Định hướng hoàn thiện pháp luật về lao động nữ ở Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại tỉnh bình phước (Trang 56 - 72)

Những năm qua, quá trình nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về quyền của phụ nữ ở Việt Nam đã tạo được khung pháp lý khá đầy đủ nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các quy định đó còn bộc lộ nhiều hạn chế. Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật nề lao động nữ cần có các định hướng sau:

Một là, Nước ta cần chủ động tăng cường giao lưu học tập các biện pháp hỗ trợ cho lao động nữ theo chương trình của Liên hợp quốc

Hai là, bảo vệ LĐN không thể tách rời với công tác bình đẳng giới. đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Những chính sách này đã khẳng định bình đẳng giới là yếu tố tiền đề để xây dựng một nguồn nhân lực nói chung và LĐN nói riêng.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung các chính sách và chiến lược nhằm tăng cường nhận thức về bình đẳng giới, về vai trò của LĐN, thay đổi thái độ và tư tưởng về giới vốn là định kiến trong xã hội; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực lao động và việc làm.

Ba là, hệ thống pháp luật nước ta cần được kiên toàn hơn để người lao động nữ được bảo vệ tốt hơn.

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về lao động nữ ở Việt Nam hiện nay

3.2.1 Giải pháp xây dựng pháp luật về lao động nữ

Rà soát quy định pháp luật về lao động nữ, nội luật hoá các cam kết quốc tế về lao động nữ là Việt Nam là thành viên, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp hoặc còn thiếu về lao động nữ

- Thứ nhất, Theo quy định, lao động nữ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này mà không phải bồi thường là sự ưu tiên đặc biệt để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Nhưng trên thực tế, chấm dứt HĐLĐ có nghĩa là không có việc làm nên bất đắc dĩ họ mới thực hiện quyền này vì thu nhập trong thời kỳ thai sản là hết sức cần

- Thứ hai, Tại khoản 3 Điều 115 BLLĐ quy định “Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương”. Tuy nhiên, trong thực tế, người sử dụng lao động thường không thực hiện quy định này, vì thế lao động nữ vẫn phải làm đủ số giờ quy định, nhưng không được hưởng tiền lương của 1 giờ làm việc đáng lẽ họ có quyền được hưởng. Vi phạm này từ phía người sử dụng lao động có thể do khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, chẳng hạn lao động nữ đó làm việc trong dây chuyền, nếu họ nghỉ trước 1 giờ thì sẽ ảnh hưởng đến những lao động khác

- Thứ ba, điểm d, khoản 2.1 mục II Thông tư 79/BTC ngày 6/11/1997 hướng dẫn Nghị định 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ có quy định “chi bồi dưỡng thêm một lần cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai, mức chi không quá 300.000 đồng đối với DN ở thành phố, thị trấn, thị xã và không quá 500.000 đồng đối với DN vùng sâu, vùng xa, hải đảo để giúp đỡ người mẹ khắc phục một phần khó khăn do sinh đẻ”.

- Thứ tư, Điều 8 Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động có con thứ nhất, thứ hai (kể cả con nuôi theo luật hôn nhân gia đình) dưới 7 tuổi bị ốm đau… được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội”.

Quy định trên áp dụng cho người lao động, không phân biệt nam, nữ nhưng trong thực tế khi con nhỏ dưới 7 tuổi bị ốm đau thường người mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc mà người lao động gọi là chế độ “con ốm mẹ nghỉ”. Nghị định 01/CP về bảo hiểm xã hội đã không phân biệt số lần sinh con vì thế khi con bị ốm cũng không được phân biệt chỉ có con thứ nhất, thứ hai mới được hưởng.

- Thứ năm, sửa đổi một số điều trong hệ thống chính sách việc làm đối với LĐN. Những quy định về lao động - việc làm đối với LĐN nên chỉ tập trung vào việc đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động. Tránh việc quy định tràn lan nhưng không có điều kiện giám sát thực hiện và không phù hợp với thực tế dẫn tới bị thả nổi.

- Thứ sáu cần ban hành danh sách các nghề cần đào tạo nghề dự phòng và xây dựng phương pháp xác định lựa chọn nghề dự phòng; rà soát các danh mục công việc và nghề độc hại, nguy hiểm, cấm sử dụng LĐN, loại bỏ một số công việc không còn phù hợp và bổ sung một số công việc mới do phát triển công nghệ quá nhanh nhằm bảo vệ LĐN cũng như tăng cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập của họ; Ngoài ra, cần xem xét hoàn thiện các quy định pháp luật khác như:

Về loại hợp đồng và thời hạn của hợp đồng: Về thời gian thử việc: Điều 32 của Bộ luật lao động quy định thời gian thử việc do 2 bên thoả thuận, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó

Thực tế đã nảy sinh những kẽ hở và những bất cập khi thực hiện. Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn.

