Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn ngân hàng oceanbank (Trang 71 - 84)

tín dụng

Thứ nhất, về đối tượng vay vốn

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các TCTD là rất lớn trong đó có sự cạnh tranh về các khách hàng. Nhằm đảm bảo cho các TCTD không bị mất các khách hàng tiềm năng thì quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng theo Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đối 2017) cần sửa đổi theo hướng cấm cho vay với điều kiện ưu đãi. Theo đó các đối tượng trên (trừ Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng) vẫn được phép vay nhưng trong một giới hạn nhất định và luôn phải có tài sản bảo đảm lớn hơn số tiền vay. Quy định trên vẫn đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động cho vay và cũng không làm mất những khách hàng tiềm năng của các TCTD.

Mặt khác, cần có những quy định ràng buộc trách nhiệm của người đại diện trong việc ký kết hợp đồng kinh tế, bao gồm trách nhiệm tài sản, trách nhiệm hành chính và cả trách nhiệm hình sự, để có thể ngăn chặn những tiêu cự có thể xảy ra. Ngoài ra, cũng cần quy định trách nhiệm của người ủy quyền cũng như của người

được ủy quyền khi giao kết hợp đồng tín dụng trong trường hợp hành vi của họ có thể gây ra thiệt hại cho Nhà nước và xã hội.

Thứ hai, hình thức giao kết hợp đồng tín dụng

Các quy định về hợp đồng trong BLDS 2015 là những quy định chung nhất áp dụng được cho tất cả các loại hợp đồng trong đó có cả lĩnh vực kinh doanh, thương mại. BLDS 2015 cần có những quy định cụ thể về:

-Hình thức và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là bằng văn bản. Pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD. Theo Khoản 4 Điều 400 BLDS 2015 có quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản”. Theo quy định này có thể hiểu là: Đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức bằng văn bản bắt buộc phải có chữ ký của các bên được hay không? Trên thực tế, đối với những hợp đồng giao kết bằng văn bản thường phải có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của các bên; Đối với chủ thể giao kết HĐTD là tổ chức, pháp nhân thì đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD thường có chữ kí, có đóng dấu.

Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức văn bản có đầy đủ các nội dung của hợp đồng và nội dung của hợp đồng nhưng không có chữ ký, hoặc có chữ ký nhưng không đóng dấu đối với pháp nhân, hoặc không có chữ ký nhưng có điểm chỉ ... thì có giá trị pháp lý ràng buộc các bên hay không cũng cần phải được quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh.

-Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết HĐTD quy định chưa đảm bảo tính thống nhất. Khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 có quy định: “1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.”

Trong trường hợp gửi qua đường bưu điện thì bên đề nghị giao kết sẽ nhận được chấp nhận giao kết chậm hơn so với ngày đã ấn định trong thỏa thuận tuy nhiên theo dấu bưu điện thì vẫn hợp lệ. Đây là điểm quy định không thống nhất của

khoản 1 Điều 394 BLDS 2015, khi đồng thời quy định việc trả lời chấp nhận có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đã được ấn định – tức là khi trả lời chấp nhận được gửi đi đã có hiệu lực lại vừa quy định bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời – tức là trả lời chấp nhận đề nghị có hiệu lực và được công nhận khi bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời trong thời hạn ấn định.

- Quy định cụ thể đối với trường hợp trả lời có sửa đổi, bổ sung nhưng không ảnh hưởng đến các nội dung trong đề nghị giao kết hợp đồng thì được coi là sự chấp nhận, trừ khi bên đề nghị giao kết không đồng ý. Điều 19 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (do NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31//12-/2001) quy định những đối tượng không được giao kết HĐTD với TCTD còn cứng nhắc. Trong nhiều trường hợp, cán bộ ngân hàng, thành viên và người nhà thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm toán, Tổng giám đốc… nếu có tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp và muốn dùng những tài sản này để cầm cố, thế chấp tại chính ngân hàng mà họ đang trực tiếp quản lý và công tác thì việc cho vay đối với những đối tượng này không có gì mất an toàn, miễn là là họ không sử dụng vốn vay một cách phạm pháp. Hiện nay pháp luật lại cấm TCTD giao kết HĐTD với những đối tượng này trong khi họ hoàn toàn có khả năng trả nợ là điều bất hợp lý và không công bằng. Quy định này đã loại bỏ một bộ phận không nhỏ những khách hàng tiềm năng của các TCTD.

Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng -Cần sớm loại bỏ quy định về quyền của khách hàng: Khách hàng được quyền khiếu kiện TCTD từ chối cấp tín dụng mà không có căn cứ. Quy định này có vẻ như vi phạm quyền tự do kinh doanh của các TCTD trong đó có quyền tự do giao kết hợp đồng. Hợp đồng phải được thiết lập trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí của các bên chủ thể, không bên nào chịu sự ép buộc của bên nào. Do đó, nếu TCTD không muốn thiết lập quan hệ với khách hàng nào đó cũng là quyền của TCTD thì họ có quyền từ chối mà không cần đưa ra lý do. Nhà nước không có

quyền can thiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì quy định trên không phù hợp cần được loại bỏ.

-Cần bổ sung thêm quy định TCTD có quyền được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ. Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ là một trong những căn cứ quan trọng để TCTD quyết định cho khách hàng vay vốn, và đây cũng là căn cứ quan trọng nhất để TCTD có thể thu hồi vốn vay. Mặc dù Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định khả năng tài chính của khách hàng đảm bảo trả nợ trong suốt quá trình vay vốn là một trong những điều kiện vay vốn nhưng lại không quy định về quyền của TCTD được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng TCTD phát thiện khả năng tài chính của khách hàng không có khả năng trả nợ. Ví dụ TCTD và khách hàng thoả thuận cho vay theo hạn mức tín dụng và trả tiền lãi và gốc một lần vào cuối kỳ. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng TCTD phát hiện khả năng tài chính của khách hàng không có khả năng trả nợ và nếu trong hợp đồng không có thoả thuận về nội dung này thì TCTD vẫn phải cấp tín dụng cho khách hàng mà không có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Theo Khoản 1 Điều 21 Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng chỉ quy định: “Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay”. Do đó, pháp luật Việt Nam cũng cần bổ sung quyền này cho các TCTD nhằm bảo đảm toàn vốn cho các TCTD.

-Cần quy định cụ thể hơn và giới hạn quyền kiểm tra, giám sát của TCTD đối với khách hàng trong quá trình vay vốn. Nếu chỉ quy định một cách chung chung như khoản 3 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng 2010 dễ dẫn đến trường hợp các TCTD lợi dụng quyền kiểm tra, giám sát của mình gây khó khăn cho các doanh nghiệp, làm lộ bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp và như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ tư, về thủ tục giải quyết tranh chấp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự rất rườm ra, nhiều thủ tục, gây tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc cho các bên

tranh chấp. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng chủ yếu liên quan đến vi phạm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, tình tiết rõ ràng. Vì vậy, pháp luật cần nghiên cứu bổ sung quy định áp dụng thủ tục rút gọn đối với một số tranh chấp dân sự nói chung trong đó có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng có tình tiết rõ ràng. Điều này không chỉ giải quyết được nhiều vụ án dân sự còn tồn đọng mà đối với tổ chức tín dụng lại có khả năng thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu các thiệt hại.

Thứ năm, về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng Tranh chấp hợp đồng tín dụng có nhiều yếu tố phức tạp. Mặt khác, thiệt hại phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng là rất lớn, không chỉ gây thiệt hại cho các bên chủ thể mà còn có những tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Thời hiệu khởi kiện là một trong những vấn đề quan trọng mà các bên tham gia tố tụng buộc phải lưu tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được khởi kiện của các bên khi xảy ra tranh chấp. Đối với tranh chấp hợp đồng thì bên yêu cầu khởi kiện thông thường là TCTD. Do đó, các tổ chức tín dụng nếu không lưu ý điều này rất có thể bị Tòa án tuyên bố hết thời hạn khởi kiện, quyền lợi của TCTD không được bảo vệ do không quan tâm đến thời hiệu khởi kiện, quyền lợi của các tổ chức tín dụng không được pháp luật bảo vệ

