Bối cảnh và những cơ hội, thách thức tăng cường tựchủ tài chính tại cáctổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại đề án biên soạn bách khoa toàn thư việt nam (Trang 73 - 78)

3.1.1. Bối cảnh

Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vừa là phương tiện, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay đang đăt ra nhiều thách thức đối với nghiên cứu khoa học nói chung và phát triển khoa học công nghệ nói riêng. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 hội nghị Trung ương 6 khóa XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã thể hiện rõ định hướng phát triển KH&CN đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 [37] trên một số quan điểm chính:

Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ KH&CN đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH&CN; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường KH&CN. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức KH&CN tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án KH&CN của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc.

Trong hơn 30 năm đổi mới, khoa học tự nhiên và KHCN tạo ra được một số sản phẩm khoa học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đổi mới và tạo ra được những sản phẩm có giá trị góp phần trực tiếp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản đã đi sâu nghiên cứu, tăng cường bổ sung những kiến thức mới, tạo cơ sở khoa học biện chứng cho những nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; đưa ra được một số phương pháp luận và thuật toán giải các bài toán tối ưu toàn cục, điều khiển tối ưu, ứng dụng các mô hình lý thuyết và thực tiễn, cơ sở khoa học để dự báo, cũng như trong các bài toán kinh tế - kỹ thuật; cung cấp một số phương pháp phát hiện, tìm kiếm dữ liệu để tự động tạo dựng tri thức; phát triển công nghệ phần mềm, tin học,...

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, lĩnh vực KHCN cũng còn không ít những yếu kém, hạn chế. Hệ thống tổ chức KHCN còn tồn tại một số đầu mối trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực nghiên cứu. Đầu tư cho khoa học, đặc biệt là KHCN cao còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, một số lĩnh vực ưu tiên làm đầu tầu kéo theo ngành KHCN phát triển điều này dẫn đến chưa tạo được đột phá rõ rệt. Các tổ chức dịch vụ KHCN hoạt động chưa sôi động, còn chồng chéo giữa các cơ sở dịch vụ KHCN với đơn vị nghiên cứu, đào tạo, đơn vị ứng dụng công nghệ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên nền tảng của CMCN lần thứ ba với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ công nghệ số (bao gồm kết nối internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn) và nền tảng hiểu biết về vật lý, vật liệu, sinh học, cho phép tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, ngày càng theo ý muốn, nhu cầu đa dạng của con người. CMCN 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới với sức lan tỏa nhanh chóng của số hóa và công nghệ thông tin, có tác động sâu sắc, rộng rãi đến toàn bộ đời sống xã hội, sản xuất, dịch vụ và lưu thông phân phối hàng hóa trên toàn thế giới. Theo đó, công nghệ máy tính và kỹ thuật điều khiển tự động hóa sẽ tích hợp vào nhau theo một phương thức mới. Ba xu hướng chính thay đổi cách thức tổ chức và hoạt động của các nhà máy, tổ hợp công nghiệp là số hóa, công nghiệp hóa, tối ưu hóa. Mọi quy trình sản xuất (trong mọi lĩnh vực từ công nghệ cao tới thiết bị công nghiệp) đang được chuyển đổi bởi công nghệ số. Các doanh nghiệp đã tích hợp công nghệ mới để cải tiến và phát triển. Những doanh nghiệp hiện đại coi việc cải tiến dù những thành phần đơn giản nhất trong quy trình sản xuất cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới;

Cuộc cách mạng lần thứ tư này gồm 4 đặc điểm chính, thể hiện năng lực to lớn mà các ngành công nghiệp và khu vực sản xuất có được cho sự thay đổi: Sự kết nối các khâu theo chiều dọc quy trình của các hệ thống sản xuất

thông minh; sự tích hợp các khâu theo chiều ngang thông qua thế hệ mới các chuỗi giá trị toàn cầu; hàm lượng kỹ nghệ sâu trong toàn bộ chuỗi giá trị; tác động của những công nghệ đột phá.

Trong bối cảnh ấy, những nước có nền khoa học xã hội phát triển đồng đồng nghĩa với có trình độ phát triển kinh tế cao. Xu hướng chuyển đổi sang quản lý theo đầu ra và kết quả hoạt động đang diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế. Để hoạt động KHCN tại Việt Nam phát huy hết vai trò và thế mạnh của mình trong bối cảnh mới thì tất yếu phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động KHCN, nhằm giải phóng năng lực sáng tạo của nhà khoa học, đưa nhanh kết quả, ứng dụng nghiên cứu khoa học vào đời sống, cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh của các tổ chức KHCN. Để làm được điều này cần xây dựng lộ trình, nhận diện và xác định đúng vấn đề và xây dựng đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với hoạt động KHCN, trong đó đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính.

3.1.2. Cơ hội và thách thức

3.1.2.1. Những cơ hội:

Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng là cơ hội để khoa học và công nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước. Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: Công nghệ sản xuất ô tô (Nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam), các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Công nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã

góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.

Đồng thời, toàn cầu hóa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. Sự tham gia liên doanh, liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài giúp cho các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ cao mà qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạo khoa học-công nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nước. Các chương trình hợp tác đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, có khả năng tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới sẽ góp phần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ những người làm khoa học hiện có và phát triển đội ngũ các nhà khoa học công nghệ trẻ kế tục sự nghiệp phát triển nền khoa học và công nghệ quốc gia ngày càng hiện đại hơn. Đây là cơ hội lớn để thu hút các nguồn lực tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ từ NSNN và ngoài NSNN, ở trong nước vào ngoài nước.

Để KHCN phát triển và đáp ứng được yêu cầu của bối cảnh mới thì đổi mới cơ chế quản lý đối với tổ chức KHCN nói chung và tổ chức KHCN công lập nói riêng, nhất là quản lý tài chính theo hướng nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm, giao thêm quyền đồng thời gắn với trách nhiệm là điều tất yếu.

3.1.2.2. Những thách thức

Khung hành lang pháp lý, việc hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách để bảo đảm Luật KH&CN được triển khai sâu rộng vào cuộc sống, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa KH&CN thực sự trở thành lực lượng sản xuất quan trọng để phát triển kinh tế vẫn còn nhiều bất cập. Việc ban hành các văn

bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư hướng chậm chạp, khiến cho quá trình thực hiện Luật KHCN gặp nhiều khó khăn.

Đầu tư để phát triển khoa học và khoa học tuy đã có nhiều chuyển biến, được chú trọng nhưng mới chỉ đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước- một con số quá thấp so với nhu cầu của hoạt động khoa học và công nghệ. Các nước tiên tiến đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là nghiên cứu các sản phẩm khoa học ứng dụng luôn đạt từ 3 – 5% ngân sách. Rõ ràng sự chênh lệch về vốn đầu tư cho KHCN cũng đã là một thách thức lớn cho nền KHCN Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành còn thiếu và yếu, thiếu các trung tâm khoa học lớn; hiệu quả sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và kết quả hoạt động của các khu công nghệ cao còn thấp. Thiếu cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác khoa học không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức cũng là những thách thức không nhỏ cho việc phát triển nền KHCN nước nhà.

3.2. Quan điểm về việc tăng cường tự chủ tài chính nhằm thúc đẩycông tác quản lý tài chính tại tổ chức khoa học công nghệ công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại đề án biên soạn bách khoa toàn thư việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)