Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động nữ ở các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại tỉnh bình phước (Trang 31 - 35)

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có 3 huyện biên giới là Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh với chiều dài đường biên 260,433km, tiếp giáp với 3 tỉnh của nước bạn Campuchia (Mondulkiri, Kratié, Tabong Khmum). Hiện nay, tỉnh Bình Phước đang quản lý 4 cửa khẩu và một lối mở, trong đó có một cửa khẩu quốc tế (Cửa khẩu Hoa Lư). Bình Phước có diện tích 6.876,6 km (số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017). Nơi đây là nơi cư trú của 44 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn (trên 195.000 người - theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh), chiếm hơn 19,6%, đa số là người S’Tiêng, một số ít là người Hoa, Khmer, Nùng. Toàn tỉnh Bình Phước có 994.679 nhân khẩu, trong đó nam 501.473 người, chiếm 50,42% và nữ 493.206 người, chiếm 49,58% so với năm 2009; có 273.399 hộ, tăng 25,07% số tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009; mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 145 người/km2 (theo số liệu của Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh Bình Phước). Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả tỉnh năm 2018 đạt 590.329 người, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo thành phần kinh tế năm 2018 đạt 573.586 người. Trải qua nhiều lần tách, nhập về hành chính, đến ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập và đi vào hoạt động. Hiện nay, tỉnh Bình Phước có 11 huyện, thị xã, thành phố.

Trong năm 2019, toàn tỉnh có 8 siêu thị, 3 trung tâm thương mại, hơn 30 nhà phân phối và 6.500 cửa hàng kinh doanh tạp hóa, cửa hàng tiện lợi đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, gia tăng hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Năm 2019, toàn tỉnh khoảng 912.270 lượt khách tham quan (khách nội địa 879.860 lượt, khách quốc tế 32.410 lượt), doanh thu đạt khoảng 570,7 tỷ đồng

(tăng 42% so với cùng kỳ 2018). Kim ngạch nhập khẩu năm 2019 ước thực hiện 2.370 triệu USD, nhập khẩu thực hiện 1.450 triệu USD.

Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêuNăm 2019, toàn tỉnh hiện có 423.970ha cây lâu năm (cây ăn quả các loại 11.795ha, cây công nghiệp lâu năm hiện có 411.611ha gồm: 137.368ha cây điều, 241.014ha cây cao su, 17.198ha cây hồ tiêu, 15.031ha cây cà phê). Hướng tập trung vào phát triển cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày càng được cải thiện (năm 2017 thu nhập bình quân đầu người 40,8 triệu đồng/người/năm; năm 2018 là 43,3 triệu đồng/người/năm và đến năm 2019 đạt 44,4 triệu đồng/người/năm).

Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2019 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao(19,38%), góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục xu hướng phát triển chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu toàn ngành.

Trong năm 2019, tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 13.189 tỷ đồng; về thu hút FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), toàn tỉnh đã thu hút được 43 dự án với tổng vốn đăng ký là 304,7 triệu USD

Tính đến nay tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 13 KCN nằm trên 04 huyện,thị xã gồm : thị xã Đồng Xoài, huyện Đồng Phú, huyện Chơn Thành, huyện Hớn Quản với tổng diện tích là 4.686 ha, cụ thể như sau: KCN Đồng Xoài I: 163 ha; KCN Đồng Xoài II: 85 ha; KCN Đồng Xoài III: 121 ha; KCN Chơn Thành I: 125 ha; KCN Chơn Thành II: 76 ha; KCN Minh Hưng - Hàn Quốc: 193 ha; KCN Minh Hưng III: 292 ha; KCN Minh Hưng - Sikico: 655 ha; KCN Tân Khai II: 160 ha; KCN Việt Kiều: 104 ha; KCN Bắc Đồng Phú: 190 ha và KCN Nam Đồng Phú: 72; KCN Becamex Bình Phước: 2.450 ha

Đến nay, 13 KCN được giao cho 11 nhà đầu tư hạ tầng. Trong đó có 10 nhà đầu tư hạ tầng được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 7.929 tỷ đồng và 12,83 triệu USD. Hiện nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 166 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó có 106 dự án đầu tư nước ngoài, 60 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,08 tỷ USD và 3.344 tỷ đồng.

