địa của Tây, cái khu vực ngoại ô này đã được đeo tiếng là giang sơn thu nhỏ của kẻ quần cư tứ chiếng. Ở đây tụ họp những người Nam Vang, Vạn Tượng, những người Việt đủ ba miền Trung, Nam, Bắc”. Những con người khốn khổ đến khốn nạn này mưu sinh bằng đủ các thứ nghề: thợ mộc, khuân vác, cai ký, lính tráng, bồi săm, gái điếm, xe ngựa, xe xích kéo... Nhưng rồi bộ mặt Sài Gòn dần dần thay đổi, khắp các ngả đường nội ngoại châu thành, xe xích lô chạy như mắc cửi, xe kéo không có đất tồn tại. Xe taxi chạy như bay trên các phố phường. Xe ngựa mất vệ sinh, xích lô bụi bặm nên bao phu xe thất nghiệp bị đẩy ra rìa cuộc sống. Để sống, để tồn tại, để mưu sinh, những kẻ “quần cư tứ chiếng” ấy phải đi làm ma cô, bồi tiêm, bồi nhà chứa. Đau xót và chua chát hơn trong số họ có người cho vợ con đi làm đĩ hoặc cho vợ con đi làm lưu manh... Nhà cầm quyền sai đốt nhà, giải phóng “quần cư tứ chiếng”. Những “con người thấp cổ bé họng” này bị đối xử như con vật. Và những tưởng sẽ có một cuộc sống tươi mới mọc lên nơi đây. Nhưng không! Ở đó lại mọc lên một nhà thổ. Người ta gọi khu này là khu Xóm Rá. Trên mảnh đất hoang tàn rác rưởi trước kia, hình bóng trụy lạc, nhầy nhụa và những cảnh lén lút bán dâm giờ đây không còn nữa. Thay vào đó là “Xóm Rá ngày nay đã có những nhà chứa công khai, là nơi hơn bốn trăm phụ nữ phải hàng đêm miệt mài làm việc bán thịt cho hàng vạn, hàng triệu kẻ động cỡn”. Xóm Rá với “những con đường phố vắng đã bắt đầu trở lại với nhịp sống của đêm Xóm Rá. Xe ô tô phóng ào ào, bóp còi inh ỏi, chèn xe thổ mộ nép

sang hè, làm mấy con ngựa già hốt hoảng chồm vó lên mà hí”. Chín giờ tối, Xóm Rá đông như một khu hội chợ. Trên bờ hè, các hàng quà bày la liệt. “Hàng phở, cháo mì, cà phê, thuốc lá. Những cỗ xe thổ mộ hoạt động thật ráo riết... Có những xe hơi trắng bụi bay bùn bám tỏ ra mệt nhọc vượt hàng ngàn dặm đến, đỗ rụt rè tít đằng xa trong bóng tối”. Trong cái nền phố xá về đêm tấp nập kẻ bán, người mua qua lại ấy, những cô gái điếm như những món hàng bị chà đạp, dày xéo đến bầm dập thân xác và linh hồn. Rõ ràng, chỉ bấy nhiêu thôi Ngọc Giao cũng đủ cho ta thấy cảnh phố thị Sài Gòn hào nhoáng, hoa lệ nhưng ẩn sau nó đầy rẫy cám dỗ, cạm bẫy, bất công, mục ruỗng và thối nát. Xưa nay người ta hay nhận định những trang văn của Ngọc Giao luôn tinh tế, nhẹ nhàng và có phần lãng mạn nhưng qua tác phẩm này có thể khẳng định ngòi bút của Ngọc Giao cũng rất chân thực và sâu sắc. Có thể nói, Xóm Rá là một trong những tác phẩm xuất sắc và chân thực nhất trong sự nghiệp văn học của Ngọc Giao.

