Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạyhọc môn Toán tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn toán tại trường tiểu học bồ đề, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 66)

Trƣờng tiểu học Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

2.6.1. Những mặt đạt được

CBQL cấp phòng và Trường tiểu học Bồ Đề đã xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và thực hiện các văn bản, qui định về QL hoạt động DH môn Toán tại Trường TH Bồ Đề. Việc tiến hành đổi mới PPDH trong các nhà trường đều được thực hiện nghiêm túc và có những chuyển biến tích cực về chất lượng.

Việc khai thác CSVC, trang TB, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động DH bước đầu đạt kết quả, tạo ra sự chuyển biến mới trong QL hoạt động DH trong Nhà trường. Từ đó, CSVC nhà trường ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn cho hoạt động DH.

Các BP khác như: QL việc soạn bài và giờ lên lớp của GV; tổ chức học tập cho HS trong nhà trường; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS,... cũng được thực hiện có hiệu quả, tạo được sự ổn định, phát triển trong QL hoạt động DH.

Những mặt mạnh của Nhà trường, cũng chính là những kết quả đạt được của BP QL hoạt động DH mà CBQL nhà trường đã thực hiện.

2.6.2. Những mặt chưa đạt được

Việc nhận thức không đồng đều ở những công việc khác nhau trong các BP QL của CBQL cấp Phòng và cấp trường dẫn đến mức độ thực hiện chưa thường xuyên ở một số BP vẫn còn cao.

CBQL cấp Phòng và cấp trường quan tâm đến việc QL xây dựng kế hoạch DH và thực hiện kế hoạch DH nhưng tính khả thi của kế hoạch DH chưa cao, kết quả đem lại chưa tương xứng với mục đích đề ra.

Việc phân công giảng dạy cho GV vẫn còn mang tính chủ quan và dựa vào cảm tính, CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa thật khách quan, khoa học.

Công tác bồi dưỡng GV còn nhiều phụ thuộc vào các chính sách của cấp trên, CBQL cấp Phòng, cấp trường chưa thực sự chủ động, linh hoạt.

Chất lượng đội ngũ GV mặc dù được nâng lên về trình độ và tay nghề. Tuy nhiên, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ DH, khả năng tổ chức thực hiện đổi mới PPDH chưa tương xứng, chưa đồng đều trong đội ngũ của nhà trường. GV ngại đổi mới và chưa chủ động cách soạn bài, cách thiết kế bài học và tổ chức tiết học theo các PPDH tích cực, lấy HS làm trung tâm, phát triển phẩm chất, năng lực HS nhằm đáp ứng với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD hiện nay.

Việc chuẩn bị bài dạy của GV chưa đảm bảo theo yêu cầu đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS, phát triển phẩm chất, năng lực HS. GV chưa mạnh dạn áp dụng các PP, kĩ thuật DH tích cực.

Việc tiến hành đổi mới PPDH còn mang tính phong trào, hình thức theo giai đoạn, chưa chú ý tới chất lượng, hiệu quả của việc đổi mới. Tổ chức tốt tiết học phát huy tính tích cực của HS và Hội giảng, nhưng việc rút kinh nghiệm qua các tiết, các giờ Hội giảng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là chưa chú ý đến việc phát triển phẩm chất, năng lực HS nhằm đáp ứng với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD hiện nay.

QL đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thật sự là mục tiêu để động viên, khuyến khích GV tiến hành đổi mới PPDH hiệu quả. Bên cạnh đó, việc QL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa đạt yêu cầu.

Công tác QL sử dụng CSVC, trang TB, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động DH chưa thực sự phát huy tác dụng. Chính sách động viên, hỗ trợ GV tự làm đồ dùng DH chưa thiết thực, chưa kích thích sự say mê nghiên cứu, tìm tòi của GV, HS trong giảng dạy và học tập.

2.6.3. Nguyên nhân của những mặt chưa đạt được

Nhận thức và năng lực QL của CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa thực sự đáp ứng việc tiến hành đổi mới QL trong GD nói chung và QL hoạt động DH tại Trường tiểu học Bồ Đề.

Việc QL, xây dựng kế hoạch DH còn nhiều yếu tố kinh nghiệm, chưa dựa vào yếu tố khách quan, khoa học. Bởi có CBQL cấp Phòng và cấp trường không được ĐT hoặc không được bồi dưỡng về khoa học QL GD một cách cơ bản, một số CBQL trẻ được ĐT cơ bản nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng được

Cơ chế QL trường học nói chung và QL hoạt động DH nói riêng ở Trường tiểu học Bồ Đề hiện nay còn những yếu tố chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội địa phương, chưa đáp ứng được mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD TH hiện nay.

