Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 33)

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc nghiên cứu thực trạng phòng ngừa tội phạm trên địa bàn TP HCM là phải làm rõ thực trạng nhận thức của các chủ thể phòng ngừa tội phạm. Bởi vì chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, biện pháp phòng ngừa và trách nhiệm của mình thì các chủ thể phòng ngừa mới xây dựng, ban hành và thực hiện các giải pháp, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa đúng đắn và đem lại hiệu quả cao.

2.1.1 Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan QLNN trên địa bàn TP HCM

Trước sự phức tạp của tình hình tội phạm, TP HCM đã tập trung lực lượng để ra các chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội cướp tài sản nói riêng như Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội Về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Cụ thể Ban Thường vụ Thành ủy đã Ban hành Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; tại nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh các giải pháp đấu tranh, phòng, chống, tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm, tội phạm; chuyển hoá địa bàn, kéo giảm tội phạm và tệ nạn xã hội” trong đo có tội cướp tài sản.

Ngoài ra Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị số 09- CT/TU ngày 09 tháng 01 n m 2013 về T ng cường lãnh đạo cơng tác đảm bảo an ninh tr t tự, tấna̛ a̛ ạ̛̛ cơng trấn áp tợi phạm, kéo giảm tợi phạm hình sự và t nạn xãẹ̛̛

hợi tr n địa bàn thành phố. e̛ Thông tri số 23-TT/TU năm 2013 “Về lãnh đạo công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá tha tù trước thời hạn cho ngưòi bị kết án phạt tù có thời hạn năm 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, mục đích nhằm giám sát, quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng sau khi ra tù hòa nhập cộng đồng, tạo công việc làm ăn, cách ly điều kiện phạm tội và chống tái phạm. Ủy ban nh n d n thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1326/KH-UBND ngàya̛ a̛ 21 tháng 3 n m 2013 về T ng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, phối hợpa̛ a̛ ch t chẽ với M t tr n Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hợi dưới sự lãnh đạoạ̛̛ ạ̛̛ ạ̛̛ của các cấp ủy Đảng trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tợi phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả h thống chínhẹ̛̛ trị và toàn d n trong công tác phòng ngừa tội cướp tài sản. Thành lập và ban hànha̛ quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố tại phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với mục đích nhằm thành lập và hỗ trợ chế độ phụ cấp của tổ dân phố, nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới giám sát, phát hiện, tuyên truyền phòng chống tội phạm của tổ dân phố.

Như vậy, qua các chỉ thị, nghị quyết cũng như các báo cáo tổng kết công tác hàng năm và phương hướng phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của các cơ quan chuyên môn có thế thấy Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố luôn đã nhận thức sâu sắc, đầy đủ và chỉ đạo chính quyền các cấp, cán bộ, Đảng viên, thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, luôn xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và gắn liền với chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Tuy nhiên còn có một số hạn chế, Các biện pháp đề ra trong các giai đoạn cụ thể chưa thực sự hiệu quả. Hệ thống chính sách, pháp luật về phòng ngừa tội phạm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng, chưa thể hiện sự thường xuyên liên tục, chưa kịp thời ban hành những văn bản quy định sự phối hợp giữa các chủ thể

trong việc phòng ngừa tội phạm. Hiện nay hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm chủ yếu nghiêng về phòng, chống tội phạm bởi các cơ quan tiến hành tố tụng.

2.1.2 Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của cán bộ trong các cơ quan chuyên trách, cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn TP HCM

Qua nghiên cứu một số báo cáo tổng kết tình hình công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các báo cáo chuyên đề đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp tài sản trong giai đoạn 2014 đến 2018 của (CQĐT, TA, VKS) cho thấy: Các báo cáo đều phản ánh tính phức tạp và nghiêm trọng của tình hình tội phạm trong công tác đảm bảo ANTT, các báo cáo cũng phản ánh việc các lực lượng chức năng TP HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cụ thể lãnh đạo, chỉ huy và toàn thể cán bộ, nhân viên trong các cơ quan chuyên trách đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của, Thành uỷ, UBND thành phố chủ động đưa ra các giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các giải pháp gắn với chức trách, nhiệm vụ của cơ quan mình, chú trọng biện pháp phòng ngừa xã hội. Mở các đợt cao điểm đấu tranh, chấn áp tội phạm. Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể đẩy mạnh các phong trào vận động quần chúng nhân dân bảo vệ ANTT. Xây dựng nhiều mô hình phòng chống tội phạm hiệu quả

