hình phạt tù có thời hạn
Với những mặt hạn chế như đã phân tích ở trên, đòi hỏi phải thực hiện nhiều khía cạnh của PLHS và các cơ quan ban ngành có liên quan. Tuy nhiên về mặt lập pháp quy định hình phạt TCTH chúng ta có thể thực hiện các phương án để giải quyết và phần nào khắc phục các vấn đề trên, các phương án tập trung vào việc giảm hoặc loại trừ một số đối tượng trong quy định hình phạt tù; Thu hẹp phạm vi bằng việc loại trừ hình phạt tù có thời hạn trong các khung hình phạt tội phạm có mức nguy hiểm cho xã hội thấp; Cân đối lại mức định lượng trong các khung hình phạt TCTH sao cho chi tiết và hợp lý hơn; phân hóa cụ thể các hình phạt trong các chế định tha miễn hoạc các tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Song song đó, cần có phương án xây dựng điều chỉnh phù hợp các hình phạt khác không tước tự do như hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền.
3.3.1. Phương án 1: Thêm điều kiện loại trừ hoặc hạn chế về đối tượng hình phạt tù có thời hạn
Để khắc phục được một phận hạn chế đối tượng quá rộng của hình phạt TCTH như phân tích ở mục 3.2.1 trên, có thể xem xét các đối tượng sau để áp dụng việc thu hẹp hoặc loại trừ có điều kiện đối với hình phạt TCTH.
(1) Người cao tuổi
Đề xuất không áp dụng hình phạt TCTH đối với người cao tuổi, trường hợp này có thể được chuyển đổi bằng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ như vậy sẽ hiệu quả về mặt xã hội, nhân đạo mà vẫn đạt được mục đích. Vì theo thực tế cho thấy với độ tuổi trên 75 là về mặt sinh học của cơ thể đã không còn minh mẫn, sức khỏe có thể không còn tốt rất có thể ảnh hưởng đến hành vi của mình, mặt khác các
điều kiện và động cơ hành vi phạm tội ở lứa tuổi này hầu như đã rất hạn chế, đặc biệt là thực hiện các hành vi phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Về mặt đời sống tinh thần, qua một vài số liệu nghiên cứu có thể nhận thấy tình trạng hiện nay của người cao tuổi: “Biểu hiện trạng thái tinh thần của người cao tuổi: Khó ngủ (67%); Băn khoăn về cuộc sống hiện tại (51%); Buồn rầu (40%); Chán nản (42%); Mệt mỏi thường xuyên (34%); Mong muốn được quan tâm săn sóc (39%)…” [36, tr.11]
Như vậy cả về đời sống vật chất, sức khỏe và tinh thần của người cao tuổi tại Việt Nam hiện nay đều có những vấn đề khó khăn gặp phải và chưa được giải quyết triệt để, chính vì thế tổng hòa những điều kiện ấy sẽ dẫn đến người cao tuổi là những đối tượng đặc biệt cần có sự điều chỉnh và chế tài riêng trong PLHS.
Việc quy định loại trừ hoặc hạn chế độ tuổi này ra sẽ mang nhiều ý nghĩa về mặt nhân đạo và thực tiễn.
Một là cần phải thực hiện chính sách nhân đạo đối với những người tuổi đã cao như các chế độ ưu đãi mà Đảng và Nhà nước ta thực hiện ở các lĩnh vực đời sống xã hội. Mặt khác truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam là việc xem trọng những người lớn tuổi, “kính người già yêu người trẻ” là một nét đẹp truyền thống.
Hai là việc tuyên án hình phạt tù và đưa người phạm tội ở độ tuổi quá cao thực hiện hình phạt tù trong trại giam là một điều rất khó để thực hiện trong thực tế cho cơ quan tổ chức và người có trách nhiệm quản lý, với độ tuổi này họ bị hạn chế bởi khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, rất cần có sự chăm sóc y tế và chế độ nghỉ ngơi tương đối đặc biệt.
Ba là việc quy định loại trừ hoặc hạn chế đối tượng có độ tuổi này cũng sẽ là một sự cụ thể hóa của các biện pháp tha miễn hoặc các tình tiết giảm nhẹ đã có quy định trong điều kiện của các chế định này có nhắc đến như một sự hạn chế.
Như vậy rõ ràng việc loại trừ hoặc hạn chế cần được nghiên cứu kỹ để phù hợp với các nguyên tắc và quy định khác trong PLHS và không đi ngược với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Người bị thiểu trí là người mất một phần khả năng nhận thức hoặc một phần khả năng điều khiển hành vi chứ chưa hoàn toàn thuộc loại người tâm thần mất khả năng nhận thức.
