Nội dung và các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.1. Nội dung phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Nội dung phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản bao gồm các hoạt động sau: Thứ nhất, tiến hành phòng ngừa xã hội. Việc phòng ngừa ở đây tức là khắcphục và làm vô hiệu hoá các nguyên nhân và điều kiện phạm tội cướp tài sản, muốn thực hiện được điều đó cần nghiên cứu làm rõ tình hình tội cướp tài sản và những nguyên nhân điều kiện của tình hình tội cướp tài sản từ đó bằng việc cải thiện các quan hệ xã hội, xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ các tình huống, môi trường phạm tội, cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội làm cho tình hình tội cướp tài sản không có cơ sở phát sinh và tồn tại. Trước hết, các biện pháp phòng

ngừa tình hình tội cướp tài sản tác động đến các quan hệ xã hội như quan hệ việc làm, quản lý, giáo dục, lập pháp... làm vô hiệu hóa khả năng làm phát sinh tội phạm cướp tài sản. Đồng thời, cũng cần vận động sự tham, gia rộng rãi của của cả cộng đồng (các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, công dân) giáo dục người phạm tội tạo ra những điều kiện xã hội lành mạnh để người phạm tội cải tạo rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Tức là các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản tác động đến con người, chủ thể của các quan hệ xã hội. Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản ở khía cạnh nội dung trên mang tính tích cực, chủ động và hiệu quả cao. Có thể xóa bỏ tận gốc tội phạm cướp tài sản, vì vậy cần được lựa chọn ưu tiên nghiên cứu và áp dụng vào trong thực tiễn.

Thứ hai, phát hiện, xử lý tội phạm cướp tài sản gồm điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo người phạm tội cướp tài sản. “Truy cứu trách nhiệm hình sự là hình thức phòng ngừa tình hình tội phạm chủ động và hiệu quả. Việc truy tố, xét xử và buộc kẻ phạm tội phải chịu hình phạt không những có ý nghĩa phòng ngừa cá biệt mà còn có ý nghĩa phòng ngừa chung. Việc trừng trị kẻ phạm tội và ngăn chặn nó không phạm tội mới còn có ý nghĩa tác động đối với những người xung quanh làm cho họ từ bỏ những ý định phạm tội thậm chí sự chuẩn bị hay âm mưu tiến hành tội phạm đó.” [53 ,tr. 208] rõ ràng rằng, không phải việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản cũng đều đạt được hiệu quả tuyệt đối. Ngược lại nếu tội phạm xảy ra thì việc truy cứu trách nhiệm là rất cần thiết. Tác dụng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản thể hiện khi ta áp dụng các biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và tạo ra sự răn đe. Hình phạt ở mức hợp lý có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản. Ngoài ra còn cần kết hợp với quá trình cải tạo người phạm tội.

1.4.2. Các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản

Phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản có thể được phân thành nhiều loại khác nhau. “Có nhiều cách phân loại các biện pháp phòng ngừa. Các biện pháp phòng ngừa thường được phân theo Nội dung; Khối lượng; Phạm vi; Khách thể và những người nhận sự tác động; Cơ chế tác động; Cường độ (sự tương quan của các yếu tố thuyết phục và cưỡng chế)” [66, tr.167].

Tùy theo tình hình tội phạm và tội phạm cụ thể để có thể áp dụng các loại biện pháp phòng ngừa. Đối với phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản thường áp dụng biện pháp phòng ngừa chung và biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ.

Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp

Biện pháp phòng ngừa chung đối với tình hình tội cướp tài sản là những biện pháp phòng ngừa xã hội loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tình hình cướp tài sản, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, chỗ hổng trong quản lý là cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, hạn chế khả năng phát sinh loại tội phạm này. Các biện pháp này tác động làm giảm bớt các mâu thuẫn xã hội, xỏa bỏ các hiện tượng xã hội tiêu cực, vì thế tình hình tội cướp tài sản không có cơ sở để phát sinh, tồn tại. Ví dụ, biện pháp giải quyết việc làm, biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng…

Biện pháp phòng ngừa riêng (biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ) là biện pháp tác động đến từng con người cụ thể có khả năng, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội từ đó đưa nhằm khắc phục, hạn chế tiến tới thủ tiêu và xoá bỏ những tình huống phạm tội của tội phạm cướp tài sản. Phòng ngừa riêng tác động ở phạm vi hẹp so với phòng ngừa xã hội nhưng lại có mức độ tác động sâu sắc, trực tiếp, cụ thể đến tội phạm cướp tài sản, làm hạn chế khả năng làm phát sinh tội phạm cướp tài sản trên địa bàn. Trong phòng ngừa riêng các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cơ bản như công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình tội cướp tài sản, sưu tra, xác minh hiềm nghi đối tượng, xây dựng và sử dụng mạng lưới cơ sở bí mật, đặc tình, công tác đấu tranh chuyên án và công tác điều tra trong hoạt động của Công an nhân dân; hay hoạt động truy tố của viện kiểm sát nhân dân và hoạt động xét xử nghiêm minh đúng người đúng tội có tính răn đe và giáo dục của Tòa án;...Trong thực tế để phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản có hiệu quả thì cần kết hợp cả phòng ngừa xã hội và phòng ngừa riêng.

