Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật gái điếm trong làm đĩ của vũ trọng phụng và xóm rá của ngọc giao (Trang 55 - 66)

Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao

3.1.1. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại hình

Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục. Thông qua ngoại hình một phần nào đó nói lên tính cách của nhân vật.

Ở tác phẩm Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, ngay từ khi còn nhỏ, Huyền là đứa bé xinh xắn, đáng yêu: “Cái tuổi tốt đẹp nhất đời! Họ hàng nhà em ai cũng khen em xinh”. Khi mười lăm tuổi, “thì các nữ sinh đã bắt đầu sợ em, ghen ghét em, và bọn con giai đã lập tâm... chim em nữa”. Khi mười sáu tuổi: “Cả một xã hội nức nở khen em đẹp, kính phục em ngoan. Công, dung, ngôn, hạnh, đủ đường”. “Những khi đội chiếc nón Kinh xinh xắn rảo bước từ nhà đến trường học, Huyền có cái dáng điệu nghiêm trang, đến nỗi thằng học trò nào mất dạy vào bậc nhất cũng không dám bén mảng tới, vì vẻ đẹp của Huyền là vẻ đẹp của người ngây thơ, trong sạch, mai sau sẽ trở nên đức phụ, cái thứ đẹp đáng kính trọng của những bông hoa mỏng manh, nó làm cho người hâm mộ nó, thấy mình phàm tục, sợ mình chưa xứng đáng, và nếu động vào thì phạm phải một điều bất lịch sự, hoặc là vẻ đẹp sẽ biến đi”. Huyền được tôn vinh bằng những cái tên mĩ miều do những chàng si mê nàng đặt cho: Tây Thi, Hằng Nga, Nàng thơ, Mỹ Nhân. Vẻ đẹp về ngoại hình của Huyền khiến người ta mê đắm. Huyền đẹp nên luôn luôn tỏ ra kiêu ngạo, một sự kiêu ngạo có lí. Và sự hư hỏng của Huyền có lẽ bắt đầu bằng cái quần trắng. “Vậy mà em phải may quần trắng, chỉ vì sự bài xích của bọn chị em bạn gái đối với cái quần thâm. Hàng lũ, hàng lượt, họ chê bai em: chẳng bao lâu, em đổ. Cho nên phải nghĩ trắng hay đen, cái ấy không hại, cũng không nâng cao phẩm giá của

con người. Em đã nói: sự hư hỏng của em bắt đầu bằng cái quần trắng, đó không là điều vu khoát”. Lần đầu tiên, mặc cái quần trắng len lét qua mắt thầy em, trái tim em... trái tim em hồi hộp. Thầy em trừng mắt gọi lại hỏi: “Đồ đĩ! Tao đã cho phép mày ăn mặc như thế đấy à?” Em chưa dám cãi thế nào thì mẹ em cũng lại nói: “Con nhà làm ăn mà quần với áo như thế ai người ta dám rước đi nữa?”. Như vậy, qua việc chinh phục bản thân và gia đình bằng trang phục cũng một phần nào đó nói lên tính cách của Huyền. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại hình của Làm đĩ là như thế!

Ở tác phẩm Xóm Rá của Ngọc Giao, người đọc dễ dàng nhận ra vẻ đẹp ngoại hình của những cô gái điếm. Mỗi người mang trong mình một vẻ đẹp riêng. Nhưng có lẽ, nhân vật được nhà văn dụng công mô tả nhiều nhất về vẻ đẹp ngoại hình là Nhạn: “Chẳng nói riêng nhà mụ Vương, mà tất cả Xóm Giá này, không có một cô nào hơn Nhạn về sắc đẹp, về trí tuệ. Nhạn gầy cao, đôi mắt long lanh thoáng một ánh lửa căm hờn. Chiếc mũi thẳng cao đẹp tựa một nét vẽ khéo tay, cái miệng thật là hợm hĩnh, làn môi trên mỏng, môi dưới mòng mọng ướt, mím lại thì như ngậm đắng nuốt cay, hễ trễ ra thì như phác một nét gợi tình, hay là gợi một cái hôn nồng cháy”. Chỉ cần ngần ấy câu chữ ta cũng đủ hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp của Nhạn. Nhưng ẩn sâu, khuất lấp trong vẻ đẹp ấy có cái gì đó còn nhiều ẩn ức trong tâm. Ngoại hình Nhạn nói lên tính cách bướng bỉnh, bất cần, ngạo nghễ, thách thức với cuộc đời. Ngoại hình Nhạn nói lên nỗi khổ trong tâm can. Đó là sự day dứt, dằn vặt, đau khổ, phẫn uất dường như cố gắng chôn chặt trong lòng, cố gắng ghìm nén vào trong.