Về cơ bản lãnh đạo, chỉ huy và các cán bộ, nhân viên các cơ quan chuyên trách TP HCM có nhận thức khá đầy đủ về công tác phòng ngừa tội phạm đặc biệt là tội cướp tài sản. Tuy vậy, từ báo cáo công tác của cơ quan cho thấy, vẫn còn một số cán bộ, nhân viên chưa thực sự nhận thức một cách đầy đủ về nguyên tắc, ý nghĩa và biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa xã hội; đôi khi ở một số nơi, một số cán bộ còn xem trọng các biện pháp phòng ngừa chuyên biệt của lực lượng mình mà chưa nhận thức sâu sắc về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, công sở, xí nghiệp và tổ chức quần chúng tự quản, người lao động trong phòng ngừa tội phạm. Công tác phát động và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa thực sự phát huy hiệu quả tối đa, một số địa bàn còn mang tính hình thức. Đôi khi ở một số nơi, một số cán bộ còn nặng vấn đề

trừng trị người phạm tội thật thích đáng mà mà chưa nhận thức sâu sắc về vai trò giáo dục người phạm tội

2.1.3 Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản của tổ chức chính trị xã hội, nhà trường, gia đình, và nhân dân trên địa bàn TP HCM

Mặt trận tổ quốc: Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP HCM luôn nhận thức và quán triệt, thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Thành ủy TP HCM, HĐND TP HCM về công tác phòng, chống tội phạm trong đó có tội cướp tài sản. Cụ thể thực hiện Quyết định số 1703/QĐ- MTTW-BTT ngày 25/10/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phê duyệt đề án “Vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; Cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư” đến năm 2020; Tại Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (2014-2019); đã xây dựng các chương trình hành động trong đó có chương trình vận động toàn dân bảo vệ an ninh trật tự ở phường, xã, thị trấn, khu phố, tổ dân phố...

Tuy vậy, công tác tuyên truyền, vận động, phòng ngừa tội cướp tài sản còn có những hạn chế như chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; công tác tuyên truyền, vận động tuy đã có chuyển biến bước đầu nhưng chưa đủ mạnh, chưa thường xuyên, liên tục; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới. Bên cạnh đó, việc phát huy vai trò của người tiêu biểu, tổ trưởng tổ dân phố, người có uy tín, chức sắc trong các tôn giáo còn nhiều hạn chế. Công tác phối hợp giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật hiệu quả thấp. Việc nhân rộng các mô hình tự quản về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều nơi kinh phí chưa được quan tâm để đảm bảo cho hoạt động, nhất là ở cơ sở. Ngoài ra một số cán bộ còn chưa thực sự nhận thức một cách đầy đủ về nguyên tắc, ý nghĩa và biện pháp phòng ngừa; đôi khi ở một số nơi, một số cán bộ còn coi đó là nhiệm vụ của lực

lượng Công an là chính cho nên chưa thực sự phát huy hiệu quả tối đa vai trò của mặt trận đặc biệt là ở cơ sở.

Nhà trường và gia đình:Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, sự tham gia phối hợp, giáo dục của các tổ chức đoàn thể với gia đình, nhà trường, cán bộ giáo viên các nhà trường và phụ huynh học sinh ở TPHCM đã nhận thức rất sâu sắc về phòng ngừa tình hình tội phạm trong nhà trường nói chung và tội cướp tài sản nói riêng. Cụ thể đã có nhiều văn bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật, được triển khai tại các nhà trường cũng như khu dân cư như, Quyết định số 2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015. Đồng thời Bộ GDĐT ban hành quyết định 1235/QĐ-Bộ GDĐT phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”. Ngoài ra các tổ chức chính trị phối hợp, tổ chức nhiều cuộc vận động như cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”nhằm phòng ngừa hiệu quả, làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng môi trường gia đình, nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện... Mục tiêu đề ra nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động, phụ huynh và học sinh, sinh viên trong công tác phòng ngừa tội phạm trong đó có tội cướp tài sản

