Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 71 - 111)

tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Nâng cao nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Công tác phòng ngừu tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng là sự chung tay của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, của toàn thể nhân dân chứ

không riêng ai. Tuy nhiên, hiện nay, một số ban, ngành đoàn thể xem đó là nhiệm vụ của lực lượng Công an, thờ ơ với công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng hoặc đùn đẩy trách nhiệm, thực hiện cho có lệ. Một bộ phận quần chúng nhân dân không mạnh dạng tố giác tội phạm, xem đó không phải trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Một số cán bộ làm trong các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án còn có hành vi bao che, là sai lệch hồ sơ… cho tội phạm, làm cho công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có phần ảnh hưởng, hiệu quả không như mong muốn. Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm ma túy là tăng cường nhận thức về công tác phòng ngừa tình hình tội phạm đối với các chủ thể phòng ngừa.

Thường xuyên chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể và nhân dân tập trung làm tốt công tác phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản, tệ nạn xã hội bằng các giải pháp như tuyên truyền trên loa đài, tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị về các phương thức thủ đoạn hoạt động và các biện pháp phòng ngừa đối với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản. Kịp thời phối hợp xử lý, giải quyết các vụ việc phức tạp, trọng án, các băng nhóm tội phạm.

Cần phát huy hơn nữa “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và phòng chống tội phạm”; Quan tâm đến công tác tôn giáo - dân tộc, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân và tạo điều kiện cho đồng bào có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật.

Cần phát huy hơn nữa vai trò của quần chúng nhân dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản. Muốn vậy phải làm cho dân tin tưởng vào Chính quyền, vào Đảng, vào lực lượng Công an, biết lắng nghe ý kiến của dân, giúp dân phát triển kinh tế, xã hội, không hách dịch, quan

liêu với dân...Có như vậy, người dân mới hưởng ứng lời kêu gọi, các cuộc phát động đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng những cơ sở tốt trong dân, khen thưởng kịp lúc những người dân mạnh dạng, tố giác chính xác tội phạm, tạo ra môi trường sống lành mạnh không có tội phạm trên địa bàn, góp phần giữ vững ANTT tại địa phương.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1. Về biện pháp kinh tế - xã hội

- Tập trung thu hút và phát triển mạnh các ngành công nghiệp, thực phẩm, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn, du lịch... đặc biệt có những chính sách mở để thu hút đầu tự, phát triển các khu du lịch thiên

nhiên, du lịch tâm linh nhằm phát huy tốt nhất thế mạnh sẵn có của tỉnh. - Giải quyết việc làm cho người lao động.

Phát triển đi đôi với giải quyết công ăn việc làm, giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập thấp, nhất là số người trong độ tuổi lao động.

3.2.2.2. Về biện pháp văn hóa – giáo dục

- Về văn hóa.

Đảng bộ và chính quyền tỉnh cần đề ra và triển khai nhiều chương trình, đề án xây dựng và phát triển văn hóa tích hợp với từng giai đoạn phát triển. Qua đó, tập trung được nguồn lực tinh thần và vật chất cần thiết để thực hiện thắng lợi các chương trình, đề án này.

Phải luôn coi trọng vấn đề xây dựng và phát triển toàn diện con người, xem đây là mục tiêu hàng đầu, là khâu then chốt trong xây dựng và phát triển văn hóa của tỉnh.

Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân bằng cách đầu tư nhiêu sân chơi lành mạnh, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao cho nhân dân tích cực tham gia. Đầu tư thích đáng nhiều sản

phẩm văn hóa có giá trị tư tưởng, nghệ thuật, có nội dung nêu cao tinh thần yêu nươc, lòng tự hào dân tộc. Quan tâm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học tập những luồng văn hóa, tư tưởng tiến bộ của nhân loại... từ đó hạn chế các hành vị phạm tội.

Vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa làm cơ sở xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp mức chênh lệch về hưởng thụ văn hóa với khu vực đồng bằng, ven biển.

- Về giáo dục

Để thực hiện tốt vấn đề này, trong thời gian tới chính quyền và nhân dân tỉnh cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

Tiếp tục hoàn thiện xây dựng các trường chuẩn quốc gia, mở rộng quỹ đất xây dựng về giáo dục, trang bị các trang thiết bị dạy và học đảm bảo ở các cấp, đổi mới phương pháp dạy - học, tăng cường năng lực chuyên môn cho giáo viên đứng lớp, tăng cường công tác giáo dục về đạo đức, lối sống, các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông, hình sự, ma túy...ở các cấp học.

