Quy định về hình phạt tù có thời hạn trong trong pháp luật hình sự giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LỊCH sử PHÁT TRIỂN các QUY ĐỊNH về HÌNH PHẠT tù có THỜI hạn TRONG PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ năm 1945 đến NAY (Trang 29 - 61)

giai đoạn từ năm 1945 đến 1955

2.1.1. Đặc điểm chung của pháp luật hình sự trong giai đoạn năm 1945 - 1955

Việc chọn năm 1945 làm mốc phân tích và căn cứ để chia các giai đoạn về sau đều dựa vào thực trạng xã hội, các cột mốc lịch sử quan trong của đất nước cũng như sự phát triển của PLHS, ở mỗi giai đoạn phân chia như vậy đều có đặc trưng riêng và có sự biến đổi lớn của PLHS trong giai đoạn ấy. Nếu như giai đoạn 1945- 1955 thường sử dụng kết hợp các văn bản luật cũ của Pháp ở cả 3 miền thì giai đoạn 1955-1985 thì lại có sự khác biệt là tuyệt đối không sử dụng các văn bản luật của Pháp nữa mà là tự ban hành và hoàn thiện dần cùng sự kết hợp với các văn bản PLHS của Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam. Giai đoạn 1985-1999 là giai đoạn áp dụng BLHS 1985, đây là sự đánh dấu bước tiến quan trọng trong PLHS bằng việc pháp điển hoá lần đầu tiên. Giai đoạn 1999-2015 là giai đoạn áp dụng BLHS thứ 2 là BLHS 1999; Giai đoạn 2015 đến nay là việc ban hành và áp dụng BLHS 2015, có sửa đổi bổ sung 2017. Ở mỗi giai đoạn như vậy rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến các chính sách hình sự và PLHS đều mang những đặc trưng riêng mà các nhà nghiên cứu thường căn cứ để phân đoạn nếu có nghiên cứu PLHS dưới góc nhìn lịch sử.

Năm 1945 đánh dấu mộc cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc, với Cách mạng tháng 8 thành công và bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 chấm dứt thời kỳ thuộc địa và phong kiến, mở ra một quốc gia độc lập với đầy tự hào, vị thế được nâng cao trong khu vực và quốc tế. Mặc dù vậy, thực dân Pháp không từ bỏ thuộc địa cũ, vẫn tiến hành những bước đi của việc xâm lược tái lập thuộc địa. Trước tình hình đó Chủ Tịch Hồ chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 để quyết tâm loại trừ thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam một cách toàn diện.

Về phương diện PLHS, với yêu cầu về thời gian gấp rút để đáp ứng cho chính quyền nhân dân mới còn non trẻ đảm bảo an ninh và cơ sở pháp lý để hoạt động, chính quyền đã ban hành một số văn bản PLHS song song với việc sử dụng các luật cũ với tinh thần mới vì chưa kịp thời ban hành điều chỉnh tất cả các lĩnh vực. Tuy rất quan tâm đến hệ thống pháp luật và đặc biệt là PLHS nhưng vẫn chưa ban hành được BLHS hoàn chỉnh vì mục tiêu chính giai đoạn này là dồn hết tâm sức tập trung cho việc dành lại độc lập là ưu tiên hàng đầu.

Về định hướng trong việc xây dựng PLHS trong giai đoạn này chủ yếu: (1) Bãi bỏ phần lớn các các đạo luật hình sự cũ; (2) tạm thời giữ nguyên một số đạo luật cũ để áp dụng một cách hữu hạn và thật sự cần thiết; (3) ban hành các đạo luật mới trong các lĩnh vực khác nhau để thay phù hợp và thay thế dần các đạo luật cũ không phù hợp.

Về kết cấu, hệ thống PLHS là các văn bản PLHS riêng lẻ, ban hành nhiều thời kỳ để đáp ứng được kịp thời diễn biến nhanh của tình hình chính trị, kinh tế xã hội khi vừa dành được độc lập và toàn quốc tiếp tục kháng chiến. Nên về mặt kỹ thuật lập pháp trong PLHS vẫn còn mang tính chất sơ khai, ban hành với tính cách tạm thời và là giải pháp tình thế trong thời kỳ Cách mạng còn nhiều khó khăn.

