Khái quát về tình hình sử dụng lao động nữ tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại tỉnh bình phước (Trang 35 - 38)

các KCN tỉnh Bình Phước

Đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế tỉnh bình Phước phải kể đến hoạt động của các khu chế xuất và KCN. Từ khi 13 cum khu công nghiệp của tỉnh được thành lập và thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp; tạo kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh; thực hiện có kết quả thu hút công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài; giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, góp phần tăng thu ngân sách. Cơ cấu đầu tư hiện nay trong các KCN cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động đa dạng về ngành nghề, quy mô và trình độ công nghệ. Trong đó, các ngành nghề chiếm tỷ trọng cao: Dệt may (50%), Cơ khí (10,5%), Chế biến thực phẩm (5%), Giày da (28,5%) v.v. Lực lượng lao động trong các KCN chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi trung bình từ 18 đến 25, lao động nhập cư chiếm trên 60% và tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 65% tổng số lao động. Tính đến ngày 31/12/2019, các KCN đã thu hút 49,300 người làm việc, trong đó lao động nữ là 39,200 người (chiếm 79,5%) và có khoảng 42,000 người làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 85,2% và khoảng 7,300 người trong doanh nghiệp Việt Nam (tỷ lệ 14,8%). Lao động từ các tỉnh 29,800 người (tỷ lệ 60,44%). Số lượng lao động đã qua đào tạo từ đại học, cao đẳng chỉ chiếm hơn 6,7%, nếu tính số lao động có trình độ từ trung học nghề đến đại học chiếm chưa tới 15,6%. Phần lớn lao động được tuyển dụng là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tới khoảng 84%.

Tuy nhiên, trong thực tế, lao động nữ nhận tiền lương và thu nhập thấp hơn nam giới; Một số ngành sử dụng nhiều lao động nữ như: dệt may, giày da, lắp ráp điện tử, phần lớn là lao động ngoại tỉnh và chủ yếu là ký các hợp đồng ngắn hạn. Đối với số lao động này, người sử dụng lao động thường không đóng BHXH và bản thân người lao động cũng trốn tránh việc đóng BHXH bởi không

muốn bị bớt xén vào đồng lương quá ít ỏi. Báo cáo năm 2019 của Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh cho thấy, thu nhập bình quân của lao động nữ luôn thấp hơn mức thu nhập chung ở mọi cấp so sánh. Điều đó cũng có nghĩa là thu nhập của lao động nữ luôn thấp hơn lao động nam. Mức thu nhập bình quân chung của lao động nam hiện nay khoảng 7.5 triệu đồng/tháng (trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và mức thu nhập bình quân chung của lao động nữ là khoảng 6,2 triệu đồng/ tháng. Như vậy, thu nhập bình quân chung của lao động nữ chỉ bằng 82,6% thu nhập của nam giới.

Xét về mặt chính sách, pháp luật không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Tuy nhiên, trên thực tế sự khác biệt giới trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn tồn tại ở các mặt sau:

Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi sinh con được nghỉ từ 4-6 tháng. Tuy nhiên, một số lao động nữ chỉ nghỉ 2 hoặc 3 tháng, họ tự nguyện đi làm trước thời hạn. Lý do chính là sợ bị mất việc làm, và muốn có thêm thu nhập. Mặt khác, các quy trình, thủ tục thực hiện chế độ BHXH hiện nay còn nhiều bất cập, rào cản, nhiêu khê;

Chính sách ưu tiên trong tuyển dụng lao động và đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ: Điều 110 của Bộ luật Lao động sửa đổi (năm 2002) quy định: Các doanh nghiệp phải thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ ngoài nghề đang làm để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý. Nhưng trên thực tế tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước phần lớn chỉ có khoảng 5% số doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ, trong số đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Đào tạo nghề dự phòng là việc cần thiết cho cả lao động nữ và nam trong điều kiện nền kinh tế có nhiều chuyển đổi về cơ cấu sản xuất, kinh doanh như hiện nay tuy nhiên để thực hiện và thực trạng hiện nay là chiếm số quá ít.

Giờ làm việc và tình trạng làm thêm giờ: Lao động nữ chưa được đối xử bình đẳng trong tuyển dụng vì lý do phụ nữ có trách nhiệm lớn lao khi sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Thậm chí, một số doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đã

buộc thôi việc đối với lao động phổ thông nữ khi họ mang thai nên đã có những cuộc can thiệp của Công đoàn và các sở ban ngành về việc doanh nghiệp sa thải lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ;

Thực tế, đa số người lao động nói chung và lao động nữ tai Bình phước nói riêng phải làm việc vượt quá thời gian quy định là 40 giờ trong tuần. Khoảng 60% số lao động nữ và 48,9% số lao động nam làm việc thêm giờ với thời lượng quá 4h/ngày, trong những cơ sở sản xuất nhỏ thì con số này còn cao hơn nhiều. (Báo cáo tình hình thời giờ làm việc của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh năm 2019, Báo cáo căn cứ vào việc đăng ký thời gian làm thêm của Doanh nghiệp và nắm bắt tình hình làm thêm giờ của các Công đoàn cơ sở). Tình trạng kéo dài thời gian lao động ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người lao động, trong đó có sức khỏe sinh sản của lao động nữ;

Môi trường làm việc và bảo hộ lao động: Môi trường lao động là nơi những người lao động thực hiện những hoạt động sản xuất, dịch vụ. Chính trong môi trường này, người lao động phải chịu đựng các yếu tố cấu thành môi trường lao động. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe và về lâu dài sẽ gây ra các “bệnh nghề nghiệp”. Những yếu tố dễ nhận biết và thường gặp nhất là bụi, các chất khí và chất thải độc hại, nhiệt độ cao và tiếng ồn. Hiện nay, môi trường làm việc của các doanh nghiệp đều vượt quá tiêu chuẩn quy định cho phép, có khoảng 23% số lao động phải làm việc trong môi trường độc hại. Để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động và trang bị các phương tiện bảo hộ cho người lao động nhưng trên thực tế việc cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động chỉ mang tính chất đối phó;

Vấn đề sức khỏe của lao động nữ: Theo quy định, khi lao động nữ có thai đến tháng thứ 7, các doanh nghiệp không được ép buộc làm thêm giờ, làm ca đêm hoặc đi công tác xa, được tạo điều kiện chuyển sang làm các công việc khác nhẹ hơn. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định ở các doanh nghiệp nói chung là chưa tốt, số doanh nghiệp vi phạm vẫn còn khá phổ biến. Theo quy

định của Bộ luật Lao động, lao động nữ có thai được phép nghỉ việc để đi khám thai, được nghỉ việc trong trường hợp sảy thai nhưng vẫn được hưởng bảo hiểm. Tuy vậy, số doanh nghiệp áp dụng đầy đủ quy định này hiện nay là rất ít hoặc việc áp dụng thời gian đối với nữ có thai sẽ được áp dụng chế độ từ tháng thứ 8 của thai kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại tỉnh bình phước (Trang 35 - 38)