Theo Điều 429 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện để Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trên thực tế, để đảm bảo uy tín của các tổ chức tín dụng và khách hàng vay cũng như để bảo vệ bí mật kinh doanh nên trong trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, TCTD không tiến hành việc khởi kiện ngay mà thường gia hạn hoặc thương lượng với khách hàng vay để khách hàng vay thực hiện trả nợ. Tuy nhiên, khách hàng lại lợi dụng thời điểm này để kéo dài thời gian dẫn đến hết thời hiệu khởi kiện, gây ảnh hưởng đến TCTD. Vì vậy, pháp luật hiện hành quy định thời hiệu khởi kiện là 03 năm áp dụng cho tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng là chưa hợp lý, cần được sửa đổi.

2.6. Giải pháp thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng từ thực tiễn Ngân hàng OceanBank

Qua nghiên cứu thực trạng giao kết HĐTD tại OceanBank, tác giả nhận thấy còn một vài điểm bất cập và xin đề xuất một số kiến nghị với mong muốn hoạt động giao kết HĐTD tại đây ngày càng thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng mới và đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động mang tính rủi ro cao này.

Thứ nhất, trong giai đoạn hiện nay, với những vướng mắc khi áp dụng quy trình cho vay theo NHNN quy định như đã trình bày ở trên OceanBank nên hạ mức tối thiểu đối với các khoản vay của doanh nghiệp để thu hút thêm những khách hàng. Hơn nữa, khi đồng tiền mất giá, không chỉ các doanh nghiệp vay số vốn 10 tỷ đồng có thể không trả được nợ mà những doanh nghiệp có số vốn vay thấp hơn cũng có nguy cơ đó. Vì vậy, để đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng, vai trò của cán bộ quản lý rủi ro được đào tạo nghiệp vụ phát hiện và xử lý rủi ro trong quá trình giao kết HĐTD là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, một trong những yếu tổ làm nên chất lượng tín dụng đó là công tác thẩm định. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, công tác thẩm định còn nhiều yếu kém, thiếu sót vì những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tín dụng ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang có diễn biến phức tạp kéo theo các cuộc khủng hoảng tín dụng ít nhiều ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng Việt Nam. Ở Việt Nam, các ngân hàng cho vay đầu tư vào thị trường bất động sản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ cho vay các các ngân hàng. Trong khi đó, việc cho vay đầu tư vào thị trường bất động sản đây có rất nhiều biến động khó lường. Vì vậy, OceanBank cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng công tác thẩm định dự án.

Mặt khác, hiện nay pháp luật hiện hành còn cho phép các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng không có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay với giá trị tài sản thấp hơn số tiền vay. Đây là một trong những quy định mang tính thông thoáng của pháp luật Việt Nam, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận vốn ngân hàng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, trái lại các quy

định này có thể dẫn đến việc các tổ chức tín dụng sẽ cho vay bừa bãi, không đảm bảo chất lượng tín dụng hoặc không theo các quy định mà tổ chức tín dụng đặt ra.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các tổ chức nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Với các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về tài chính và năng lực chuyên môn cao, nếu các ngân hàng trong nước không nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương pháp hoạt động thì rất khó có thể tồn tại.

Do đó, một trong những yêu cầu cần thiết là các ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tín dụng, kiểm soát chặt chẽ công tác thẩm định dự án nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Các tổ chức tín dụng chỉ được phép cho vay khi khách hàng có dự án kinh doanh, dịch vụ đời sống khả thi, mục đích sử dụng vốn vay có hiệu quả, có khả năng tài chính đảm bảo thời hạn trả nợ.

Thứ ba, quá trình sử dụng vốn vay tại OceanBank khá chặt chẽ. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi nhiều lý do khiến khách hàng không trả nợ đủ và đúng hạn, nhất là trong giai đoạn nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ thua lỗ, khiến việc vi phạm các quy định về giao kết HĐTD rất dễ xảy ra. Nếu vẫn giải quyết vi phạm hợp đồng theo hướng thương lượng như hiện nay thì tình trạng nợ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Do đó, trong những trường hợp cần thiết,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn ngân hàng oceanbank (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)