Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 38 - 46)

2.1. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước về du lịchtrên địa bàn tỉnh Quảng Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Quảng Nam đã và đang trở thành một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển nhanh về tốc độ, lớn về quy mô khách du lịch và doanh thu, hiệu quả cao về mặt kinh tế - xã hội – tài nguyên môi trường. Sự phát triển của ngành du lịch Quảng Nam dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng. Việc phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên một cách cụ thể, chính xác góp phần xác định được những lợi thế cũng như những hạn chế đối với phát triển du lịch là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài không chỉ đối với Quảng Nam mà còn cho vùng Nam Trung Bộ và cả nước.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lí 14054’–16013’ vĩ độ Bắc và 10703’– 108045’ kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên là 10.438km2 và dân số là 1,46 triệu người. So với cả nước, Quảng Nam là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn (đứng thứ 6) và dân số đông (đứng thứ 5); được chia thành 18 đơn vị hành chính gồm 16 huyện và 2 thành phố. Quảng Nam thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, cùng với Đà Nẵng được xem là hai tỉnh, thành phố nằm ở vị trí trung độ của nước ta. Đồng thời, Quảng Nam cũng được xem là trung tâm của Đông Nam Á. Quảng Nam tiếp giáp với Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế ở phía Đông Bắc và Bắc, tiếp giáp với Quảng Ngãi và Kon Tum ở Nam và Đông Nam, phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp với biển Đông rộng lớn; có ba tuyến đường xuyên Việt đi qua là quốc lộ (QL)1A dài 85km (đồng thời là một bộ phận của đường xuyên Á), đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra, còn có tuyến QL14 nối với Tây Nguyên. Vị trí gần với đường biển quốc tế (cách 198km).

Đồng thời, Quảng Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là ngã ba của khu vực miền Trung Tây Nguyên, nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây, và là một phần quan trọng trên Con đường di sản miền Trung.

Du lịch Quảng Nam trở thành một bộ phận không tách rời của các tuyến du lịch quốc gia. Các điểm, tuyến ở Quảng Nam được các doanh nghiệp lữ hành xem xét đưa vào kế hoạch thiết kế, khai thác các chương trình du lịch ở miền Trung như: Con đường di sản miền Trung và tuyến hành trình xuyên Việt luôn đạt mức độ khai thác rất cao, nhất là Mỹ Sơn, Hội An, Cù Lao Chàm. Nằm trên các tuyến giao thông Bắc Nam, là điểm ngã ba của khu vực: đường đi phía Bắc, phía Nam và lên Tây Nguyên, gần với đầu mối giao thông (cảng biển, cửa khẩu, sân bay quốc tế) nên Quảng Nam trở thành nơi hội tụ các dòng khách từ các vùng về. Có thể nói, mọi ngả đường Bắc – Nam đều đi qua và đưa khách về Quảng Nam – Đà Nẵng.

Địa hình

Địa hình Quảng Nam có thể được chia thành 2 khu vực địa hình có ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Khu vực trung du miền núi phía Tây và khu vực đồng bằng ven biển ở phía Đông.

+ Khu vực trung du, miền núi chiếm diện tích lớn nhất, 8006,1 km2, chiếm 76,7% diện tích, được chia thành hai khu vực gồm địa hình núi cao và trung du. Trong đó, khu vực núi cao có các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc và Nam Trà My. Độ cao chủ yếu trên 1000m với hệ thống rừng nguyên sinh có hệ động, thực vật phong phú, nơi bắt nguồn hầu hết các con sông lớn. Nơi đây có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng, phát triển cây công nghiệp, các cây ăn quả, chăn nuôi gia súc tạo nguồn sản phẩm phục vụ du lịch.

+ Khu vực đồng bằng ven biển nằm hạ lưu của sông Thu Bồn với 2425,8km2 chiếm 23,3% diện tích toàn tỉnh, có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, nền văn hóa đa dạng. Khu vực này tập trung hầu hết các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, di sản, các bãi biển, các cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Các dạng địa hình có khả năng khai thác phát triển du lịch gồm: 31

- Địa hình bờ biển – đảo: Quảng Nam có đường bờ biển dài (125km), vùng biển và thềm lục địa khá rộng (kéo dài 93km), tạo ra một vành đai thích hợp cho sự phát triển của ngành du lịch và của các loài cá, tôm và các sinh vật biển khác. Đường bờ biển dài - nơi nào cũng có thể trở thành bãi tắm đẹp. Các bãi biển chủ yếu là các bãi cát trắng, phẳng, mịn chạy dài hàng km, có nắng chan hòa, sóng biển khu vực này tương đối nhỏ và thường hợp với bờ 1 góc 30-450; mực nước nông, nước trong xanh, ít bị ô nhiễm và đặc biệt, nhiều bãi biển còn rất hoang sơ, chưa bị tác động biến đổi từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhiệt độ khu vực các bãi biển trung bình từ 20-290C phù hợp cho hoạt động tắm biển. Nhiều bãi biển được xếp vào những bãi biển có đẳng cấp quốc tế như Cửa Đại, Cù Lao Chàm. Đặc biệt, Quảng Nam có quần đảo Cù Lao Chàm (8 hòn đảo) được công nhận là khu dữ trữ