Đối tượng này PLHS Việt Nam không quy định họ thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Các BLHS trước đây và hiện hành chỉ được quy định trong tình tiết giảm nhẹ. Việc quy định đối tượng này trong tình tiết giảm nhẹ chưa nói lên đúng bản chất và cá thể hóa đối tượng này, vì họ bị hạn chế không mong muốn bởi khả năng nhận thức không đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mình thực hiện. Một số nước như Hoa Kỳ đã không còn áp dụng thi hành hình phạt tử hình đối với người bị thiểu trí “Tòa án tối cao Liên Bang đã đưa ra một phán quyết là đối với các bệnh nhân thiểu trí phạm tội thì hình phạt tử hình sẽ được loại trừ áp dụng” [5, tr.229].
Một số nhà nghiên cứu trong nước đã từng có các công trình nghiên cứu và đề xuất không áp dụng hình phạt tử hình đối với các đối tượng này vì một số đặc tính về bệnh lý của họ. Tác giả đồng ý hoàn toàn với đề xuất trên và nên nghiên cứu thêm để áp dụng phù hợp đối với hình phạt TCTH.
Vì thế, sẽ là hợp lý hơn với đề xuất quy định không áp dụng hình phạt tù chung thân tử hình, chỉ áp dụng hình phạt tù tương đương mức của người chưa thành niên phạm tội.
Việc hạn chế áp dụng hình phạt TCTH như trên với người thiểu trí sẽ làm giảm bớt áp lực về phía áp dụng pháp luật và đặc biệt là các cơ quan thi hành án. Mặt khác xét dưới góc độ mục đích giáo dục của hình phạt, thì rõ ràng trường hợp đối tượng này đã không thể thực hiện một cách trọn vẹn khi bệnh lý của họ bị hạn chế một cách bẩm sinh như vậy. Với đối tượng này, họ cần có sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và người thân, một môi trường có sự quan tâm sâu sắc và chia sẻ, môi trường nhà giam là điều rất khó phù hợp với họ.
(3) Về mặt đề xuất phân bổ và kết cấu các nội dung trên, nên phân bổ trực tiếp vào khái niệm pháp lý phần loại trừ không áp dụng cho các đối tượng loại trừ hoàn toàn, và nên đưa các đối tượng loại trừ có điều kiện giới hạn vào quy định tại
các chế định tha miễn, hoãn hoặc án treo một cách phân hóa tách biệt rõ ràng so với các hình phạt khác có trong chế định đó. Hiện tại rất khó phân biệt các đối tượng, điều kiện và hình phạt trong các chế định này.
3.3.2. Phương án 2: Hạn chế hình phạt tù có thời hạn trong một số tội danh hoặc giảm trong khung hình phạt của tội danh đó và thay thế bằng hình phạt khác tương xứng và có hiệu quả
Để khắc phục được tình trạng phạm vi quy định hình phạt quá phổ biến, như hạn chế phân tích hạn chế ở mục 3.2.2 trên cần thực hiện việc giảm hình phạt trong các quy định về tội phạm trong hai vấn đề đó là loại trừ quy định hoàn toàn trên một số tội danh và giảm quy định tại các chế tài trong các khung hình phạt tại các khoản của một điều luật.
(1) Việc loại trừ quy định hình phạt trên cả một điều luật quy định tội phạm là rất khó thực hiện bởi mức độ nghiêm trọng và hậu quả của các tội phạm diễn biến phức tạp từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng, vì thế một tội phạm mà loại bỏ hoàn toàn hình phạt TCTH là rất hiếm hoi và khó đảm bảo sự công bằng và tính nghiêm minh. Các nhà làm luật đã cố gắng triển khai theo hướng này nhưng không thể giảm được nhiều số lượng quy định này tính trên số tội danh, các BLHS trước đây hầu như tỷ lệ có mặt của hình phạt TCTH trên số tội danh là xấp sỉ 100% (hiện nay là hơn 99%). Không chỉ tại Việt Nam, các nước trên thế giới thì tỷ lệ này cũng rất cao, điển hình là Trung Quốc là một quốc gia khá tương đồng về văn hóa, xã hội và chính trị thì tại BLHS Trung Quốc cũng chỉ có hai tội danh là không áp dụng hình phạt TCTH.
(2) Tuy nhiên còn có một cách giảm quy định hình phạt TCTH trong các quy định có ý nghĩa thực tế hơn, đó là giảm trong phần quy định của các khung hình phạt tại các khoản của các điều quy định tội phạm. Vì tại các khoản trong một điều quy định tội phạm phản ánh được mức độ của tội phạm đó hơn, việc xem xét giảm hình phạt TCTH trong các khoản có chứa khung hình phạt thấp của tội danh đó là một việc làm khả thi và có ý nghĩa hơn. BLHS 2015 đã có 31 khoản chế tài không chứa hình phạt tù, nhiều hơn nhiều so với 6 khoản tại BLHS 1999, nên phát huy
tiếp theo hướng giảm này.
Hiện tại BLHS 2015 cấu trúc một số điều quy định của tội phạm thường có một khoản là nhẹ hơn các khoản khác cho tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng lại thường được lựa chọn giữa các hình phạt TCTH và các hình phạt khác không tước tự do như cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền. Dựa vào cấu trúc sẵn có này và xem xét tính nguy hiểm cho xã hội ở một số tội danh, nhận thấy có những trường hợp không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù, vì thế nên quy định ngay tại khoản đó chỉ đến mức cao nhất là hình phạt cải tạo không giam giữ với số năm thích hợp.
