Tổng quan về Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại đề án biên soạn bách khoa toàn thư việt nam (Trang 43 - 51)

2.1.1. Quá trình hình thành Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam và Văn phòng Đề án

Việt Nam là một nước văn hiến, có một nền văn hoá, văn minh phong phú, lâu đời với bản sắc riêng của mình và đang trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Bộ Bách khoa toàn thư (BKTT) Việt Nam nhằm mục đích giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chuẩn xác những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ Việt Nam xưa và nay; giới thiệu những tri thức văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới, chú trọng những tri thức cần cho độc giả Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta sớm đã quan tâm tới việc biên soạn BKTT Việt Nam. Tháng 3/1999, Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam đã có tờ trình lên Bộ Chính trị và Chính phủ bản Kế hoạch biên soạn bộ BKTT Việt Nam. Ngày 3/8/1999, Thường vụ Bộ Chính trị đã khẳng định ý tưởng và kế hoạch biên soạn bộ BKTT Việt Nam là hoàn toàn cần thiết, yêu cầu phải tổ chức thật tốt và cần có những điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, kinh phí cũng như đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học giỏi, tinh thần phấn đấu cao để hoàn thành đúng thời gian.

Để thực hiện ý kiến và chỉ thị của Thường vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Hội nghị toàn thể Hội đồng lần thứ 2 (tháng 5/2000) đã có Nghị quyết: “Giao cho Ban thường trực Hội đồng chuẩn bị kế hoạch biên soạn bộ BKTT Việt Nam, lập Dự án cụ thể trình Hội đồng thông qua và trình Thủ tướng phê duyệt”. Trên thực tế, từ tháng 10/2003, Hội đồng đã chuẩn bị dự án

biên soạn bộ BKTT Việt Nam và triển khai các công việc để hoàn thiện dự án. Tuy nhiên, Hội đồng đã kết thúc hoạt động theo Quyết định số 921/QĐ- TTg ngày 24/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 5/2014, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án biên soạn bộ BKTT Việt Nam. Đề án Biên soạn BKTT Việt Nam (sau đây gọi là Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2014 với mục tiêu góp phần nâng cao trình độ dân trí, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước; trở thành công cụ học tập, tra cứu chính thức, chuẩn mực, thiết yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam [29]. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ BKTT phải phản ánh những tri thức cơ bản về đất nước, con người Việt Nam và thế giới, trong đó chú trọng những tri thức cần thiết đối với Việt Nam. Đồng thời phải đảm bảo tính khoa học, tính dân tộc và tính hiện đại; bảo đảm tính chuẩn mực và tính hệ thống; quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Bộ BKTT Việt Nam gồm 37 quyển bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội.Ngày 15 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng chính phủ cũng ký Quyết định số 238/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Chỉ đạo Biên soạn BKTT Việt Nam, đứng đầu là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo, và hai Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo cùng các ủy viên hội đồng.

Ngày 08 tháng 10 năm 2015, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo Biên soạn BKTT Việt Nam ký Quyết định số 160/QĐ- HĐCĐBSBKTTVN thành lập Ban Chủ nhiệm Đề án Biên soạn BKTT Việt Nam. Ngay sau đó, ngày 16 tháng 10 năm 2015, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Chỉ đạo Biên soạn BKTT Việt Nam ký Quyết định số 1972/QĐ-HĐCĐBSBKTTVN về việc thành lập Văn phòng Đề án Biên soạn BKTT Việt Nam, có trụ sở tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Văn phòng Đề án Biên soạn BKTT Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng Đề án)

có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ giúp Hội đồng Chỉ đạo và Ban Chủ nhiệm triển khai các công việc của Đề án.

Cơ cấu tổ chức của VPĐA có thể sơ đồ hóa như sau:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Văn phòng đề án

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH - HÀNH CHÍNH TƯ LIỆU - KỸ

TỔNG HỢP KẾ TOÁN - TỔ CHỨC THUẬT

(Nguồn: Quy chế tổ chức và hoạt động của VPĐA) Văn phòng đề án có Lãnh

đạo văn phòng (gồm Giám đốc, không quá 01 Phó Giám đốc) và các chuyên viên chuyên môn, nghiệp vụ công tác. Giám đốc, phó Giám đốc do Chủ tịch Viện hàn lâm KHXH Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. Nhân sự của VPĐA bao gồm các chuyên viên là công chức, viên chức trong biên chế và kiêm nghiệm, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Chức năng, nhiệm vụ mỗi bộ phận được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của VPĐA Biên soạn BKTT Việt Nam.