Đọc tác phẩm Xóm Rá của Ngọc Giao, người đọc dễ dàng nhận ra vẻ đẹp ngoại hình của những cô gái điếm. Mỗi người mang trong mình một vẻ đẹp riêng. Sắc đẹp là điều đầu tiên phải đề cập khi nhắc đến họ. Gần như là bắt buộc, đã là gái điếm cơ bản phải có nhan sắc, phải đẹp. Vì đặc trưng nghề nghiệp là tiếp khách, mua vui. Không đẹp thì sẽ ế khách, sẽ bị đào thải trong cái nghề khắc nghiệt ấy. Ngoại hình bắt mắt họ mới thu hút được những khách làng chơi từ cái nhìn đầu tiên. Có ngoại hình, các khách làng chơi mới đổ xô nhau đến nhà chứa để ngắm nhìn, chuyện trò, mua dâm cùng các người đẹp. Vẻ đẹp là vũ khí để quyến rũ đàn ông. Và vẻ đẹp ngoại hình trước hết phải nói đến Chín Hoa “rừng rực như một cành hoa phượng vĩ dưới lửa hè” với “cái nhìn... như thu hút lấy hồn người ta”. Đó còn là “Tân có vẻ đẹp dịu hiền, sâu sắc”. Chính nhân vật Nhạn cũng từng kiêng nể về vẻ đẹp của Tân. Nhưng có lẽ, nhân vật được nhà văn dụng công mô tả nhiều nhất về vẻ đẹp ngoại hình là Nhạn: “Chẳng nói riêng nhà mụ Vương, mà tất cả Xóm Giá này, không có một cô nào hơn Nhạn về sắc đẹp, về trí tuệ. Nhạn gầy cao, đôi mắt long lanh thoáng một ánh lửa căm hờn. Chiếc mũi thẳng cao đẹp tựa một nét vẽ khéo tay, cái miệng thật là hợm hĩnh, làn môi trên mỏng, môi dưới

mòng mọng ướt, mím lại thì như ngậm đắng nuốt cay, hễ trễ ra thì như phác một nét gợi tình, hay là gợi một cái hôn nồng cháy”. Các tay chơi thường nói lớn: “Nhà mụ Vương có hải đường. Không được con Nhạn Mi-la-dy tiếp, cuộc đời chẳng còn ra cái đếch gì!”. Chỉ cần ngần ấy câu chữ ta cũng đủ hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp của Nhạn. Nhưng ẩn sâu, khuất lấp trong vẻ đẹp ấy có cái gì đó còn nhiều ẩn ức trong tâm. Nhạn đẹp với vẻ đẹp bướng bỉnh, bất cần, ngạo nghễ, thách thức với cuộc đời.

Để mê hoặc được khách làng chơi là một điều khó. Nhưng để giữ được sự mê hoặc ấy lại càng khó hơn. Bởi vậy, có thể nói vũ khí lợi hại hơn sắc đẹp là trí tuệ. Nhân vật chính trong tác phẩm là Nhạn. Nhà văn dành cho Nhạn những trang viết với giọng điệu trân trọng, ngợi ca: “Nói rằng Nhạn có một trí tuệ khác thường chẳng phải là một điều ngoa ngoắt. Nhạn có khiếu thông minh, tài ứng đối, óc suy diễn việc đời và tâm lí con người sắc cạnh đến nỗi những khách chơi thường vỗ ngực khoe là sắp sửa được rước ra làm bộ trưởng quốc gia, đến những anh nghiện oặt “làm báo nói láo đớp tiền” cũng phải nhiều phen lùi bước”. Đặc biệt, nhân vật bí ẩn, khó hiểu nhất trong tác phẩm lại là Tân. “Tân nói được tiếng Nhật, tiếng Tây, tiếng Trung Hoa. Một tối nọ, một bọn sĩ quan Anh rầm rộ kéo vào rượu say phá phách, cả nhà chỉ biết ra hiệu bảo chúng ra. Tân... nói tiếng Anh một thôi dài... Bọn hải quân Anh hết say và thôi phá”. Không có trí tuệ hơn người làm sao có thể nói được đủ thứ tiếng như thế! Rồi một lần khác, ta chứng kiến ngôn ngữ sắc sảo, góc cạnh của Tân như ngàn mũi tên bắn vào Tổng trưởng phu nhân, vốn dĩ cũng là gái điếm được lột xác để trở thành chủ nhiệm tương lai Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Những lí lẽ của Tân thật đanh thép, sắc nhọn, thể hiện rõ ràng là người có học thức và từng trải. Khi nghe những lời tấn công trực diện đó khiến Tổng trưởng phu nhân phải thất thần, choáng váng: “Coi chừng. Con bé này dường như có học hành... Than ôi, có lẽ ta đang nằm mộng. Linh hồn ta đang bị quỷ giày vò”. Đúng như lời nhận xét, đánh giá của Nhạn về Tân: “có nhan sắc”, “có chữ nghĩa”.