Căn cứ vào nội dung, tính chất của biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản được phân biệt thành:

Biện pháp kinh tế xã hội là những biện pháp tác động chủ yếu đến lĩnh vực kinh tế, làm hạn chế, khắc phục những nguyên nhân phạm tội cướp tài sản. Ví dụ,

biện pháp giải quyết việc làm cho những đối tượng có tiền án tiền sự, đối tượng mới chấp hành án xong chưa có việc làm....

Biện pháp chính trị xã hội là những biện pháp tác động chủ yếu đến lĩnh vực chính trị. Nhằm nâng cao tính tích cực của tất cả các thành viên trong xã hội, của công dân trong công tác phòng ngừa tình hình tội cướp tài đòi hỏi phải hoàn thiện thường xuyên hoạt động mang tính chất tư tưởng được thực hiện thông qua công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hoá... những biện pháp này hỗ trợ cho việc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản, khắc phục tình trạng biến dạng phạm tội trong ý thức nhóm, trong dư luận xã hội. Ví dụ, biện pháp tuyên truyền vận động quần chúng cảnh giác tội phạm cướp tài sản, nâng cao nhận thức trong quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh chống tình hình tội cướp tài sản; giáo dục người dân có thái độ không khoan nhượng với tội phạm.

Biện pháp tổ chức quản lý là hình thành hệ thống quản lý chặt chẽ, thống nhất về phòng, chống tội phạm trong đó có phòng, chống tội cướp tài sản từ trung ương đến địa phương. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức hoạt động phòng ngừa tội cướp tài sản, hoàn thiện về việc đảm bảo tính quy phạm, thông tin, phương pháp, nguồn dự trữ của hoạt động phòng ngừa tội cướp tài sản.

Biện pháp pháp luật là việc sử dụng pháp luật làm phương tiện để phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản. Pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ các cơ quan, tổ chức và công dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản. Để nâng cao vai trò phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật, ban hành pháp luật kịp thời, chặt chẽ, tổ chức việc chấp hành pháp luật xử lý nghiêm hành vi phạm tội cướp tài sản.

Căn cứ vào địa bàn, lĩnh vực cần phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản: Biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản áp dụng chung trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Ví dụ biện pháp tuyên truyền pháp luật, quản lý cư trú, quản lý đối tượng tiền án, tiền sự.

Biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản chỉ hiệu quả khí xác định đầy đủ các đặc điểm của tình hình tội phạm ở từng địa phương nhất định. Mỗi địa phương có điều kiện kinh tế, văn hoá khác nhau cho nên nguyên nhân và điều kiện

phạm tội, diễn biến của từng loại tội phạm cụ thể cũng như khả năng thực tế của việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, biện pháp tuyên truyền người dân cảnh giác với nạn cướp tài sản đang xảy ra trên địa bàn nông thôn khác với thành thị khác với khu công nghiệp.

Biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản áp dụng riêng cho ngành, lĩnh vực hoạt động. mỗi một ngành có một đặc thù riêng vì vậy biện pháp này khắc phục các nguyên nhân và điều kiện phạm tội cướp tài sản đặc thù ở ngành, lĩnh vực hoạt động đó. Ví dụ, ngành ngân hàng hay dễ trở thành đối tượng của tội phạm cướp tài sản.

Kết luận chương 1

Nội dung Chương 1 của luận văn trình bày khái quát hệ thống những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản. Trong đó học viễn đã nêu khái niệm của phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản, ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, quản lý xã hội của phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản; về mục đích của phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản học viên đã chỉ rõ 3 mục đích sau: thứ nhất hạn chế, dần xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội cướp tài sản, không để nảy sinh phát triển loại tội phạm này; thứ hai ngăn chặn kịp thời không để xảy ra các hành vi phạm tội mới; thứ ba phòng ngừa tái phạm tội. Trong các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản học viên đã làm rõ nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản. Ngoài ra học viên đã làm rõ chủ thể, nội dung và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm.

Những vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tình hình tội phạm cướp tài sản là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu khảo sát thực trạng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2014 – 2018 một cách có hệ thống, khoa học sẽ được trình bày trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sảntrên địa bàn TP HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)