Trong QL, còn những thiếu sót chưa được khắc phục kịp thời như: phân công GV giảng dạy chưa phù hợp, sử dụng CSVC, trang TB, điều kiện hỗ trợ hoạt động DH còn nặng về hình thức, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thực sự, công tác thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, khách quan... đã không tạo được động lực phấn đấu giảng dạy và học tập của GV và HS trong nhà trường.

Một số nội dung, BP QL hoạt động DH trong nhà trường TH chưa có sự đổi mới để theo kịp sự phát triển của xã hội trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD TH hiện nay.

Tiểu kết chƣơng

Qua nghiên cứu thực trạng GD - ĐT, thực trạng QL hoạt động DH tại Trường tiểu học Bồ Đề, cho thấy:

QL hoạt động DH của CBQL và GV tại trường TH Bồ Đề đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi như: chất lượng dạy và học trong nhà trường ổn định và có sự phát triển, CSVC phục vụ dạy và học được khai thác có hiệu quả và được nâng cao, nề nếp dạy và học được củng cố,... Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đó còn những tồn tại như: việc thực hiện kế hoạch DH chưa được đánh giá đúng mức; chất lượng GD trong Nhà trường, các bộ môn chưa đồng đều, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của HS, chưa thực sự phát triển phẩm chất và năng lực HS; công tác bồi dưỡng GV chưa thực sự có hiệu quả,.. để đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD TH.

Công tác QL hoạt động dạy và học ở Trường TH Bồ Đề có phần chưa phản ánh đúng thực chất kết quả GD - ĐT, chưa đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD TH, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội mà trước hết là nhân dân Thành phố Hà Nội.

Các nguyên nhân tồn tại, hạn chế cơ bản của công tác QL hoạt động DH ở Trường TH Bồ Đề của CBQL cần được xác định, nhằm mục đích để CBQL khắc phục,

cải tiến trong công tác QL cho phù hợp với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD TH hiện nay.

Kết quả nghiên cứu thực trạng trên, đã chứng minh các vấn đề lí luận về QL hoạt động DH trong nhà trường TH ở chương l là hoàn toàn đúng đắn. Đồng thời, đây cũng là căn cứ, là cơ sở để xây dựng các BP nhằm tăng cường QL hoạt động DH ở Trường tiểu học Bồ Đề trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC BỒ ĐỀ QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu, toàn diện

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các BP QL hoạt động DH TH cần phải hướng đến việc đảm bảo mục tiêu DH TH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD đã đề ra. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giúp cho người nghiên cứu không bị lan man khi đề xuất các BP nghiên cứu.

Nguyên tắc này đòi hỏi các BP được đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến QL hoạt động DH TH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD ở các trường TH.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các BP đề xuất phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, phương châm GD của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định của ngành trong quá trình QL. Muốn vậy phải căn cứ vào Luật GD, Điều lệ nhà trường và chiến lược phát triển GD 2011 - 2020, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các BP cụ thể để thực hiện trong đó việc nâng cao chất lượng DH nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD trong nhà trường là một trong những yếu tố cấp bách cần được giải quyết. Trong các BP QL hoạt động DH theo yêu cầu đổi mới GD ở các trường TH, đòi hỏi CBQL cấp Phòng và cấp trường phải tìm ra các BP QL nhằm giúp họ triển khai có hiệu quả trong thực tiễn QL của mình. Tính thực tiễn của các BP đòi hỏi phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, môi trường của nhà trường TH, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các qui chế của Bộ GD và ĐT.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Các BP QL hoạt động DH TH phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tế đặc điểm của Trường TH Bồ Đề nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu DH mà Bộ GD-ĐT đã qui

định. Đồng thời, nguyên tắc đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả khi xây dựng các BP QL hoạt động DH TH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD, tức là đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu QL hoạt động DH theo yêu cầu đặt ra. Tính hiệu quả yêu cầu tính đến đối với mọi đối tượng QL, mọi địa bàn QL và mọi mục tiêu QL.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, đồng bộ

Các BP QL hoạt động DH TH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD đề ra đều phải có tính khoa học, logic, dựa trên các lí luận về QL GD, dựa trên các căn cứ qui định tại các văn bản của Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính đồng bộ của các BP phải chú ý đến các yếu tố tác động đội ngũ GV, HS và môi trường DH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các BP mới phát huy thế mạnh của từng BP trong việc QL hoạt động DH ở nhà trường TH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển

Tính hệ thống đòi hỏi các BP QL hoạt động DH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD phải tính đến các yếu tố QL hoạt động dạy, QL hoạt động học, QL môi trường DH theo hệ thống các quan điểm, các thành tố, các nội dung của từng quá trình nhằm hướng đến các BP có hệ thống rõ ràng một cách lôgíc.