Như vậy, khi miêu tả ngoại hình, cả Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao đã không sao chụp máy móc chân dung các nhân vật mà chỉ phác họa tái hiện lại bằng một vài nét thoáng qua có tính chất chấm phá. Song những nét chấm phá ấy lại có ý nghĩa lớn, nó đạt tới giá trị tạo hình, lại vừa có khả năng gắn rất cụ thể nhằm tái hiện một cách sinh động tính cách nhân vật cũng như đã góp phần nêu bật được quan niệm của nhà văn về con người thế giới.

Đối với Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, quá trình tha hóa của Huyền qua hành động được thể hiện ở việc em kết bạn thêm được với vài cô bạn thuộc hạng nhà giàu, bề ngoài đặc tân thời. “Ấy thế là... nay đi chụp ảnh, mai đi rửa phim, sáng đến hiệu thợ may, trưa đi nghe đàn ca, chiều đi chụp ảnh, tối nay đáp lễ cô bạn mới này, mai thết tiệc cô bạn mới kia, thỉnh thoảng một buổi chợ phiên, một cuộc họp mặt trong một tao đàn, không bao lâu, em đã hết nữ hạnh, nữ công để trở nên một gái tân thời ghê gớm. Lời mắng nhiếc của cha mẹ, sự khuyên răn của một vài người thân còn sót lại, sự công kích hoặc ra mặt hoặc ngấm ngầm của thiên hạ, hết thẩy những cái ấy chỉ có giá trị của những giọt nước chạy trong lòng chiếc lá sen”. Rồi Huyền yêu Lưu, Lưu đã chiếm đoạt được em, “Mất tân! Em đã lo sợ, bối rối, đau đớn, bâng khuâng, hổ thẹn”. Qua đây, cho thấy Huyền là một cô gái đoan trang, luôn có ý thức giữ gìn tiết hạnh của một người con gái. Bởi vậy, khi mất đời con gái em đã rơi vào sự khủng hoảng vô cùng. Và việc lấy chồng, ngoại tình với Tân, tìm Tân trả thù, rơi vào hoàn cảnh bế tắc phải làm đĩ, gặp lại bạn cũ... Tất thảy tính cách của Huyền được bộc lộ rõ qua cử chỉ, hành động. Việc tìm Tân để trả thù một phần nào đó nói lên tính cách mạnh mẽ của Huyền. Có điều, giữa một xã hội xô bồ đầy cạm bẫy, hành động của Huyền càng khiến cô phải chuốc thêm đau đớn, bất hạnh, tủi hờn mà thôi.

Tương tự, với Xóm Rá của Ngọc Giao, chỉ bằng vài nét bút thoáng qua nhưng Ngọc Giao đã giúp người đọc có thể nhìn thấu một cách sinh động, trọn vẹn tính cách nhân vật. “Trong cơn lôi vũ ấy, Mai Ẩu đấm nổ đom đóm mắt anh lính ma tà, cắm ngập nửa vỏ chai vào người một khách say, tung cao ghế đập vỡ bóng đèn, hay chửi ba đời mụ chủ và thằng bồi buồng, thằng gác cổng, thằng ma cô Tám Mãnh là chuyện thường làm”. Hành động của Mai khiến mụ Vương, mụ Ba Cá sấu phải run sợ, bọn đội xếp xô nhau tránh, tên Tám Mãnh phải khom mình lui. Hành động của Mai nói lên cá tính sống mạnh mẽ của người gái điếm đáng thương. Hành động cũng nói lên sự căm ghét đến tận xương tủy xã hội đương thời. Xã hội đã ức hiếp, coi những cô gái điếm