2.1.2. Một số tính chất hoạt động đặc thù của Văn phòng Đề án

Đề án là một nhiệm vụ khoa học lớn, lâu dài. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, thời gian thực hiện biên soạn Bộ Bách khoa toàn thư thường kéo rất dài, ví dụ tại Trung Quốc và Nga thời gian thực hiện kéo dài gần 20

năm, chính vì vậy, việc thành lập Văn phòng Đề án là một đơn vị dự toán cấp 3, hoạt động có nhiều nét tương đồng như các Viện nghiên cứu chuyên ngành về quản lý tài chính và quản lý khoa học là quyết định được chọn lựa để triển khai các nhiệm vụ của Đề án. Các tính chất hoạt động đặc thù cơ bản của Văn phòng Đề án gồm:

*Những nét tương đồng với các viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm:

- VPĐA có con dấu, tài khoản riêng, hoạt động giống như các đơn vị dự toán cấp 3 khác (các viện nghiên cứu chuyên ngành) của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Các hoạt động từ lập kế hoạch, phân bổ ngân sách thanh quyết toán cho thực hiện các nhiệm vụ đến các hoạt động bộ máy khác, các khoản chi không thường xuyên đều có quy trình thực hiện tương tự như các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm. Do đó tính chất các nguồn thu cũng như các khoản chi của VPĐA cũng giống như của các đơn vị đó của Viện Hàn lâm.

- Mặc dù Văn phòng Đề án không phải tổ chức khoa học công nghệ nhưng được Viện Hàn lâm giao là tổ chức chủ trì giúp việc triển khai các nhiện vụ của Đề án.

- Nhân sự thực hiện các nhiệm vụ có thể thuộc Văn phòng hoặc các nhà khoa học ngoài văn phòng.

* Một vài điểm khác biệt giữa Văn phòng Đề án với các viện chuyên ngành khác:

- Văn phòng Đề án là tổ chức chủ trì nhưng không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ biên soạn mà chỉ là tổ chức chủ trì triển khai thực hiện Đề án.

- Phần lớn các chủ nhiệm nhiệm vụ biên soạn không thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Số lượng nhân sự của Văn phòng ít hơn các viện chuyên ngành và không chia thành các phòng chuyên môn.

2.1.3. Cơ sở pháp lý cho cơ chế tự chủ tài chính tại Đề án

Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Khoa học và công nghệ 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật là cơ sở pháp lý căn bản và quan trọng để các tổ chức KHCN công lập trong đó có VPĐA tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, Đề án Biên soạn BKTT là một Đề án lớn, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, do đó nhiều nội dung chi, định mức chi đặc thù chưa có quy định. Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Đề án thực hiện cơ chế tài chính thí điểm kể từ khi thành lập đến hết năm 2017. Sau 2017, Đề án phải tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và trình phương án hợp lý cho giai đoạn tiếp theo.

Đề án có quyết định ban hành cơ chế tài chính đặc thù. Mặc dù không phải tổ chức khoa học công nghệ nhưng Viện Hàn lâm giao VPĐA là tổ chức chủ trì giúp việc triển khai các nhiện vụ của Đề án. Trong khoảng thời gian này Đề án đã thực hiện cơ chế tài chính thí điểm theo hướng tự chủ, theo đúng tinh thần của Phó thủ tướng là Chủ tịch Viện Hàn lâm tự quyết định và chịu trách nhiệm về các mức chi và nội dung chi cho Đề án.

Phó Thủ tướng chính phủ, chủ tịch HĐCĐ giao Bộ Tài chính làm việc với Viện Hàn lâm để xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với Đặc thù của Đề án. Thông tư 94/2018/TT-BTC ra đời ngày 5 tháng 10 năm 2018 quy định cơ chế tài chính riêng cho Đề án Biên soạn BKTT Việt Nam như một minh chứng là sơ sở pháp lý cho cơ chế tự chủ của Đề án.

Ngày 5/11/2018, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam ra Quyết định số 2057/QĐ-KHXH phê duyệt phương án tự chủ của VPĐA trong thời gian 03 năm kể từ 2018 áp dụng cơ chế tự chủ theo nghị định 54/2016/NĐ-CP.

Ngày 19/12/2018, Chủ nhiệm Đề án đã ra Quyết định số 2037/QĐ- BCNĐA hướng dẫn thực hiện Thông tư 94/2018/TT-BTC ngày 5/10/2018 của Bộ Tài chính quy định Cơ chế thực hiện Đề án.

Ngày 13/12/2018, Văn phòng đề án ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo Quyết định số 64a/QĐ-VPĐA dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý tài chính của Bộ tài chính liên quan tới cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN như: Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN (gọi tắt là Thông tư 55) Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN (thay thế Thông tư 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN); Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN- BTC ngày 30/12/2015 (gọi tắt là Thông tư 27) Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN (thay thế Thông tư 93/2006/TTLT/BTC- BKHCN); Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 01/9/2015 hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN…

2.1.4. Các đặc thù về hoạt động của Đề án Biên soạn BKTT Việt Nam

BKTT Việt Nam là bộ sách tổng hợp tri thức của Việt Nam và thế giới theo một hệ thống, cung cấp tri thức cho thế hệ hôm nay và truyền lại cho các thế hệ mai sau để các thế hệ mai sau được trang bị bằng các kiến thức đã có, giúp họ tiến nhanh hơn khi có sự kế thừa những gì cha ông để lại. Đề án là kỳ vọng của Đảng và Chính phủ về một kho tàng tri thức cho thế hệ mai sau. Chính vì vậy, Đề án mang những đặc điểm đặc thù từ cơ cấu tổ chức của ban chỉ đạo, ban biên soạn, cho tới cách thức thực hiện nhiệm vụ. Cơ chế tài chính cho Đề án cũng vì thế mà bị nhiều tác động.

