Quảng Nam
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác QLNN về du lịch ở tỉnh Quảng Nam có thể rút ra những thành công và hạn chế trong hoạt động này như sau:
2.3.1. Những kết quả đạt được
Bước đầu, ngành du lịch của tỉnh đã hình thành được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu, điểm du lịch; công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng, tạo ra sự liên kết vùng miền, mở ra triển vọng mới cho du lịch địa phương phát triển.
Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch được tỉnh rất quan tâm, thực hiện sớm ngay sau khi tái Tỉnh, ban hành nhiều Nghị quyết, kế hoạch với nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện có nhiều điểm mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được Tỉnh quan tâm đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí.
Thứ hai, công tác ban hành văn bản, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động du lịch được chú trọng thực hiện, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, tổ chức bộ máyQLNNvề du lịch từ tỉnh đến cơ sở có sự sự sắp xếp, thay đổi, việc phân công cán bộ, công chức cơ bản ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thực tế.
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại
ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch... cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh.
Thứ năm, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh được triển khai với nhiều hình thức, đã thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch. Công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia về phát triển, hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong QLNN về du lịch có sự chuyển biến tích cực. Sau khi hội nhập quốc tế, tạo hành lang thông thoáng về các cơ chế mở cửa phát triển kinh tế, dịch vụ, đến nay UBND tỉnh đã ký kết nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và một số nước trên thế giới.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
Có được những kết quả trong công tác QLNN đối với hoạt động du lịch là do cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch đổi mới tạo sự thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành, quản lý; luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; Chính quyền tỉnh đã chủ động tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm QLNN về du lịch với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. (Hình 2.4)
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Quảng Nam với lợi thế là vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, nằm trong khu vực có 2 sân bay và cảng biển. Tuy nhiên, những năm qua tỉnh vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng và lợi thế phát triển đô thị du lịch biển, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. (Hình 2.5)
Bên cạnh những thành tựu tích cực đạt được, công tác QLNN đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế:
Một là,Quy hoạch tổng thể đã có sự điều chỉnh tuy nhiên vẫn chưa phù hợp với quy hoạch ngành kinh tế khác dẫn đến việc triển khai thực hiện quy hoạch gặp
khó khăn. Các huyện, thị xã, thành phố, địa phương trong tỉnh có lợi thế tiềm năng về phát triển du lịch nhưng việc tham mưu quy hoạch chi tiết phát triển khu, điểm du lịch chưa hoàn thiện.
Hai là, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội chưa sâu rộng. Thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung và hoạt động du lịch nói riêng chưa nhiều kinh nghiệm.
Ba là, tổ chức bộ máyQLNN về du lịch cấp tỉnh và cơ sở sắp xếp chưa được khoa học, công tác đổi mới, tiếp cận QLNN còn hạn chế, công tác phối hợp các ban ngành trong tỉnh thiếu thiếu đồng bộ.
Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, dự nguồn cán bộ, nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch chưa kịp thời, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng cao. Đối với nhân lực thực hiện chức năng QLNN về du lịch trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Năm là, công tác tổ chức Quản lý và xúc tiến du lịch còn nhỏ lẻ, hạn chế về kinh phí thực hiện, nội dung quảng bá xúc tiến còn chung chung chưa xác định hướng đi sản phẩm mũi nhọn, làng nghề truyền thống. Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, chính sách phát triển quy mô lớn.
Sáu là, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan QLNN về du lịch với các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư.
Bảy là, công tác Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch chưa thực sự hiệu quả, nhận thức và hành động để triển khai thực hiện pháp luật quản lý tổng hợp bảo vệ môi trường du lịch còn chưa đầy đủ, kinh nghiệm hạn chế nên chưa đáp ứng được hiệu quả công việc. Việc cập nhật các thông tin tác động của môi trường, sinh thái, du lịch, hiệu quả công việc chưa đạt kết quả cao.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, về nguyên nhân khách quan
- Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới; Cơ chế chính sách của Trung ương về phát triển du lịch chưa phù hợp với thực tế tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch.
- Tỉnh Quảng Nam có 3 huyện nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn, việc đầu tư hạ tầng, kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch phụ thuộc vào nguồn kinh phí trung ương, vốn đầu tư cho du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Hiện có trên 32.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với gần 150.000 nhân khẩu, chiếm khoảng 10% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở 6 huyện miền núi vùng cao gồm: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn; trình độ dân trí thấp, số lao động được đào tạo chuyên ngành về du lịch còn rất ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành, nhất là đang trong xu thế hội nhập.
- Các doanh nghiệp đầu tư dự án du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, doanh nghiệp trong tỉnh ít và quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, bền vững và gắn
bó, chỉ đầu tư ở các lĩnh vực nhanh thu hồi vốn, ít chú trọng đầu tư lâu dài, bền vững.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
- Chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác QLNN đối với hoạt động du lịch, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp
luật du lịch cho cộng đồng dân cư còn hạn chế.
- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập, chưa thống nhất về thời gian quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh gắn với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung.
- Nội lực đầu tư từ nguồn vốn Trung ương, của tỉnh và doanh nghiệp dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn thấp. - Cơ chế, chính sách, pháp luật và sự phát triển du lịch chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng.
nghiệp, khách du lịch được đào tạo Quản lý chuyên nghiệp, điều hành hoạt động du lịch còn hạn chế, thiếu sự phối hợp, đồng bộ.