sinh quyển thế giới với cảnh quan núi – bãi biển – đáy biển đa dạng, độc đáo. Mỗi bãi biển, hòn đảo đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Đường bờ biển chạy song song với QL 1A từ Bắc vào Nam với khoảng cách trung bình 10km, có những khu vực chỉ cách 3-5 km. Nhiều đô thị nằm sát biển như TP Hội An, TP Tam Kỳ, thị trấn Núi Thành... Điều này là một thuận lợi cho du khách khi tiếp cận với các bãi biển, sử dụng loại hình du lịch biển. Cầu Cửa Đại và đường nối giữa cầu với thành phố Tam Kỳ đã hoàn thành, cùng với tuyến đường Thanh Niên trở thành tuyến du lịch biển hấp dẫn từ Hội An nối đến tận khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi). - Địa hình núi: Địa hình Quảng Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của cấu tạo địa chất và quá trình tạo dãy Trường Sơn. Trên địa bàn tỉnh có những đỉnh núi cao (đỉnh Ngọc Linh cao 2598m, đỉnh núi Pôl Tăm Heo (Ngok Lum Heo) 2045m,

Ngok-Ti-On 2032m, Pôl Gơlê Zang (núi Xuân Mãi) 1855m…) có điều kiện tự nhiên sinh thái thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như thể thao leo núi, sinh thái, nghiên cứu thiên nhiên... Các điều kiện tự nhiên trên của tỉnh tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của một vùng đất thuộc phía Đông dãy Trường Sơn Nam. Vùng núi phía Tây có hệ sinh thái rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có nguồn gen quý hiếm, giá trị kinh tế cao, nhiều cảnh quan rừng có giá trị cho phát triển du lịch như các khu bảo tồn thiên nhiên. Trong đó, đỉnh Ngọc Linh là điểm cao nhất của khối nhô Kon Tum với loài sâm nổi

tiếng trong và ngoài nước về chất lượng và giá trị sử dụng. Hiện nay, ngoài loại sâm có trong tự nhiên, ở khu vực này đã bắt đầu hình thành các trang trại, các dự án trồng sâm công nghiệp cung cấp cho nhu cầu thị trường với sản lượng lớn. Khu vực núi Ngọc Linh đã được quy hoạch thành vùng trồng sâm. Đây sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai khi có đủ điều kiện khai thác, phát triển các loại hình du lịch chữa bệnh, leo núi, thể thao mạo hiểm… Gắn liền với địa hình núi non hiểm trở ở khu vực này là các di tích lịch sử cách mạng như căn cứ khu ủy Khu V, căn cứ an ninh Khu V, căn cứ Phước Trà, địa đạo A Nông...

Các cơ hội, lợi thế phát triển du lịch Quảng Nam là vô cùng lớn nhờ địa hình phân hóa đa dạng (đảo, bờ biển, đồng bằng, núi cao...) đã tạo ra số lượng lớn các điểm du lịch có sản phẩm du lịch đa dạng - khác biệt, hấp dẫn, cuốn hút du khách. Mỗi hòn đảo, mỗi bãi biển, đỉnh núi đều có khả năng khai thác hình thành một điểm du lịch. Phân hóa của địa hình đã tạo ra 2 khu vực hoạt động du lịch có đặc trưng khác nhau: Khu vực đồng bằng ven biển gắn với các điểm du lịch biển đảo, làng nghề, di tích lịch sử, di sản. Khu vực trung du núi cao gắn với các điểm du lịch thác nước, hồ, khu bảo tồn, các đỉnh núi, các làng văn hóa dân tộc. Đây chính là một lợi thế lớn của hệ thống điểm, tuyến du lịch Quảng Nam so với các địa phương khác.

2.1.2. Hệ thống chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương

Để quản lý về du lịch tại địa phương, Quảng Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch đã bao quát được những vấn đề cấp bách và thời sự của công tác Quản lý, phát triển du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch. Nhìn chung các công tác ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật du lịch trong thời gian qua là hợp lý, cần thiết và đạt được kết quả to lớn, thể hiện ở lượt khách, cơ sở vật chất, đội ngũ lao động...đều có bước phát triển nhanh chóng và đáng ghi nhận.

Quản lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động và phát triển du lịch; ban hành chủ trương, chính sách, văn bản phù hợp với thực tiễn tại địa phương, mang tính khả thi cao sẽ tạo động lực để phát triển du lịch.

2.1.3. Năng lực và ý thức của chủ thể tham gia hoạt động du lịch

như: Biển Hà My, biển Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Tam Tiến, biển Rạng (Núi Thành)... dẫn đến các điểm đến bị quá tải, làm gia tăng lượng rác thải, tác động lên nhiều hệ sinh thái.