Về mặt cơ cấu tổ chức, để tổ chức biên soạn bộ BKTT Việt Nam, ngày 15/2/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 238/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn BKTT Việt Nam gồm 16 thành viên do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giữ chức Chủ tịch Hội đồng.

Hình 2.2: Ban chỉ đạo Đề án Biên soạn BKTT Việt Nam

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các quyết định của Đề án

- Trên cùng là Hội đồng chỉ đạo (HĐCĐ) gồm 16 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch HĐCĐ, có nhiệm vụ chỉ đạo phương hướng, đường lối của Đề án.

- HĐCĐ thành lập Ban Chủ nhiệm Đề án (BCN) gồm 8 đồng chí, có chức năng tham mưu, giúp HĐCĐ triển khai thực hiện Đề án, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về mặt nội dung của Bộ BKTT này.

-HĐCĐ thành lập Văn phòng Đề án (VPĐA) là đơn vị có con dấu, có tư cách pháp nhân, là đơn vị dự toán cấp 3, đặt dưới đơn vị dự toán cấp 1 là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. VPĐA có nhiệm vụ giúp việc cho HĐCĐ, BCN về mặt hành chính, tài chính – kế toán và cơ sở vật chất liên quan đến việc thực hiện Đề án, giúp tổ chức triển khai Đề án (người của Văn phòng không trực tiếp tham gia biên soạn Bộ BKTT).

- BCN thành lập Ban Thư ký (BTK) gồm 19 đồng chí, có chức năng tham mưu giúp BCN thành lập các Ban biên soạn chuyên ngành, chịu trách nhiệm về chuyên môn, lập kế hoạch biên soạn, soạn thảo, theo dõi, đôn đốc

việc thực hiện các hợp đồng giao việc của các ban biên soạn chuyên ngành, (BTK cũng không phải là người trực tiếp biên soạn Bộ BKTT).

- Ban biên soạn (gồm 37 Ban với số thành viên chủ chốt là 15 -17

người/Ban, đứng đầu mỗi ban là Trưởng ban - do Chủ tịch HĐCĐ bổ nhiệm trực tiếp). Các Trưởng ban chủ động đề xuất nhân sự cho ban mình trình Chủ nhiệm Đề án phê duyệt. Các ban biên soạn chính là lực lượng chủ chốt để biên soạn bộ BKTT này. Ngoài các thành viên chủ chốt này, Ban chủ động mời thêm thành viên tham gia nhiệm vụ để hoàn thành được các nhiệm vụ trong quá trình Biên soạn BKTT.

Về đặc thù của nhiệm vụ thực hiện, đề án biên soạn BKTT Việt Nam là một nhiệm vụ nghiên cứu khổng lồ. BKTT sẽ có 37 quyển viết về 73 ngành ở tất cả các cụm lĩnh vực của đời sống xã hội: khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên và công nghệ; nghệ thuật. Mỗi quyển có độ dài 1.500-2.000 trang với khoảng 2.000-2.500 mục từ.

Các nhà chuyên môn khẳng định việc biên soạn không đơn giản. Ví dụ như việc lựa chọn mục từ cũng đã là một bài toán khó. Làm sao để chuyển đổi ngôn ngữ bác học phức tạp sang ngôn ngữ mà đại đa số mọi người có thể tự học, tự hiểu? Tỷ lệ mục từ thế giới và Việt Nam nên để bao nhiêu là hợp lý? Làm sao để tránh trùng lắp khi biên soạn các nội dung thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có mối liên hệ mật thiết với nhau như lịch sử, văn học, chính trị?

Quá trình biên soạn cũng đòi hỏi sự đầu tư của các nhà khoa học cả về tâm sức lẫn thời gian. Quá trình biên soạn BKTT Việt Nam sẽ trải qua hai giai đoạn, biên soạn theo chuyên ngành và biên soạn theo vần chữ cái A, B, C… Dự kiên tổng thời gian biên soạn sẽ mất khoảng 8 đến 10 năm – một khoảng thời gian không hề ngắn. Sau khi hoàn thành công tác biên soạn sẽ cho in ấn,

xuất bản bằng bản giấy và sau đó có thể xuất bản bằng bản điện tử để công chúng tham khảo được dễ dàng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại đề án biên soạn bách khoa toàn thư việt nam (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)