3.2.2 Giải pháp về các điều kiện tổ chức bộ máy, nhân sự, trang thiết bị, ngân sách tổ chức thực hiện pháp luật về lao động nữ

- Rà soát, xây dựng, đánh giá, sửa đổi hoàn thiện các điều luật, trong đó đưa ra những chế định cụ thể, có tính khả thi cao, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; lưu ý về những quy định đặc thù cho chính sách LĐN; quan tâm hơn về các điều kiện đặc thù cho LĐN (phòng hút sữa, trữ sữa,

thời giờ cho con bú, nghỉ hành kinh...); phải đặt việc bảo vệ LĐN trong tương quan với sự phát triển của thị trường lao động trong nước, các quy định của pháp luật cần mềm dẻo, linh hoạt để vừa bảo vệ được NLĐ nói chung, LĐN nữ nói riêng, vừa không hạn chế các quyền lợi của DN.

- Vận động chị em tham gia tốt các đợt học tập chính trị, Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, vận động chị em tích cực hưởng ứng các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” bằng cách đăng ký những việc làm cụ thể hàng tháng để thực hiện có đánh giá kết quả cụ thể.

Hướng dẫn về các quy trình thành lập tổ chức và hoạt động Ban nữ công quần chúng công đoàn cơ sở theo Hướng dẫn của Công đoàn Việt nam. Các Ban Nữ hoạt động trong các đơn vị doanh nghiệp, khu công nghiệp vận động 100% chị em thực hiện tốt phong trào thi đua Hai giỏi, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không”, Lao động nữ ở các đơn vị giáo duc xây dựng “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, các cuộc vận động lớn của ngành và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; Các tổ Nữ công đã phối hợp với tổ chuyên môn tổ chức nhiều chuyên đề trong năm học, thăm lớp dự giờ, rút kinh nghiệm tiết dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho đội ngũ nữ cán bộ. Bên cạnh đó các Ban Nữ công phối hợp cùng với Ban chấp hành Công đoàn luôn quan tâm chăm lo đến công tác phát triển Đảng viên nữ. Thường xuyên phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn, chuyên môn tổ chức phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"; Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày 20/ 10; 20/11; 8/3…;Tổ chức tốt các buổi mít tinh, tọa đàm và hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT chào mừng các ngày lễ lớn như: 20/10; 20/11; 8/3… Thực hiện tốt phong trào thi đua "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà".

- Thực hiện Công tác giám sát thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ. Tăng cường thực hiện chế độ chính sách của lao động nữ, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho đoàn viên nữ; Các chế độ chính sách cho lao động

nữ được thực hiện đầy đủ, tạo điều kiện để chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng các loại quỹ của Công đoàn đã góp phần giúp đỡ đoàn viên nữ phát triển kinh tế gia đình và tổ chức tham quan du lịch. Ban nữ công cùng với Ban chấp hành công đoàn vận động đoàn viên đóng góp ủng hộ cho thăm hỏi đoàn viên bị ốm đau, nằm viện, bị bệnh; Công đoàn đã làm tốt công tác thăm hỏi những gia đình chị em ốm đau hoặc gặp chuyện vui buồn; Việc chăm sóc sức khỏe cho chị em nữ cũng được quan tâm như vận động chị em khám sức khỏe định kỳ, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký phong trào thi đua hai giỏi. Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là đang trong thời gian phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona., cháo mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam Phong trào “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” được lồng ghép với phong trào thi đua “Hai tốt” và các cuộc vận động như. Vận động chị em lao động nữ tự bồi dưỡng, giúp nhau đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua các hình thức như: Sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức các chuyên đề, phong trào lao động sang tạo cụ thể hóa nội dung và đổi mới phương thức hoạt động thu hút đông đảo chị em tham gia bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú làm động lực thúc đẩy tinh thần hăng hái lao động, sản xuất.

+ Tạo nhiều sân chơi cho lao động nữ vào các dịp Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3 các công đoàn các công ty, doanh nghiệp tổ chức lễ mít tin, ôn lại truyền thống và nhiều hình thức khác hầu hết các đoàn viên nữ tham gia đầy đủ; Vận động các chị em tham gia tốt các phong trào thi đua. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt”; Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”. Động viên nữ CNVCLĐ thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung; Vận động chị em tham gia sinh hoạt, hội họp tại địa phương.

