Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 38)

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Hệ thống chính sách, pháp luật của chính quyền Trung ương

Chính sách, pháp luật là công cụ Quản lý của Nhà nước về du lịch. Nếu đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi thì công tác QLNN về du lịch sẽ góp phần đem lại hiệu quả. Hệ thống chính sách, pháp luật bao gồm nhiều văn bản, với các cấp quản lý khác nhau.

Hình thức thể hiện hệ thống chính sách pháp luật khá phong phú. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật bao gồm Hiến pháp, các đạo luật, Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn của Bộ; các Nghị quyết, Quyết định của chính quyền các địa phương về lĩnh vực du lịch cần có sự rõ ràng, chặt chẽ, thống nhất cao, tránh chồng chéo gây khó khăn cho việc thực thi của cơ quan QLNN và tổ chức cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Nếu quy định về thủ tục hành chính đơn giản, cơ chế, chính sách thông thoáng, hấp dẫn trong việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, điều đó sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

1.5.1.2. Năng lực và ý thức của chủ thể tham gia hoạt động du lịch

Chủ thể tham gia hoạt động du lịch bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, khách du lịch. Năng lực và ý thức của chủ thể tham gia ảnh hưởng khá rõ đến hiệu quả QLNN về du lịch.

+ Doanh nghiệp hoạt động du lịch có trình độ, chuyên môn, năng lực tài chính, quan tâm đến chất lượng sản phẩm cung ứng, có ý thức bảo vệ và quảng bá tài nguyên du lịch, môi trường...sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch của một nước, địa phương phát triển. Ngược lại, sẽ cản trở mục tiêu phát triển du lịch của Nhà nước,

địa phương.

+ Đối với khách du lịch: Nếu ứng xử văn minh, có ý thức bảo vệ môi trường sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Ngược lại, nếu khách du lịch ứng xử thiếu văn minh, đến các khu điểm du lịch không có ý thức bảo vệ môi trường, mất an ninh

trật tự thì gây khó khăn cho công tác quản lý, ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương

- Về vấn đề phát triển du lịch: Nếu chính quyền địa phương quan tâm đến phát triển du lịch thì du lịch sẽ phát triển, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Ngược lại ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương. Có chính

sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch, chính sách tuyên truyền, phổ biến về việc trùng tu, bảo tồn và duy trì các công trình văn hóa, làng nghề truyền thống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông, cải thiện về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp lữ hành,...

- Về chất lượng các chính sách: Xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và du lịch nhất quán, thống nhất, không thay đổi, mâu thuẫn..

1.5.2.2. Trình độ, năng lực và ý thức tôn trọng pháp luật của cán bộ, công chức trong các cơ quan QLNN

Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về du lịch cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch. Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc gia, một vùng, một địa phương nào đó xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp quốc tế về du lịch, sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin, điện tử... cộng với tổ chức bộ máy QLNN đối với HĐDL thống nhất, đồng bộ thì sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh. Ngược lại, sẽ làm cho du lịch chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí tài nguyên du lịch.

1.5.2.3. Nguồn lực kinh tế địa phương

Ở mỗi địa phương bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du lịch phong phú đa dạng thì nguồn lực kinh tế địa phương cũng là yếu tố hết sức quan trọng, nguồn lực kinh tế địa phương bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông,

bưu điện, điểm kinh doanh hàng hóa, … kinh tế địa phương phát triển, thu nhập người dân cao, thời gian nhàn rỗi... là những điều kiện để du lịch phát triển. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả QLNN về du lịch chính quyền cấp tỉnh cần chú trọng phát triển nguồn lực kinh tế địa phương.

1.5.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm tác động đến hiệu quả QLNN về du lịch

QLNN về du lịch ở các địa phương làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, sẽ thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, khách du lịch được bảo vệ, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật. Ngược lại, công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm không được thực hiện, buông lỏng các hành vi tiêu cực trong hoạt động du lịch sẽ xảy ra như vi phạm pháp luật, làm mất bản sắc văn hóa địa phương, cạn kiệt nguồn tài nguyên, …

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung nghiên cứu về cơ sở nền tảng cho công tác Quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp bao gồm các nội dung cần làm rõ như khái niệm du lịch, hoạt động du lịch, Quản lý Nhà nước, công tác Quản lý Nhà nước, xây dựng bổ máy tổ chức, ban hành văn bản pháp luật, kiểm tra, thanh tra công tác QLNN, các hoạt động về du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý Nhà nước về du lịch. Căn cứ vào những nội dung này là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng tại chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)