Mỗi BP phải giải quyết được một vấn đề, một lĩnh vực, một nội dung, một bộ phận trong hệ thống các nội dung QL hoạt động DH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD. Mỗi BP là một phần của hệ thống các nhóm BP, mang tính bộ phận và tính tổng thể.

Nguyên tắc này đòi hỏi đề xuất các BP QL hoạt động DH TH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD phải chú ý tới tính kế thừa, tính ưu việt của các BP QL hoạt động DH đã được các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, kết hợp với yếu tố sáng tạo, phát triển, mở rộng thành tựu nghiên cứu khoa học QL mang tính hiện đại vào QL hoạt động DH phù hợp và hiệu quả với cấp TH.

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán tại Trƣờng tiểu học Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

3.2.1. Nhóm biện pháp QL hoạt động dạy môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề

3.2.1.1. Đổi mới việc quản lí xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán tại trường tiểu học Bồ Đề

a. Mục tiêu của BP

Nhằm giúp CBQL cấp trường kiểm tra, giám sát công việc của GV một cách khách quan, khoa học; Tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng hoặc cắt xén chương trình, nội dung DH; Xây dựng môi trường sư phạm với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cá nhân trước tập thể; QL GV thực hiện đúng và có hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy, GD trong nhà trường TH (được qui định tại điều 32 chương IV- Điều lệ trường TH).

b. Nội dung của BP

Tất cả CBQL cấp trường, GV tự xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy dựa trên kế hoạch của nhà trường và từng TCM;

CBQL cấp trường kí duyệt kế hoạch DH và có kế hoạch QL việc thực hiện kế hoạch DH của GV ở trường TH;

CBQL cấp trường tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch DH;

CBQL cấp trường có BP phù hợp trong việc xử lí những cá nhân thực hiện sai kế hoạch DH.

c. Cách thức thực hiện

Khi tổ chức thực hiện BP này, ngoài việc quán triệt tốt các nội dung đến GV, bản thân CBQL cấp trường cũng phải có kế hoạch cho bản thân mình, có định hướng chi tiết để hướng dẫn GV. Phân công CBQL cấp dưới như Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn giúp GV xây dựng kế hoạch DH.

Từ việc phân công cụ thể dựa trên cơ sở kế hoạch của ngành, của trường và các TCM, yêu cầu từng CBQL, GV phải xây dựng kế hoạch DH chi tiết. Chú trọng đến việc

xác định những nội dung kiến thức cơ bản, từng chi tiết, từng bài, từng chương, các phương tiện và hình thức hoạt động DH, PPDH.

Để đảm bảo các yêu cầu trên, kế hoạch DH của GV phải phân bố theo qui định của Bộ GD&ĐT thể hiện theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho phép điều chỉnh phù hợp để GV thực hiện kế hoạch DH; đây còn là cơ sở, là căn cứ pháp lí cho sự kiểm tra, giám sát. Kế hoạch DH và thực hiện kế hoạch DH được coi như một chu trình khởi đầu và kết thúc, là thước đo năng suất và hiệu quả công việc.

Đối với trường TH Bồ Đề, thời gian thực hiện kế hoạch thường được qui định: Học kỳ I : 18 tuần và một tuần dự trữ. Các mốc thực hiện kế hoạch: chất lượng

đầu học kỳ I, chất lượng giữa học kỳ I, chất lượng cuối học kỳ I.

Học kỳ II: 17 tuần và một tuần dự trữ. Các mốc thực hiện kế hoạch: chất lượng đầu học kỳ II, chất lượng giữa học kỳ II, chất lượng cuối năm học.

Khi có những vấn đề nảy sinh trong quá trình DH, nếu cần có thể phải điều chỉnh kế hoạch DH cho phù hợp với tình hình thực tế. CBQL cấp trường cân nhắc và cần quyết định đúng đắn, kịp thời trên cơ sở sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả.

d. Điều kiện áp dụng

CBQL cấp trường phải có sự đồng thuận, nhất quán chỉ đạo về đổi mới việc QL xây dựng và thực hiện kế hoạch DH trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD.

CBQL cấp trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch DH nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD.

3.2.1.2. Hoàn thiện việc quản lí thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

a. Mục tiêu của BP

QL đổi mới PPDH nhằm xây dựng phong trào đổi mới PPDH hướng phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Hoạt động DH hướng vào HS, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS. GV mạnh dạn ứng dụng các kĩ thuật DH tích cực vào hoạt động DH và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động DH nhằm làm cho chất lượng tiết học đạt hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động DH TH nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học môn toán tại trường tiểu học bồ đề, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)