Tích cực, chủ động tham gia ý kiến để sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn; chủ động tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến CNLĐ như chính sách về nhà ở cho CNLĐ ở các khu công nghiệp tập trung và các thiết chế văn hóa phục vụ CNLĐ; quy định pháp luật về thực hiện Quy chế Dân chủ trong các doanh nghiệp, về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường

Để nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp, các giải pháp sau cần được thực hiện Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động trong các khu chế xuất, cụm công nghiệp.Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. Nâng cao tiền lương và thu nhập cho công nhân lao động.Chăm lo phát triển nhà ở cho công nhân lao động.Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp.

3.2.3. Giải pháp phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về lao động nữ và thanh tra, xử lý vi phạm

Một là, đảm bảo thực hiện tốt các quy định về bình đẳng giới trong chính

sách tuyển dụng lao động. Mặc dù pháp luật lao động đã quy định và yêu cầu phải đảm bảo sự bình đẳng giữa LĐN và lao động nam trong chính sách tuyển dụng.

Hai là, cần hoàn thiện các chế độ ưu đãi đối với LĐN mang thai (thực hiện hợp đồng lao động và thời gian làm việc, nghỉ ngơi) nhằm đảm bảo tính thực thi.

Theo tác giả, nên cho phép LĐN và NSDLĐ thỏa thuận về việc có nghỉ chế độ trong hai trường hợp trên hay không theo hướng: Nếu LĐN yêu cầu nghỉ thì

NSDLĐ buộc phải đồng ý. Nếu LĐN đồng ý không cần nghỉ thì họ được hưởng thêm một khoản tiền tương ứng với khoản tiền lương cho thời gian đó. Khoản chi phí này không nên tính vào chi phí sản xuất do người sử dụng lao động trả (vì thực tế đa số người sử dụng lao động không thực hiện) mà quy định Quỹ bảo hiểm xã hội phải thanh toán khoản tiền này, NSDLĐ có nghĩa vụ đóng các khoản tiền này cho bảo hiểm. Quy định như vậy thì mới đảm bảo được lợi ích cho LĐN.

Ba là, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định đảm bảo điều kiện làm việc phù hợp cho lao động nữ

Danh mục các công việc cấm sử dụng LĐN: Thông tư 26/2013/TT-

BLĐTBXH quy định danh mục 38 công việc không được sử dụng lao động nữ và 39 công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ. Hiện nay, điều kiện lao động và ứng dụng khoa học kĩ thuật đã tốt hơn, một số ngành nghề trước đây được coi là nặng nhọc hay có thể không còn là nặng nhọc nữa thì pháp luật nên có những sửa đổi thích hợp để người lao động nữ có thể tiếp cận được việc làm trong điều kiện mới

- Về điều kiện vệ sinh lao động: Theo tác giả không nên quy định trong

BLLĐ một cách quá chi tiết về cơ sở vật chất (phòng vệ sinh nữ, phòng tắm nữ, phòng hút và trữ sữa mẹ...) mà chỉ cần quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo có khu vực vệ sinh nữ, nam, đủ nước sạch và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Tương tự như vậy, hỗ trợ chi phí gửi trẻ cho công nhân có con nhỏ và khuyến khích xây nhà trẻ, mẫu giáo là quy định cần thiết, đáp ứng bức thiết của chị em công nhân hiện nay.

Bốn là, cần chỉnh sửa lộ trình thực hiện tuổi nghỉ hưu, chế độ tiền lương hưu cho LĐN một cách hợp lý hơn.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực quy định sự khác nhau này trong chế độ hưu trí, từ sự chênh lệch về độ tuổi nghỉ hưu đến công thức tính trợ cấp... theo quan điểm ưu tiên bảo vệ lao động nữ. Tuy nhiên, đặt trong tương quan chung với quy định của các quốc gia trong khu vực và xu hướng chung thế

giới cho thấy Việt Nam cần nghiên cứu và xác định lộ trình quy định độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ theo hướng tăng dần phù hợp với nam giới.

Năm là, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích sử dụng nhiều lao động nữ

Như đã trình bày ở trên, nên quy định Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khoản tiền cho LĐN khi nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh, nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng nếu LĐN đề nghị không nghỉ theo chế độ.

Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị để tăng cường hơn nữa việc thực hiện các quy định của pháp luật ở các KCN, KCX tỉnh Bình Phước như sau:

Thành lập các câu lạc bộ phụ nữ tự quản. Nâng cao năng lực hoạt động và tuyên truyền vận động cho nhóm phụ nữ nòng cốt. Theo thiết kế hiện nay, một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động về lao động nữ từ thực tiễn các khu công nghiệp tại tỉnh bình phước (Trang 56 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)