ẩu đả, đẩy cửa ngó vào, hai bàn tay nắm chắc. Mụ Ba Cá Sấu cũng chạy lên, tròn con mắt. Các gái điếm ngậm môi, liếc mắt nhìn nhau, lặng lẽ nối đuôi nhau ra thang gác. “Nhạn với Tân Đen không đứng dậy ngay, vẫn ngồi trước bàn phấn xoa lại phấn, làm như không biết có bộ răng bồ cào của mụ Cá Sấu và cái mặt đầy sẹo vết dao găm của Tám Mãnh thoáng in cả vào gương”. Hành động của Nhạn và Tân tự nói lên tính cách bất cần, bướng bỉnh, mạnh mẽ của mình. Dường như họ khinh bỉ, trêu ngươi, thách thức đối với Tám Mãnh và Mụ Ba Cá Sấu - những kẻ độc ác, nhẫn tâm ở cái nhà thổ này. Rồi một lần khác, Tân ném trả Tổng trưởng phu nhân, vốn dĩ là gái điếm được lột xác trở thành chủ nhiệm tương lai Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thật táo bạo, quyết liệt, bất ngờ: “Thưa bà Tổng, đây là một chỗ bán dâm chuyên nghiệp... Chúng tôi, tiền trao cháo múc, chúng tôi bán thịt. Hợp lí. Và hợp pháp... Các bà bán dâm trên xe hơi đi ngắm trăng thanh gió mát... Các bà bán dâm cả trong văn phòng nhà vua, trong sa lông thủ tướng, trước két bạc ngài thủ hiến, trong cánh tay đủ thứ quan to Tây, Nhật, Mỹ... Để cầu danh vọng cho chồng, để chạy cho tình nhân khỏi tù vì thụt két, để đổi xác thịt lấy cái triện son mà bán độc quyền sợi, len, gạo, muối, một tháng lời tậu luôn vài biệt thự. Chồng con các bà khuyến khích các bà bán dâm, tán tụng các bà là hiền phụ, hiền mẫu...”. Hành động của Tân tự nói lên con người Tân đầy bản lĩnh, cứng cỏi vô cùng.

Như vậy có thể thấy, qua từng hành động của mỗi tuyến nhân vật, người đọc có thể hiểu được tâm lý cũng như quan niệm sống, bản chất, cốt cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm, thể hiện rõ ý đồ tư tưởng của tác giả.

3.1.3. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ

3.1.3.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là ngôn ngữ nhân vật tự nói với lòng mình toàn bộ những trạng thái, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ và tình huống mà nhân vật chứng kiến trên bước đương đời của mình. Yếu tố tâm lý thường được nhà văn xem là một đối tượng nghiên cứu trực tiếp của mình. Muốn khai sinh cho một nhân vật phải nắm bắt được tâm lý của nhân

vật. Đây cũng chính là một thử thách đối với nhà văn bởi tâm lý của con người không đơn giản, khó nắm bắt. Mỗi người có một tính cách riêng, cách suy nghĩ riêng với những cảm nhận khác nhau về thế giới và con người.

Vũ Trọng Phụng là nhà văn có khả năng nhập thẳng vào nhân vật của mình. Qua nhân vật Huyền trong tác phẩm độc giả không những lĩnh hội được câu chuyện mà còn thấu hiểu cả những trải nghiệm, suy tư, những cơn sóng tâm hồn của nhân vật. Bởi vậy,

Làm đĩ là một dòng tâm trạng miên man của Huyền từ tuổi ấu thơ đến khi dậy thì, ra đời, lấy chồng và trụy lạc. “Em thấy em trong sạch, dẫu rằng không ngây thơ. Mặc dù tâm thần em đã chịu sức kích thích của bao nhiêu cơn giông tố ô trọc, phũ phàng, em vẫn coi như chưa bị vết tì ố nào cả. Em thấy một tư tưởng ngộ nghĩnh nẩy ra trong óc: nếu bọn thi sĩ bắt một người đàn bà trong sạch phải không bao giờ được có những phút mà những ý dâm, những cơn mộng mị gây ra bởi sự rạo rực về xác thịt, của tuổi xuân nó giày vò cho điêu đứng, ê chề, phải, nếu một người đàn bà trong sạch phải là người đàn bà không bị cái lẽ huyền vi của Tạo vật nhưng mà tránh khỏi cái cái công lệ ấy, thì không bao giờ bọn thi sĩ tìm được một người đàn bà trong sạch ở khắp thế gian! Em trong sạch? Bởi em hãy còn trinh, bởi em chưa có nhân tình, chỉ bởi có thế, và cầu được chỉ có thế ở một người đàn bà, thì cũng đã là cầu được nhiều lắm!”. “- Một người thanh niên đã phải tự tử vì ông, thưa ông! Bây giờ, ông có trước mặt ông một người quả phụ khốn nạn, vợ cái người tự tử ấy, một người đàn bà không thể thủ tiết được nữa, vì đã bị ông cưỡng bức, mà cưỡng bức một cách đúng pháp luật, mà ông lại chê rằng không còn tân, thưa ông! Ấy đấy, ông muốn xử trí ra sao, tôi xin tuỳ...