Tuy nhiên cần xem xét cân nhắc không phải hoàn toàn giảm ở các khoản này vì có một số tội danh bản chất của nó đã nói lên được hậu quả lớn cho xã hội mặc dù mức độ tội phạm thực hiện cao hay thấp. Các hạn chế này nên áp dụng xây dựng cho các tội phạm trong một vài nhóm tội nhất định như sau:
Đối với nhóm tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
Nên bỏ hình phạt TCTH tại Khoản 1 Điều 160 Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân; Khoản 1 Điều 162 Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật; Khoản 1 Điều 163 Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân; Khoản 1 Điều 164 Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; Khoản 1 Điều 167 Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân
Đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu
Nên bỏ quy định hình phạt TCTH tại: Khoản 1 Điều 173 Tội trộm cắp tài sản, đồng thời nên hạ mức quy định về giá trị lấy trộm xuống nhằm phù hợp với hình phạt không tước tự do; tương tự vậy áp dụng cho Khoản 1 Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Khoản 1 Điều 177 Tội sử dụng trái phép tài sản, Khoản 1 Điều 180 Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Đối với nhóm các tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình:
một vợ, một chồng; Điều 186 Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng vì khoản này thuộc về mặt đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa hơn là nặng tính pháp lý; Bỏ hình phạt TCTH trong quy định tại Khoản 1 Điều 187 Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự kinh tế
Tương tự như trên, các tội thuộc nhóm này khi ở mức độ không nghiêm trọng và có thể được khắc phục hậu quả bằng chế tài phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ vì thế nên bỏ hình phạt TCTH, tăng thêm mức độ cho hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đồng thời quy định thêm các hình phạt bổ sung về cấm hành nghề hoặc cư trú, tịch thu tài sản đối với nhóm tội xâm phạm trật tự kinh tế một cách phù hợp tại các điều sau: Khoản 1 Điều 188 Tội buôn lậu; Khoản 1 Điều 189 Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Khoản 1 Điều 196 Tội đầu cơ; Khoản 1 Điều 198 Tội lừa dối khách hàng; Khoản 1 Điều 216 Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; Khoản 1 Điều 217a Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp; Khoản 1 Điều 225 Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Khoản 1 Điều 226 Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp; Khoản 1 Điều 230 Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Khoản 1 Điều 231 Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ;
Đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Với các tội phạm thuộc nhóm này ảnh hưởng đến trật tự quản lý hành chính, tuy nhiên ở một số mức độ nhẹ, có thể không cần áp dụng hình phạt TCTH mà thay thế bằng các hình phạt khác nhẹ hơn. Cụ thể nên bỏ hình phạt TCTH trong quy định tại các điều: Khoản 1 Điều 343 Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở; Khoản 1 Điều 344 Tội vi phạm quy định về hoạt động xuất bản; Điều 351 Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Đối với các tội về chức vụ:
với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp:
Nên bỏ hình phạt TCTH tại các các điều: Khoản 1 Điều 385 Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; Khoản 1 Điều 391 Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp;
3.3.3. Phương án 3: Xây dựng chi tiết hơn các hình phạt ở mức dưới liền kề với hình phạt tù có thời hạn
Việc loại trừ hoặc thay thế hình phạt TCTH ở mức thấp như đề xuất trên đây tạo ra một hạn chế có nguy cơ rủi ro cao về việc không đủ tính răn đe và gia tăng tội phạm ở các tội trên, đó cũng là mặt hạn chế như đã chỉ ra tại mục 3.2.3. Vì thế cần đảm bảo thêm các yếu tố khác, một trong các yếu tố đó là phải có các hình phạt khác thay thế tương xưng về tính nghiêm minh và hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo về mặt mục đích hình phạt.
Hiện tại hệ thống hình phạt xét theo mức độ nghiêm khắc thì chỉ có 3 hình phạt chính ở phía dưới của hình phạt TCTH, đó là hình phạt cảnh cáo, hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ (không tính đến hình phạt trục xuất vì đây là hình phạt khá đặc biệt chỉ áp dụng cho người có quốc tịch nước ngoài). Như vậy nếu giảm hình phạt TCTH ở mức độ tội ít nghiêm trọng xuống để chuyển đổi qua một hình phạt khác thì chỉ có hai hình phạt có khả năng đảm bảo được đó là hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tiền. Đây là một điểm mấu chốt làm nảy sinh hai vấn đề cần giải quyết, đó là sẽ (1) sử dụng tiếp tục hai hình phạt này hay (2) bổ sung một hình phạt khác vào khoảng giữa của hình phạt TCTH và hình phạt cải tạo không giam giữ.
(1) Vấn đề thứ nhất bổ sung một hình phạt khác vào hệ thống hình phạt sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về sự cần thiết của nó đến mức độ nào, và sự tương quan của nó so với các hình phạt khác ra sao. Ở một số nước hoặc PLHS nước ta thời