Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 28 - 32)

Muốn phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản có hiệu quá cần phải có các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản rất đa dạng, phong phú tùy thuộc theo từng chủ thể, từng lĩnh vực hoạt động và địa bàn khac nhau. Có nhiều tiêu chí để làm căn cứ phân loại các biện pháp phòng ngừa, ví dụ như: xét vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp; xét vào nội dung, tính chất của biện pháp phòng ngừa; xét vào chủ thể chịu tác động của biện pháp phòng ngừa; xét vào địa bàn, lĩnh vực phòng ngừa…

Đối với phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản thường áp dụng biện pháp phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ).

- Biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tình hình tội trộm cắp tài sản là những biện pháp phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Quá trình tiến hành

đấu tranh với tội phạm này đòi hỏi sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng, xã hội. Bên cạnh đó, thực tế công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản cũng cho thấy: Sự quan tâm, tham gia của

các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng và xã hội chưa cao, nhận thức của một bộ phận cho rằng trách nhiệm phòng ngừa là của lực lượng Công an, trong đó giữ vai trò trọng yếu là lực lượng Cảnh sát hình sự... Do đó, cần tập trung xây dựng những chính sách thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, tạo các điều kiện tốt nhất để người dân có thể chăm sóc, giáo dục và giả qyết tốt việc làm, các tệ nạn xã hội bị đẩy lùi. Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để giải quyết tình trạng thất nghiệp, trẻ em phải mưu sinh kiếm sống khi tuổi đời còn rất nhỏ, đảm bảo cho các em có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ trong một môi trường phát triển lành mạnh.

Tổ chức ký kết nghị quyết liên tịch với Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, ngành Lao động thương binh và xã hội... Trong đó, tập trung vào gia đình, nhà trường và chính quyền cơ sở nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các lực lượng của xã hội trong phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản. Thực tế cho thấy, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tội phạm chưa mang lại kết quả cao và thiếu sự đồng bộ. Có nơi, có lúc công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chỉ mang tính hình thức nên chưa thật sự đi sâu vào đời sống của quần chúng nhân dân, chưa huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho người dân, xây dựng các khu vui chơi, giải trí lành mạnh góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ học vấn, giáo dục ý thức cho công dân, gải quyết tốt

việc làm cho người thất nghiệp làm gảm bớt khoảng cách giàu nghèo….từ đó làm cho tình hình tội phạm trộm cắp tài sản không còn điều kiện để tồn tại và phát sinh trong đồi sống xã hội.

- Biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ) là những biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ riêng của các chủ thể nhằm tác động đến từng người phạm tội của tội phạm trộm cắp tài sản. Thông qua công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; quản lý các đối tượng hình sự, các đối tượng có tiền án, tiền sự, những đối tượng có điều kiện, khả năng, biểu hiện

hay có dấu hiệu phạm tội trộm cắp tài sản tù đó hạn chế đi đến loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Mặc dù ở phạm vi hẹp nhưng nó tác động đến tôi phạm trộm cắp tài sản một cách sâu, cụ thể. Ví dụ, tuyên truyền pháp luật về trộm cắp tài sản và trang bị hệ thống camera giám sát an ninh tốt sẽ có tác dụng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn dân cư; tuyên truyền cho người dân biết về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động sẽ giúp chò người dân tăng cường đề phòng, tránh những sơ hở; tăng cường tuần tra, kiểm soát ở những khu vự tập trung nhiều tại sản sẽ hạn chế khả năng gây án của các đối tượng có ý định phạm tội. Tòa án xét xử nghiêm minh sẽ là tấm ngương có tác dụng răn đe chung cho toàn xã hội…

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề lý luận phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Trong hệ thống lý luận đó là khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản; mục đích, các nguyên tắc; chủ thể; các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản.

Những vấn đề lý luận cơ bản này là cơ sở để nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình một cách có hệ thống, khoa học từ đó mang lại những kiến thức quý báu phục vụ có hiệu quả cho hoạt động phòng ngừa tình hình tôi phạm này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)