Tăng cường kinh phí cho giáo dục nhiều hơn nữa bên cạnh đó cần phải tiến hành xã hội hóa giáo dục ở các cấp, hiện nay chỉ ở cấp mầm non, tiểu học, còn trung học cơ sở, phổ thông và đại học chưa thực hiện hoặc có nhưng ít.

Ban Tuyên giáo, chính quyền các cấp cần phối hợp nhà trườn, gia đình để tuyên truyền, động viên các em đến trường, đặc biệt những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ở vũng núi, vùng sâu. Có những chế độ đãi ngộ đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy, sẽ góp phần hạn chế đối tượng xấu lôi kéo các em vào con đường phạm tội.

Cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục trong đó chú trọng giáo dục nghề cho bộ phận thanh thiếu niên, nhất là thanh thiếu niên hư, những người sau cai nghiện, những người không có công ăn việc làm, những người lầm lỡ,

người có tiền án tiền sự về các tội xâm phạm sở hữu. Đây là một trong những giải pháp phòng ngừa có hiệu quả tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh.

Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong khâu giáo dục: Gia đình là tế bào của xã hội, đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, cần có sự phối kết hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Nhà trường cần quan tâm, phối hợp chặt chẽ với gia đình để tìm hiểu tâm lý, tình cảm của từng học sinh. Cần phải đổi mới phương pháp dạy và học vừa dạy kiến thức văn hóa vừa dạy về kỹ năng sống.

3.2.2.3. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục ý thức cảnh giác, vận động quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản

- Trước hết, phải áp dụng các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền phù hợp để thay đổi nhận thức, tâm lý, thói quen… đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Ví dụ, nhận thức cho rằng mất tài sản là do “xui xẻo”, “của đi thay người” hoặc thói quen “khoe của”, mang theo nhiều tài sản quý

giá, đắt tiền khi tham gia các hoạt động nơi công cộng... Tuyên truyền để người dân nhận thức được chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ tài sản của cá nhân, của gia đình, đề phòng đối tượng chiếm đoạt. Đồng thời tuyên truyền để người dân tố giác tội phạm, trình báo cơ quan Công an khi bị đối tượng chiếm đoạt tài sản phục vụ thống kê tội phạm, điều tra khám phá tội phạm…

- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại, ít hiệu quả trong công tác tuyên truyền thời gian qua như:

Việc tiến hành tuyên truyền chưa thường xuyên, chưa coi trọng đúng mức, nội dung còn đơn điệu, hình thức chưa thật sự đổi mới, phương pháp chưa gắn với đối tượng và đặc điểm địa bàn, khu dân cư. Lực lượng Công an cấp huyện chưa thể hiện vai trò chủ công, chưa tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của

các chủ thể có liên quan trong công tác tuyên truyền.

- Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào: Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm; những sơ hở, mất cảnh giác của người dân dễ bị đối tượng hoạt động phạm tội. Cảnh báo những địa bàn, khu vực thường xảy ra tội phạm; cảnh báo những đối tượng, thành phần xã hội có nguy cơ thực hiện hành vi phạm tội để người dân có ý thức đề phòng; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình và mọi công dân trong phòng chống tội phạm, hướng dẫn quần chúng nhân dân cách thức bảo vệ tài sản của cá nhân, gia đình, cơ quan, xí nghiệp cũng như thay đổi các thói quen trong cuộc sống, sinh hoạt; tác hại của các loại văn hoá phẩm phản động, đồi trụy, kích động bạo lực, lối sống gấp để nhân dân tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, thu hồi và xử lý ngăn ngừa các tác động xấu đến tư tưởng, lối sống và hành động, nhất là đối với thanh, thiếu niên; những gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến xuất sắc trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trộm cắp tài sản.

- Về phương pháp tuyên truyền: Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp tuyên truyền, mục đích làm sao các thông tin liên quan đến hoạt động tội phạm trộm cắp tài sản được truyền tải đến người dân, nhất là người dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin, có nhiều hạn chế, khiếm khuyết trong bảo vệ tài sản. Theo tác giả, ngoài các phương pháp tuyên truyền trước đây, cần chú trọng vào một số cách làm cụ thể:

+ “Cảnh báo” những khu vực, địa điểm thường xuyên xảy ra các vụ trộm cắp tài sản: Lắp đặt các bảng (Ví dụ: “Khu vực này thường xuyên xảy ra các vụ vụ trộm cắp tài sản, người dân cần đề phòng!); phát thanh nội dung cảnh báo các vụ vụ trộm cắp tài sản tại khu vực chợ, trung tâm thương mại, khu vực đông dân cư, các điểm dừng đèn đỏ trên các tuyến đường gần với các địa điểm du lịch, bãi biển (Ví dụ: Hiện nay có một số đối tượng trộm cắp tài sản

đang hoạt động tại các khu vực… người dân cần cảnh giác, đề phòng!).