Tuy nhiên xét ở một góc độ khác thì vai trò giáo dục của nhà trường và gia đình đối với giới trẻ hiện nay có phần mờ nhạt nếu như không muốn nói là buông lỏng. Nhận thức của cán bộ giáo viên vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”. Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh, sinh viên. Chương trình giáo dục đạo đức; giáo dục Công dân chỉ được xem là môn phụ không quan trọng, chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử cho học sinh. Song song với đó là sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, các bậc phụ huynh thường có nhận thức là

giao khoán con cái cho nhà trường. Hiện nay, nhiều cha mẹ rất giỏi kinh doanh và cứ nghĩ cho con tiền tiêu thoải mái là quá đủ chứ chưa thực sự quan tâm, giáo dục, giám sát con cái. Tình trạng gia đình không hạnh phúc ly hôn, ly thân, hoặc bố mẹ là người vi phạm pháp luật hoặc có tiền án, tiền sự là nguyên nhân hình thành nhân cách lệch chuẩn ở các con và dần dần họ cũng đi vào con đường phạm tội.

2.2. Thực trạng về tổ chức các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2014 – 2018

2.2.1 Đội ngũ phòng ngừa tội phạm trong các cơ quan lãnh đạo, QLNN trên địa bàn TP HCM

Nghiên cứu các văn bản pháp luật về QLNN trên địa bàn TP HCM cho thấy, các cơ quan QLNN đã triển khai lực lượng tham gia phòng ngừa tội trên hai phương diện hoạt động chính gồm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tiến hành các mặt công tác QLNN đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo đó:

Đối với cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Trong nhiều năm qua UBND Thành phố các đơn vị, sở (ngành) của TP HCM đã chú trọng, quan tâm thực hiện công tác củng cố, kiện toàn và xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Vì vậy, đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đông đảo về số lượng và được nâng cao về chất lượng. Theo thống kê của Sở Tư pháp thành phố tính đến ngày 31-12- 2016, trên địa bàn TP HCM có 155 báo cáo viên pháp luật thành phố, 407 báo cáo viên pháp luật quận - huyện, 2.907 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, Có thể xem đây là lực lượng quan trọng trong hoạt động tuyên truyền pháp luật phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố nói chung và tình hình tội cướp tài sản nói riêng, cụ thể UBND Thành phố đã ban hành quyết định số 51/2001/QĐ-UB về việc ban hành quy chế tuyên truyền ở cơ sở và quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn thành phố hồ chí minh đây là những văn bản quan trọng mang tính là cơ sở pháp lý để lực lượng tuyên truyền viên hoạt động hiệu quả.

Trong lực lượng Công an nhân dân: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng Công an tham gia phòng chống tội phạm còn hạn chế. Theo thống kê tình hình nhân sự điều tra của Công an TPHCM, năm 2018 thì tổng số biên chế lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm 1120 biên chế (thành phố có 208 biên chế, quận/ huyện có 912 biên chế). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: sau đại học có 53 đồng chí, chiếm 4,73%; đại học có 900 đồng chí, chiếm 80,35%; Trung cấp có 167 đồng chí, chiếm 14.92%. Qua số liệu thực tế trên, đã nói lên lực lượng Công an trên địa bàn TPHCM còn quá thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên chỉ có 85,08%. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ cho thấy hầu hết cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng cảnh sát điều tra đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm biên chế của lực lượng cũng được bổ sung về số lượng và được đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện hơn về năng lực công tác ngày càng đáp ứng yêu cầu công tác. Đảng ủy - Ban Giám đốc CATP thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng cảnh sát điều tra về số lượng, đảm bảo về chất lượng, giỏi nghiệp vụ để nâng cao trình độ, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Về đội ngũ Kiểm sát viên: hiện nay VKSND TP HCM và VKS các quận có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 33)