Xử phạt vi phạm đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với điểm CUNG cấp DỊCH vụ TRÒ CHƠI điện tử CÔNG CỘNG từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Xử phạt vi phạm đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

phạm pháp luật về trò chơi điện tử công cộng. Bước kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật này được coi như một phần không thể thiếu khi có sự có mặt của các văn bản mới. Để pháp luật đạt được những hiệu quả nhất thì cần đến những kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền khi thực thi pháp luật. Trong quá trình tổ chức để thực hiện pháp luật, cần phải theo dõi việc thực hiện pháp luật để kịp thời phát hiện những khó khăn, bất hợp lý của các VBQPPL để kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển của xã hội, địa bàn áp dụng pháp luật. Vì thế, theo dõi tình hình, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật là một nội dung của việc tổ chức thi hành pháp luật.

Các quy định của nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát đối với hành vi vi phạm ngoài những gì đạt được vẫn còn những nội dung cần phải có sự điều chỉnh như: Các quy định trong việc kiểm tra, giám sát các chủ thể đối với chủ điểm cung cấp dịch vụ, người chơi, kiểm tra đối với các loại giấy tờ được cấp phép được pháp luật ban hành nhưng vẫn còn chưa được chặt chẽ, công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả như quy định hướng đến. Theo đó, tại các

văn bản quy phạm về xử lý các hành vi vi phạm vẫn còn nhiều bất cập về nội dung và cần có sự thay đổi để phù hợp hơn đối với tình hình thực tiễn hiện nay để công tác kiểm tra, giám sát đối với các vi phạm.

1.2.3. Xử phạt vi phạm đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng công cộng

Tùy thuộc vào từng hành vi mà mức độ xử phạt vi phạm cũng khác nhau. Việc quy định các chế tài xử phạt là biện pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đối với những hành vi vi phạm thì mức xử phạt còn quá thấp so với nguồn thu mà các chủ thể thu được. Việc kiểm tra, giám sát đối với những loại giấy tờ được cấp phép chưa được thực hiện

kiểm tra chặt chẽ như quy định.

Chẳng hạn ví dụ như đối với hành vi vi phạm khi thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng khi chưa có giấy phép thì mức xử phạt là từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Liên hệ với thực tiễn, đối với vụ đánh bạc nghìn tỷ của Phan Sào Nam và Nguyễn Thanh Hóa cùng đồng bọn thì các đối tượng thực hiện khi phát hành game chưa có giấy phép, các chương trình game vẫn được vận hành. Theo đó, nội dung của các trò chơi này chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các giấy phép để được cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Việc game không được cấp phép các đối tượng đều biết nhưng các đối tượng vẫn cho game đánh bạc Rikvip được vận hành được một thời gian và được thực hiện thí điểm mô hình. Bộ Thông tin và Truyền thông không cấp phép vì các trò chơi sử dụng lá bài, mô phỏng trò chơi trong các sòng bạc, có thể có những tác động tiêu cực đối với xã hội nhưng trò chơi vãn được thiết lập và đưa vào động trong một thời gian dài mà không có sự kiểm tra, xử phạt từ cơ quan chức năng. Theo thông tin mà các cơ quan chức năng điều tra thì game bài Rikvip bắt đầu hoạt động từ ngày 18.4.2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc, hoạt động trái phép thông qua website rikvip.com, rikvip.vn; từ tháng 8.2016 đổi tên thành Tip.club và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại và máy tính. Các đối tượng còn lập ra hệ thống đại lý nhiều cấp, gồm 25 đại lý cấp 1 và 5.852 đại lý cấp 2. Có thể thấy đối với game bài Rikvip, khi game còn chưa được cấp phép, phê duyệt nội dung trò chơi nhưng vẫn được vận hành, hoạt động bình thường và còn mở rộng phạm vi hoạt động của game bài và các đối tượng đã thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên mức xử phạt đối với những hành vi này là từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đây là một trong những lý do mà các tổ chức, cá nhân bất chấp vi phạm và tự nguyện nộp phạt,

là một trong những lỗ hổng đối với quy định về quản lý trò chơi điện tử hiện nay [43].

Qua thực tiễn cho thấy các quy định về chế tài xử phạt còn thấp, cần có những biện pháp phải được khắc phục nhằm hạn chế những vi phạm xảy ra và những hành vi trục lợi từ lỗ hổng của quy định.

1.2.4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các chủ thể

Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động trò chơi điện tử công cộng thông qua cơ quan nhà nước thì tính hiệu quả thường không cao. Theo đó, cần có sự phối hợp đối với các chủ thể có liên quan đối với các hoạt động này. Khi các chủ thể như các chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, người chơi các trò chơi điện tử công cộng biết về các quy định pháp luật thì tỉ lệ những người vi phạm sẽ được giảm đi đáng kể. Đặc biệt, khi có sự phối hợp giữa nhiều tổ chức, cá nhân trong nhân dân thì sẽ giúp cho cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý đối với những quy định khi có nhiều chủ thể biết đến. Do đó, việc tuyên truyền cũng chính là việc nâng cao nhận thức của các chủ thể, theo đó thì việc quản lý nhà nước sẽ đạt được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với điểm CUNG cấp DỊCH vụ TRÒ CHƠI điện tử CÔNG CỘNG từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)