+ Nghiên cứu mở thêm chuyên mục “Câu chuyện cảnh giác” để phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình. Nội dung cụ thể: Các vụ án đã xảy ra liên quan đến tội phạm trộm cắp tài sản để người dân có ý thức phòng tránh, đồng thời nêu gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt về tinh thần cảnh giác, tích cực đấu tranh chống tội phạm.

Khi làm tốt công tác tuyên truyền, người dân sẽ nâng cao ý thức, nhận thức trong phòng ngừa tội phạm, tự quản lý, bảo vệ tài sản của cá nhân, của gia đình. Sẽ đạt hiệu quả hơn nếu người dân vận động những người xung quanh cùng tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm một cách rộng khắp. Để vận động quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản có hiệu quả, theo tác giả cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

- Cần tổng kết việc xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình và phong trào tự quản trong phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản tại địa phương như: Mô hình “Tổ dân cư tự quản”, “Khu phố an toàn về an ninh trật tự”, “Đoạn đường an toàn về an ninh trật tự”…Qua tổng kết xác định hiệu quả đạt được, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục, những vấn đề phát sinh cần tập trung nghiên cứu, giải quyết trong thời gian đó. Tiếp tục nhân rộng các mô hình thực tế hoạt động có hiệu quả, đề xuất khen thưởng cá nhân, tập

thể có nhiều thành tích trong phong trào toàn dân phòng ngừa, tố giác tội phạm để động viên, khuyến khích họ nhiệt tình tham gia.

- Cần tiếp tục phát huy vai trò của trụ cột: Gia đình - nhà trường - xã hội trong phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản. Vận động, hướng dẫn cha mẹ, những người có trách nhiệm chính trong gia đình hướng dẫn con em của họ ý thức bảo vệ tài sản, nhất là con cái trong độ tuổi cắp sách đến trường. Phối hợp với nhà trường tham gia quản lý tốt giờ giấc của học sinh, ngăn chặn các

yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội bên ngoài tác động vào các em, nhất là các em dễ bị dụ dỗ, lôi kéo đi vào con đường phạm tội. Bên cạnh đó mỗi gia đình hãy nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm, vận động bà con trong xóm, khu vực kinh doanh buôn bán áp dụng các biện pháp để quản lý tốt tài sản của cá nhân, gia đình. Để tạo ra phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản một cách rộng khắp, lực lượng Công an cần phải phát huy tốt vai trò tham mưu, hướng dẫn của mình, nhất là phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan, ban ngành đoàn thể xã hội tại địa phương vận động tổ chức nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, xây dựng các phong trào “Thôn xóm, bản làng văn hoá.., “Khu công nhân an toàn không có tội phạm”; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá “Gia đình 6 chuẩn mực”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu trung hiếu” nhằm xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, kiên quyết đấu tranh lên án và từng bước xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực ngay ở trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng.

- Phát động quần chúng nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm, đảm bảo mọi hành vi phạm tội phải được ngăn chặn, xử lý một cách kịp thời. Qua đó

làm giảm tỷ lệ ẩn của tội phạm, tạo điều kiện an toàn để người dân tham gia sản xuất, kinh doanh. Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong việc quản lý, giám sát chặt chẽ và giáo dục, cảm hóa đối tượng tù tha ở địa phương. Đa số các đối tượng phạm tội phạm trộm cắp tài sản đều không có nghề nghiệp ổn định nên nếu giám sát chặt chẽ, quản lý tốt các đối tượng không có nghề nghiệp, có biểu hiện hoạt động gây án, các đối tượng tù tha này thường xuyên có hoạt động nghi vấn gây án để sớm phát hiện và kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm tội.

3.2.2.4. Về biện pháp quản lý trật tự xã hội

- Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý người có tiền án, tiền sự, người có nhân thân xấu và người mắc các tề nạn xã hội cần được nâng cao và

đổi mới. Chính quyền địa phương phải thường xuyên theo dõi, lập hồ sơ đối với những đối tượng đã có tiền án, tiền sự, đối tượng lang thang, không nghề nghiệp, có biểu hiện nghi vấn liên quan tới hoạt động tội phạm. Đặc biệt là những đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 71 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)