Cũng như Huyền trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, những cô gái điếm trong

xứng đáng được như thế. Nhưng không! mỗi nhân vật là mỗi mảnh đời với nỗi đau đớn riêng. Mặc dù không ai giống ai nhưng tất cả những mảnh ghép ấy ghép lại với nhau để kết thành một bể khổ,căm hờn, phẫn uất.

Xóm Rá nổi tiếng với món “thịt người”. Ngọc Giao đã sống trong cõi địa ngục đó để viết nên hiện thực chân thực, nhức nhối, xót xa về số phận bi thảm của những cô

gái điếm. Họ bị coi là những “con vật công cộng” mà ai cũng có quyền khinh rẻ, mỉa mai, chà đạp. Họ đều là nạn nhân của xã hội, mà ở đó, họ chỉ được xem như là nguồn thỏa mãn dục tình của đàn ông, là đối tượng để nhận về sự miệt thị, nguyền rủa.

Những cô gái điếm bị đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần. Trước hết, đó là nỗi đau về thể xác. Sống trong nhà chứa họ “chỉ thấy... những quả đấm cái tát, cái đạp ứa máu ruột lên mồm, lên mắt mà thôi”. Họ bị đánh đập, tra tấn hết sức dã man, tàn nhẫn. Ngọc Giao đã dựng lên một không gian nhà chứa thật hãi hùng, kinh rợn. Ở đó, có sự phi nhân hình, phi nhân tính của những mụ chủ chứa, của những tên ma cô mạt hạng. Hằng đêm, gái điếm bị mụ Ba Cá Sấu đánh đập, bị khách làng chơi hung hãn xé áo quần. Thậm chí phải tiếp khách làng chơi thâu đêm suốt sáng vài ba chục thằng. Sự mệt mỏi, bơ phờ hằn rõ qua nét mặt: “Các cô gái ai nấy đều có vẻ bần thần mỏi mệt, ăn thì đắng miệng, ngủ còn dở mắt, quần áo nhớp mồ hôi, mỗi người tìm một xó ngồi, hàng giờ không nói với nhau một tiếng”.

Đau đớn về thể xác theo tháng năm có thể lành. Nhưng nỗi đau về tinh thần nó sẽ theo đuổi, ám ảnh các gái điếm mãi không nguôi: “Có những trường hợp, cô này không chịu được cuộc đời thêm nữa thì uống thuốc ngủ hay treo cổ...”, có người “bỏ nhà mụ Vương vài tháng để rồi một tối lại rách đói chui lỗ cống mà về lạy mụ Ba Cá Sấu xin chịu tội. Đôi khi có cô tự nhiên thấy có mang, giấu bụng không được nữa, thế là Ba Cá Sấu quát vang như sấm, quất chục roi da, ném quần áo ra ngoài rãnh. Tám Mãnh đá phóc một cái theo. Ra vỉa hè thành phố đẻ xong họ lại có thể trở về nhà chứa, khi đã vất cục máu hoang vào nhà xí công cộng, xuống sông, vào thùng rác”. Nỗi đau đớn quá sức chịu đựng để rồi họ phải tìm đến cái chết. Hỏi rằng những cô gái điếm khi

đã vất cục máu hoang vào nhà xí công cộng, xuống sông hay vào thùng rác kia có được một giây phút an yên hay luôn luôn sống trong ám ảnh, đau khổ, dằn vặt và tội lỗi? Thật sự cuộc sống trong Xóm Rá quả là hãi hùng, tàn nhẫn. Những gái điếm bị đối xử không bằng con vật. Hoàn cảnh xô đẩy họ khiến họ hành động vô tâm, không bằng cầm thú. Đó là nỗi đau không gì khỏa lấp.