Với ngành nghề sản xuất chủ yếu trong các doanh nghiệp là may mặc, giày dép, dệt nhuôm vải… Khu Công nghiệp tỉnh Bình Phước nên lao động nữ chiếm 70% tổng số lao động tại các Khu Công nghiệp, lao động nữ có vai trò quan trọng tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống cũng như thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng lao động nữ của các Doanh nghiệp cụ thể:

- Trước nhất, Tỷ lệ LĐN đã kết hôn 55% và đã có con 62,1%. Có 44,3% lao động nữ nhập cư chưa qua đào tạo. Ngay cả đối với lao động đã qua đào tạo, có tới 77% trong số họ phải đào tạo lại tại doanh nghiệp mới có thể đáp ứng công việc. Tỷ lệ lao động nữ nhập cư phải thuê nhà trọ hoặc ở nhờ nhà người thân có tỷ lệ cao, chiếm 70,8%, trong khi đó chỉ có 2% được ở nhà của doanh nghiệp và 28,8% ở nhà riêng.

- Thứ hai, tiền lương, thu nhập của lao động nữ nhập cư không đủ trang trải cho các chi phí tối thiểu cần thiết: Tiền lương, thu nhập thực tế của đa số người lao động, trong đó có lao động nữ nhập cư hiện nay còn thấp so với nhu cầu cơ bản của cuộc sống, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, lao động nữ nhập cư có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ: 31,3%; từ 4-5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 39,7%, và từ 6 - 7 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 28,6%; tỷ lệ có thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng chỉ chiếm khoảng 2%. Do đó cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn và bấp bênh. Kết quả là 88,8% lao động nữ nhập cư phải làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống.

- Thứ ba, nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày có xu hướng tăng, với mức 5-7 triệu đồng/tháng (quy mô gia đình 3-4 người) như ăn ở, đi lại, chi phí khám chữa bệnh và nuôi con nhỏ thì rất khó khăn cho các lao động nữ. Trong đó chi cho thuê nhà trọ của chị em nhập cư trung bình 500-600 ngàn đồng/tháng.

- Thứ tư, lao động nữ nhập cư có cuộc sống bấp bênh, không có tiết kiệm phòng tránh rủi ro: Với thu nhập thấp, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, trong khi đa phần lao động nhập cư phải thuê nhà trọ để ở, đời sống của người lao động đặc biệt là lao động nữ nhập cư ở trong tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định. Kết quả khảo sát cho biết 56,5% gia đình chị em nữ nhập cư không có tiền tiết kiệm đề phòng lúc gặp khó khăn và tránh rủi ro. Trong những người có tiết kiệm, số tiền cũng không nhiều, mức dưới 1 triệu đồng/tháng, chiếm 78,1%. Thứ năm, lao động nữ nhập cư hầu như không có thời gian và ngân sách dành cho đời sống văn hóa tinh thần: Quy hoạch và phát triển các KCN, khu chế xuất thiếu đầu tư đúng mức vào các khu dân sinh ngoài KCN, khu chế xuất, thiếu đồng bộ trong việc dành quỹ đất và hạn chế về kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho người lao động. Thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống, khiến người lao động trong đó có lao động nữ nhập cư hầu như không có thời gian và ngân sách cho việc thụ hưởng các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục, thể thao, chăm sóc sức khỏe để tái tạo sức lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy xem 43 ti vi, nghe nhạc là loại hình giải trí phổ biến cho lao động nữ nhập cư (với tỷ lệ 47,7%).

Chính những yếu tố trên dẫn đến Doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động nữ và một số ảnh hưởng cụ thể về thời gian, chế độ, điều kiện làm việc của lao động nữ đã ảnh hưởng trực tiếp đến Doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động nữ trong các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại tỉnh bình phước (Trang 31 - 35)