- Bộ máy QLNN về du lịch từ tỉnh đến cấp huyện, thị xã có nhiều thay đổi, không ổn định do sáp nhập, chia tách nhiều lần nên không đảm bảo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chưa cao. Đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách du lịch trình độ chuyên môn, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tổ chức việc thanh tra thường xuyên, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan
QLNN liên quan. Công tác hậu kiểm sau khi các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh du lịch còn buông lỏng, bỏ ngỏ...
Tiểu kết chương 2
Từ cơ sở lý thuyết về Quản lý Nhà nước của các địa phương trong hoạt động du lịch, tác giả tiến hành phân tích thực trạng Quản lý Nhà nước trong giai đoạn 2016-2019. Kết quả cho thấy hiện tại tỉnh đạt được những thành công bước đầu như dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của trung ương và UBND tỉnh, các công tác tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực dần được chú trọng. Tuy nhiên, công tác QLNN về du lịch hiện còn gặp phải những khó khăn như quy hoạch chưa kịp thời triển khai, chất lượng nhân lực thấp, vốn đầu tư cho quảng bá, xúc tiến thấp... Căn cứ vào thực trạng này là cơ sở để đề xuất giải pháp chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Dự báo phát triển ngành du lịch
3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam
Trong những năm gần đây, Du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, lượt khách quốc tế tăng trung bình 11%/ năm; Ngành du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP 6,6%, lan tỏa và gián tiếp đóng góp tới gần 14%; tạo 2,25 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Đến nay, cả nước hiện có 1.985 doanh nghiệp (DN) lữ hành quốc tế, trong đó có 380 DN được cấp phép mới. Có 23.650 hướng dẫn viên, trong đó 14.932 hướng dẫn viên quốc tế, 8.456 hướng dẫn viên nội địa, 262 hướng dẫn viên tại điểm. Chỉ tính riêng năm 2018, có 113 cơ sở lưu trú trong phân khách từ 3-5 sao được công nhận, trong đó 26 cơ sở lưu trú hạng 5 sao, 35 cơ sở lưu trú hạng 4 sao. Hiện nay, cả nước có 28.000 cơ sở lưu trú với trên 550.000 buồng phòng, tăng hơn 2.400 cơ sở lưu trú so với năm 2017. Trong số này, có 145 khách sạn 5 sao với 47.111 buồng, 267 khách sạn 4 sao với 35.467 buồng phòng.
Thương hiệu và hình ảnh Du lịch Việt Nam đang ngày càng có vị thế. Theo đánh giá của Tổ chức Bloom Counsulting về xếp hạng thương hiệu du lịch và thương mại trên thế giới, Việt Nam được xếp hạng 47, tăng 10 bậc so với xếp hạng toàn cầu và tăng 2 bậc, xếp thứ 15 của châu Á. Chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam được cải thiện, như việc gia hạn quy định miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu; miễn thị thực cho thành viên tổ máy bay hãng hàng không nước ngoài; cấp visa điện tử … góp phần gia tăng lượng khách từ các quốc gia này đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch phát triển. Thị trường du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng khai thác, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như hãng New Air New Zealand kết nối Việt Nam – New Zealand; Thượng Hải – TP.HCM; Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Nội, TP.HCM; Đà Nẵng – Hồng Kông;
Sydney/Melbourne – TP.HCM; Đồng Hới – Chiang Mai… Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng …, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.Nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao mang tầm quốc tế được tổ chức ở Việt Nam như: Đại hội Thể thao bãi biển châu Á 2016; Liên hoan Ẩm thực quốc tế; Giải quần vợt Vietnam Open 2016, 2017, WSC 2017, APEC 2017...
Du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập… đã thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào các dự án du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển và khách sạn 5 sao đã được đầu tư. Đến cuối năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch có tới hơn 25.000 cơ sở; trong đó có 116 khách sạn 5 sao, 259 khách sạn 4 sao và 488 khách sạn 3 sao… Các địa phương đã có sự quan tâm và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho du khách ngày càng được đảm bảo… Mặc dù một số nơi trên thế giới bất ổn về an ninh, chính trị, nhưng ở Việt Nam vấn đề này được đánh giá cao cũng đã góp phần gia tăng khách đến.
Cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời đại kỷ nguyên số đang diễn ra góp phần không nhỏ đển sự phát triển du lịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây cũng được xem là thách thức của ngành Du lịch nếu không kịp thay đổi trong việc ứng dụng công nghệ, sản phẩm du lịch (sản phẩm F&E dự báo sẽ phát triển mạnh).
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với du lịch Quảng Nam
Quảng Nam là địa phương duy nhất may mắn sở hữu hai di sản văn hoá thế giới phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn cùng khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Thế mạnh về biển, văn hóa, con người và ẩm thực đã khiến Quảng Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn. Trên cơ sở du lịch văn hóa được nhiều du khách biết đến, Quảng Nam đã sớm có chủ trương phát triển du lịch cộng đồng được coi là công cụ giúp xóa đói giảm nghèo ở những nơi có tiềm năng.
Di sản Hội An điển hình trong việc khai thác hiệu quả giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch, điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia hoạt động du lịch. Thành phố đã xây dựng một chiến lược phát triển du lịch bền vững trên nền
tảng gắn kết văn hóa và sinh thái, bảo tồn văn hóa và môi trường, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa gắn với văn hóa du lịch. Các hoạt động tái hiện Đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ XX, phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ... cùng các sản phẩm du lịch cộng đồng như một ngày làm ngư dân, nông dân, homestay... hàng đã thực sự là sản phẩm du lịch - văn hoá đặc trưng của Hội An.
Ngành du lịch Quảng Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng trong 15 năm qua,