Phải phải! Em sẽ nói như thế một cách thản nhiên nhưng mà rắn rỏi, dịu dàng nhưng mà gang thép, vừa gỡ tội cho em và vừa buộc tội tân lang để cho người đàn ông ấy tự thấy có lỗi, mặc dầu vợ mới cưới của người ấy đã mất tân! Rồi sau có sao sẽ liệu... Rồi sau... nếu lợn cắt tai, nếu chàng rể đến sỉ nhục bố mẹ vợ, nếu cô dâu bị phú về nhà mình, thì là em trả thù được cho Nguyễn Lưu. Chứ gì! Được lắm, em sẽ làm tan hoang một phen cho mà xem! Dù Lưu đã chết rồi; em cũng bảo để thiên hạ biết Lưu đã

là chồng em rồi, cho mà xem! Danh giá hay nhục nhã, đó chỉ là những danh từ vô nghĩa bật ra ở miệng những kẻ nói mà không nghĩ”. Một vài đoạn văn cũng đủ chứng minh sự tài tình của Vũ Trọng Phụng trong trong việc khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật qua độc thoại nội tâm.

Về ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong Xóm Rá của Ngọc Giao, ta thấy ở một số nhân vật tiêu biểu: Nhạn thì thầm: “Nó sẽ trở về!” đúng như anh Hai đã nói, đúng như Nhạn đã báo trước. Gã sinh viên ngông cuồng rồ dại Lã Xồm. Bâng khuâng, Nhạn nhớ đến Vũ Linh. Sớm ngày tiễn Liên theo Lã Xồm lên xe thổ mộ ở cổng sau, anh Hai cũng từ biệt Nhạn luôn, không ở trọ nhà này nữa. Và từ đấy, anh Hai không hề quay lại. Lòng nao nao, Nhạn nghĩ đến cặp mắt hiền từ, giọng nói xót xa đầm ấm, và tất cả cái vẻ ngang tang, lịch duyệt ở con người phong sương tế nhị, sâu sắc ấy. Nhạn định tâm trưa mai sẽ viết thư gửi anh Hai”. Và đây là Liên: “Liên đã cảm thấy mong manh mình được làm một người đàn bà sống dưới mái nhà lương thiện, một người vợ, một người tình được dâng mình mà tai không phải nghe tiếng mặc cả tiền nong, không phải đề phòng khách chơi; ra khỏi nệm giường, xỏ vội giày và nhổ ngay vào mặt mình rồi lao đầu chạy mất. Người đàn ông ấy bây giờ vẫn còn đây, còn đứng trước mặt Liên, đang nói với Liên. Trên cái mặt đất độc ác này, sao lại có thể còn sót một người đàn ông chưa nỡ coi mình như giẻ rách? Sao lại thế? Có thể như thế được chăng? Liên hốt hoảng, đưa tay dụi mắt, cắn môi đến chảy máu ra”.

Qua đây, ta thấy Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao đã thể hiện sắc nét nhất dòng tâm trạng, cảm xúc, những suy tư, trăn trở... trong nội tâm của từng nhân vật. Nội tâm vốn là là yếu tố không dễ nắm bắt nhưng với tài năng, sự nhạy cảm và tấm lòng gắn bó, sự chân thành của chính bản thân mình với tất cả mọi người, Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao đã dễ dàng đột nhập, khám phá nội tâm từng nhân vật để người đọc hiểu, thông cảm và trân trọng những tất thảy con người đó.

Khi tìm hiểu tính cách nhân vật ta không thể bỏ qua những lời đối thoại của nhân vật. Qua lời đối thoại, ngoài thông tin thể hiện trong lời nhân vật đó, ta còn dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ và qua đó mà hiểu được tính cách nhân vật.

Trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, ta dễ dàng nhận ra tính cách của Huyền qua cuộc đối thoại với chồng là Kim:

“- Em lạy anh nghìn lạy! Em quả là một đứa khốn nạn, xin anh tha thứ cho! Lạ thay là chồng em vẫn thản nhiên, chẳng hề tức giận thêm nữa, chỉ gật gù cái đầu mà nói một cách sung sướng:

- Được lắm! Như thế là biết điều lắm, chứ mà chối cãi nữa thì phiền lắm! Cứ việc quỳ như thế mà nghe đây!

Em hãi hùng đến không dám ngước mắt nhìn lên xem chồng đương làm gì nữa. Giữa lúc tâm thần rối loạn, nước mắt cứ ứa ra ròng ròng. Một lát rồi chồng em nói:

- Từ nay trở đi, thì mày có biết cái số phận của mày sẽ là thế nào không? Huyền! - Em trông cậy ở cái bụng dạ quân tử, cái lòng tha thứ của anh, tha cho một người đàn bà khốn nạn là em, thế thôi...”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật gái điếm trong làm đĩ của vũ trọng phụng và xóm rá của ngọc giao (Trang 55 - 66)