Do lượng khách du lịch ngày càng tăng, việc đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch diễn ra ở các địa phương, đặc biệt những trọng điểm phát triển du lịch như Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành, Mỹ Sơn - Duy Xuyên... làm tăng nhu cầu sử dụng đất, tác động đến môi trường. Hoạt động của các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí làm tăng mức tiêu thụ nước, phát sinh chất thải rắn, nước thải, do đó, góp phần làm gia tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm, nước mặt, gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường.

Theo kết quả điều tra của ngành Du lịch Quảng Nam trong những năm qua, khi tham vấn khách du lịch và cộng đồng dân cư tại các khu du lịch của tỉnh về các vấn đề môi trường du lịch hiện nay, có 63,33% người cho rằng là rác thải; 43,33% là nước thải; 10% là vấn đề tệ nạn xã hội và 3,33% vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Tỷ lệ tương ứng khi tham vấn 30 chuyên gia, nhà quản lý về môi trường và du lịch tại các địa phương là 83,33%; 33,33%, 13,33% và 16,67%. Ngoài những nguyên nhân do ý thức của khách du lịch và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, còn có những nguyên nhân liên quan đến vấn đề QLNN, cụ thể: Khối lượng chất thải sinh hoạt gia tăng cùng lượng khách du lịch, trong khi hạ tầng môi trường, việc kiểm soát đối với phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành còn hạn chế.

2.1.4. Cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương

Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, với 02 di sản văn hóa thế giới, 01 khu sinh quyển thế giới, địa hình các địa phương đều nằm dọc ven biển từ Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành.... là một lợi thế để phát triển du lịch ven biển. Quảng Nam đang từng bước hoạch định hướng đi đúng đắn cho ngành du lịch, đã triển khai các chính sách đặc thù thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, bao gồm các hoạt động lưu trú, lữ hành, hoạt động mua sắm, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí. Quảng Nam đã ban hành chính sách kêu gọi đầu tư liên quan đến hoạt động du lịch với mức hổ trợ từ nguồn vốn

ngân sách Nhà nước, như hỗ trợ 20% lãi suất vay vốn, ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư và các ưu đãi kèm theo trong lĩnh vực hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch.

Thành công lớn nhất và điểm nhấn nổi trội nhất của du lịch Quảng Nam là Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Land Nam Hội An là khu vui chơi giải trí, trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên hoang dã lớn nhất, mới nhất và hấp dẫn nhất Việt Nam. Sự ra đời và phát triển Vinpearl Land Nam Hội An – Quảng Nam đã thể hiện được cơ chế, chính sách Quản lý và phát triển du lịch Quảng Nam đang từng bước khẳng định, phát triển đúng hướng, phù hợp với tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.1.5. Trình độ, năng lực và ý thức tôn trọng pháp luật của cán bộ, công chức trong các cơ quan QLNN

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả QLNN. Một nền hành chính chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực của bộ máy QLNN về du lịch bao gồm công chức được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế và viên chức được tuyển dụng thông qua hợp đồng làm việc.

Do tình hình phát triển nhanh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch tỉnh đã thu hút được một lực lượng lao động trực tiếp khá lớn. Theo thống kê từ Sở VHTTDL, hiện ngành Du lịch Quảng Nam sử dụng khoảng 15 nghìn lao động, tập trung nhiều nhất khối lưu trú (70%); lữ hành, vận chuyển, hướng dẫn viên (10%); các dịch vụ khác (20%). Trình độ lao động làm việc tại các cơ sở lưu trú đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên đạt tỷ lệ 65%. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc chỉ đạt 40 - 60% (tùy theo ngành nghề). Dự kiến, năm 2020 ngành Du lịch tỉnh cần khoảng 20 nghìn lao động trực tiếp và 40 nghìn lao động gián tiếp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển khi nhiều dự án du lịch phía Nam đi vào hoạt động. Tuy nhiên chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Mới có khoảng 7% đạt trình độ đại học và trên đại học, 50% được đào tạo qua các trường dạy nghề còn lại chưa qua đào tạo. Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm du lịch. Vì vậy sự quản lý của Nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch là rất cần thiết.

Cho đến nay toàn tỉnh chỉ có 01 Trường TCVH-NT&DL Quảng Nam. Để chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển, ngành du lịch cùng các bên liên quan cần nhanh chóng triển khai một số giải pháp phối hợp đồng bộ. Đặc biệt, cần thúc đẩy mối liên kết 3 bên giữa cơ quan QLNN, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực luôn là bài toán nan giải củ ngành du lịch iệtV Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng thời gian qua. Không chỉ yếu trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề mà khả năng ngoại ngữ cũng là v đề đáng quan tâm hiện nay, do vậy việc hội nhập bên cạnh những thuận lợi thì cũ sẽ là thách thức cholực lượng du lịch Việt Nam, áp lực trongcạnh tranh, bảo vệ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong các công tác quản lý, con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, QLNN về du lịch cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao năng lực các cán bộ các cấp như mở lớp tập huấn nghiệp vụ QLNN về du lịch hoặc đưa cán bộ đi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)