Văn bản PLHS được áp dụng bởi một là văn bản PLHS (bao gồm cả văn bản pháp luật có tính chất hình sự) được ban hành mới, hai là văn bản PLHS kế thừa hoặc phủ nhận các văn bản luật hình sự của chế độ trước đó với tinh thần và chủ trương mới như quy định tại Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời.

PLHS thời kỳ này chưa phải là một Bộ luật hoàn chỉnh nên chưa phân chia phần chung và phần riêng như cách kết cấu Bộ luật sau khi pháp điển hóa, cũng vì thế các chế định về tội phạm, hình phạt, các chế định về áp dụng hình phạt…chỉ xuất hiện riêng lẻ trong các văn bản một cách cơ bản, không đầy đủ và hoàn thiện như các chế định ngày nay.

Nội dung điều chỉnh chủ yếu trong PLHS trong giai đoạn này tuy chưa hoàn chỉnh nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề:

(1) Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội liên quan đến công cuộc xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước.

(2) Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội liên quan đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và các quyền tự do của công dân.

(3) Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội liên quan đến văn hóa- xã hội.

Một đặc điểm nhỏ cũng cần lưu ý là một số chi tiết có sự ảnh hưởng bởi một số yếu tố của Luật nước Cộng Hòa Pháp. Điển hình như các quy định chế định hình phạt, các thuật ngữ đặc thù và các điều luật kế thừa từ hệ thống cũ mà Pháp đã áp dụng rất lâu tại Việt Nam dẫn đến ít nhiều ảnh hưởng rõ nét.

2.1.2. Đặc điểm của quy định hình phạt tù có thời hạn trong trong pháp luật hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1955

2.1.2.1. Các đặc điểm cơ bản

Văn bản PLHS như đã phân tích phía trên do hoàn cảnh đất nước, xã hội nên về hình thức mới ở dạng các Sắc lệnh, Đạo luật đơn lẻ, mặt khác có sự tổng hợp cả về mặt phạt hành chính lẫn hình phạt hoặc cả lĩnh vực tố tụng hình sự vào trong một văn bản. Hình phạt TCTH vì thế chưa được định nghĩa một cách độc lập như một chế định riêng biệt. Vì thể để nghiên cứu các đặc điểm của hình phạt TCTH, phải khảo sát các văn bản mà có các quy định về hình phạt tù được quy định áp dụng cho hình phạt hoặc các văn bản về tố tụng, thậm chí cả các văn bản hành chính mang tính chất hình sự.

Hình phạt TCTH trong giai đoạn này được hiểu theo nghĩa là phải thực hiện trong nhà giam với các quy định riêng biệt đặc thù, như vậy hình phạt TCTH sẽ giới hạn và kiểm soát với mức độ rất cao về không gian tự do của người bị kết án về những tội phạm trong một thời gian nhất định. Tuy có sử dụng lại các bộ luật cũ nhưng các hình phạt được quy định có sự khác biệt so với thời kỳ trước nên hình phạt TCTH không phân chia nhiều hình thái như các bộ luật của Pháp trước đó áp dụng như cấm cố, khổ sai.

Phân loại trong hệ thống hình phạt

điều luật hoặc quy định rõ ràng, mà chỉ tồn tại trong các văn bản PLHS gắn kèm với các tội danh quy định trong một số lĩnh vực cụ thể. Qua khảo cứu các văn bản PLHS, có thể nhận thấy tồn tại 8 hình phạt tạm xắp xếp theo mức độ từ nặng đến nhẹ như sau: Tử hình; Tù chung thân; TCTH; Khổ sai; Tội đồ; Tịch thu tài sản; Buộc bồi thường thiệt hại đã gây ra; Tước quyền công dân; Quản chế; Phạt tiền.

Nếu tạm chia theo cách phân loại hiện hành thì hình phạt TCTH là hình phạt chính trong phân loại. Riêng hình phạt khổ sai thời kỳ này được nhắc đến bởi Sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946 ; Sắc lệnh số 223 ngày 27/11/1946 về tội đưa, nhận hối lộ của công chức; hoặc tại điều 2 Sắc lệnh số 12-SL ngày 12/03/1948 tuy vậy thực tế không sử dụng hình phạt này. Hình phạt khổ sai được các điều luật trên nhắc đến có nguồn gốc từ hình phạt khổ sai hữu hạn mà thời kỳ Pháp thuộc đã áp dụng trong các bộ luật tại Việt Nam. Vì lý do đó đa phần các nhà nghiên cứu đã không xếp hình phạt ấy vào hệ thống hình phạt trong thời kỳ này.