Và ngoài nỗi đau chung, mỗi người lại mang trong mình nỗi đau, ẩn ức riêng. Đó là Bống. “Bống là cô gái...khổ nhất nhà. Chỗ của Bống đáng lẽ không phải trong một nhà chứa thổ mà phải là một nhà dưỡng bệnh hằng ngày có những bàn tay bác ái săn sóc đến. Bống mắc một chứng bệnh thần kinh, cơ thể luôn luôn cuồng dại, vì thế lúc nào cũng cần có đàn ông, càng nhiều càng tốt, không bao giờ thỏa mãn. Chị em trong nhà trong xóm đều khinh bỉ Bống, coi Bống như một con chó, con gà. Họ kêu là “Cái Bống đĩ ngựa”. Có những khi từ chập tối Bống đã bị tiếp đúng mười ba đứa... khiến Bống phải ngất xỉu. “Mai Trắng đã đổ nước lạnh vào mặt Bống. Bống hơi tỉnh lại, mụ Ba Cá Sấu lại ấn cổ luôn ra phòng khách. Nhạn đã can thiệp, xin cho Bống nghỉ. Mụ Cá Sấu hầm hè với Nhạn và gọi thêm Tám Mãnh vào toan làm hung nữa”. Bị vầy vò, bị hành xác, Bống không còn là người nữa mà thật sự trở thành cỗ máy tình dục, nô lệ tình dục cho những kẻ dâm loàn, thú tính. “Trông Bống thực là thảm hại. Mặt tái như chì, hằn từng vết tím hai bên má lõm. Mắt đục ngầu hé mở. Nước mắt đọng ở tròng nâu bết vào mấy sợi tóc rơi rũ xuống che một mắt. Môi khô bỏng, rớm máu ra còn mọng cả vết răng người ta nhay nghiến. Bống bước lao đao như đi bằng chân mượn...”. Kết thúc số phận của Bống là “sau khi tiếp đủ hai mươi thằng tẩm rượu và thuốc phiện, đã bị ngất đi, rồi sau đó, sốt li bì, nôn ọe, bậy cả ra giường chiếu. Ba Cá Sấu nhốt Bống vào buồng”. Nhân vật Bống thật đáng thương. Những cô gái điếm

khác dẫu có khổ sở như thế nào đi chăng nữa vẫn còn giữ được hình hài, vóc dáng, tính người. Nhưng với Bống mọi thứ đó đã không còn thuộc về Bống. Căn bệnh nghiện tình dục đã vầy vò, cào cấu, giằng xé dữ dội tâm can. Vì nó mà Bống đánh mất đi lòng tự

trọng. Vì nó mà Bống trở nên thân tàn ma dại. Vì nó mà Bống trở thành ngợm chứ không phải là người.

Rồi đến Liên, sự ngây dại đã khiến Liên dạt theo Lã Xồm để đã đau còn đau hơn nữa, đã bị tổn thương còn tổn thương hơn nữa! “Na khẽ hất cằm Liên lên, cúi sát xuống nhìn vết thương ở mi mắt, ở cuống họng, ở gáy”. Chỉ bằng mấy chi tiết ta cũng đủ cảm nhận nỗi đau, sự chịu đựng mà Liên phải trải qua: “Đêm đầu, gần mờ sáng, Liên đã ướt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật gái điếm trong làm đĩ của vũ trọng phụng và xóm rá của ngọc giao (Trang 37 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)