Tương tự vậy, với hình phạt tội đồ, hình phạt này ít được quy định tuy nhiên cũng xuất hiện một cách hạn chế như quy định tại điều 19 Sắc lệnh số 40 ngày 29/03/1946: “Những nhân viên sau này sẽ bị phạt từ 5 năm đến 10 năm tội đồ và 3.000 đồng, đến 100.000 đồng tiền phạt…”. Hình phạt này cũng có nguồn gốc từ thời Phong kiến và việc ít xuất hiện nên các nhà nghiên cứu sau này cũng bỏ qua trong phần thống kê phân loại hình phạt giai đoạn này. Mặt khác đến năm 1950 bằng một Sắc lệnh số 150-SL ngày 7/11/1950 về tổ chức trại giam thì Điều 1 quy định rằng “phạm nhân phải được giam giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hoá”. Với ý nghĩa rằng các phạm nhân đã bị kết án sẽ thực hiện án tù trong trại giam để chịu sự trừng trị các tội phạm đã thực hiện và được giáo dục cải tạo thành người tốt, bằng quy định này đã gián tiếp loại bỏ hai hình phạt tù khổ sai và tội đồ ra khỏi HTHP.

Về mức độ nặng nhẹ và nghiêm khắc của hình phạt này chỉ đứng sau hình phạt tù chung thân và tử hình. Vì là hình phạt chính nên có có thể áp dụng kèm theo hình phạt bổ sung như trên theo quy định.

Mục đích của hình phạt nói chung trong giai đoạn này chưa được quy định rõ ràng trong bất kỳ một điều luật nào, nhưng cách thể hiện và dựa theo quy định gián tiếp trong một số văn bản PLHS hoặc như điều 1 Sắc lệnh 150/SL ngày 12/01/1953 về nhiệm vụ của toà án có nêu “Trừng trị những kẻ phản cách mạng, những cường hào gian ác, những kẻ chống lại hoặc phá hoại chính sách ruộng đất…” cũng như chủ trương trong tình hình chính trị xã hội lúc đó cho thấy rằng, mục đích chính là trừng trị, phòng ngừa và bảo vệ thành quả cách mạngvới tính khắc nghiệt và răn đe cao độ, tiếp đến là cải tạo giáo dục người phạm tội là mục đích sau. Điều này thể hiện rõ nhất trong văn bản quy định về tổ chức trại giam điển hình là sắc lệnh 150- SL ngày 7/11/1950, ngay tại điều một của sắc lệnh 150/SL đã khẳng định rằng:

“phạm nhân phải được giam giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hoá”. Tính trừng trị bằng pháp luật và hình phạt cũng được thể hiện ở Thông tư số 281/TTg ngày 22/6/1953 “Bọn Việt gian cố tâm bán nước, hại dân không chịu hối cải, thì cương quyết trừng trị”

Qua đó thấy rằng quan điểm giai đoạn này là hình phạt không nằm ngoài mục đích là trừng trị là thiết yếu, đặc biệt là với các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, phá hoại đất nước, chống phá cách mạng, bởi tình hình xã hội và đất nước lúc này rất phức tạp, nguy cấp, bên cạnh đó nhiều quan niệm cũ kế thừa từ các nhà làm luật từ thời phong kiến vẫn ăn sâu vào tư duy của xã hội ta bấy giờ, nên việc quan niệm hình phạt trừng trị tội phạm là điều không tránh khỏi.

Đối tượng của hình phạt tù có thời hạn

Qua khảo sát các văn bản hình sự và mang tính chất hình sự giai đoạn này cho thấy không có quy định nào quy định về đối tượng loại trừ áp dụng hình phạt tù. PLHS giai đoạn này cũng chưa quy định về các đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự, nên có thể xem đối tượng của hình phạt TCTH là người phạm tội trong các quy định của hình phạt mà các văn bản luật hình sự quy định

Về đặc tính giới hạn tự do và không gian

TCTH giai đoạn này cũng được hiểu là giới hạn tự do bằng cách phải thực hiện ở một nơi giam giữ riêng biệt là trại giam. Tuy chưa có ĐNPL hoặc một điều

luật nào quy định về hình phạt TCTH nhưng có thể hình dung dựa vào các văn bản có liên quan về tổ chức Tòa án hoặc thi hành án như Sắc lệnh về trại giam có quy định một số điều cần thiết để thi hành hình phạt TCTH. Các văn bản tiêu biểu như Sắc lệnh 150-SL ngày 7 tháng 11 năm 1950 về tổ chức các trại giam, hướng dẫn Sắc lệnh này có Nghị định số 181-NV/6 ngày 12/06/1951; Thông tư số 17-NV/6/TT ngày 12/06/1951Nghị định số 181-NV/6 ngày 12/06/1951 trong đó quy định cách thức tổ chức về cách tiếp nhận, trích xuất, tổ chức xắp xếp sinh hoạt, lao động cho phạm nhân. Đến tháng 8/1953, trong phiên họp của Hội đồng Chính phủ, Thứ bộ Công an được tách ra khỏi Bộ Nội vụ để thành lập Bộ Công an. Cũng từ đây, Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý hệ thống trại giam toàn quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về đặc tính giới hạn thời gian

PLHS giai đoạn này tuy chưa quy định rõ ràng bởi một điều luật nào về giới hạn của thấp nhất và cao nhất hình phạt tù, nhưng qua các quy định gián tiếp được tổng hợp lại cho ta tạm thời định hình được các đặc điểm giới hạn này.

(1) Về thời gian tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn

Qua khảo sát hình phạt tại các văn bản trong thời kỳ này, một số văn bản có hình phạt tù được tính bằng thời hạn ngày như phạt tù từ 6 ngày đến 2 tháng về tội lập hội trái phép quy định tại Điều 9 Sắc lệnh số 52 ngày 22/4/1946; Hoặc tại điều 112 Sắc lệnh số 49-SL ngày 18/06/1949 về Luật Thuế trực thu Việt Nam có quy định tội trốn thuế hình phạt tù từ 6 ngày đến 1 tháng; Có Điều luật quy định phạt tù từ 10 ngày đến 2 năm như về vi phạm làm hư hỏng các công trình thuỷ nông tại Điều 8 Sắc lệnh số 68-SL ngày 18/6/1949. Một số văn bản có quy định thời hạn tù từ 3 ngày như quy định tại điều 3 Sắc lệnh 157-SL ngày 16/8/1946 nguyên văn như sau: “Các người không tuân theo Sắc lệnh này, sẽ bị phạt bạc đến một vạn đồng bạc (10.000đ) và có thể bị bắt đóng cửa hiệu bào chế. Khi tái phạm có thể bị phạt tù từ 3 đến 10 ngày”.

Thậm chí trong điều 2 sắc lệnh số 185-SLN ngày 26/05/1948 về thẩm quyền của các Toà án thì Toà sơ thẩm có quyền xử những án vi cảnh phạt giam từ 1 đến 5 ngày. Tuy nhiên khảo cứu trong tất cả các văn bản hình sự ban hành trong giai đoạn

này thì chưa thấy có quy định hình phạt nào là 1 ngày. Như vậy xét về thống kê số liệu trên các văn bản thì ta có thể tạm thời xem thời hạn ngắn nhất của hình phạt TCTH được quy định ở một tội danh trong gian đoạn này là được thể hiện ngắn nhất 3 ngày.

(2) Về thời hạn tối đa của hình phạt tù có thời hạn

Về thời gian dài nhất của hình phạt TCTH trong các tội danh quy định, khảo cứu các văn bản đã ban hành trong giai đoạn này có các khoảng thời gian giới hạn cao như đến 10 năm, 15 năm, 20 năm; chưa thấy quy định nào vượt quá định mức 20 năm tù giam như đã nêu. Ở mức hình phạt cao hơn sẽ là hình phạt tù chung thân hoặc tử hình.

(3) Sự khấu trừ thời gian của hình phạt tù có thời hạn

PLHS cũng không quy định có sự khấu trừ thời gian vào hình phạt tù khi đã bị tạm giam hoặc tạm giữ trước đó.

(4) Vấn đề định lượng thời gian cho quy định hình phạt tù có thời hạn trong các khung hình phạt dành cho tội phạm

Về định lượng thời gian phạt tù cho một tội phạm cụ thể, cách quy định thời kỳ này có những vấn đề có khác so với hiện tại cần phân tích:

Về thời hạn ngắn nhất trong một số điều luật quy định cho hình phạt, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LỊCH sử PHÁT TRIỂN các QUY ĐỊNH về HÌNH PHẠT tù có THỜI hạn TRONG PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ năm 1945 đến NAY (Trang 29 - 61)