Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Viện Sốt rét Ký sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập trường hợp viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 64 - 72)

sinh trùng - Côn trùng Trung ương

2.3.1. Những kết quả đạt được

Quy mô TSC của Viện những năm qua không ngừng được mở rộng. Do đó, năng lực khám chữa bệnh, đào tạo chuyên môn và công tác chỉ đạo tuyến ngày càng được nâng cao, góp phần phát triển lĩnh vực y tế dự phòng.

Trong quá trình thực hiện mua sắm, các khoa, phòng, Trường, Trung tâm và các bộ phận liên quan đã phối hợp rất chặt chẽ trong việc quản lý hồ sơ liên quan đến việc hình thành tài sản. Kế hoạch mua sắm được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo không gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Nhìn chung, công tác quản lý mua sắm tài sản của Viện trong những năm tương đối tốt. Tài sản được quản lý, sử dụng đúng mục đích, không sử

dụng tài sản nhà nước để cho thuê, cho mượn hoặc chuyển sang kinh doanh trái với quy định. Từng bước tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nêu cao tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát; sử dụng tài sản có hiệu quả.

Quy trình mua sắm tài sản đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước (Luật đầu tư, Luật xây dựng, …), áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản theo quy định; đối với tài sản phải mua sắm theo hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu thì thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu, xây dựng hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu…đảm bảo theo thẩm quyền quy định và phân cấp việc mua sắm tài sản đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm

2.3.2. Những hạn chế và tồn tại.

-Trong kế hoạch mua sắm tài sản, VSR-KST-CT TƯ chưa đặt ra được kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn từ đó có những chiến lược phát triển cụ thể. Công tác mua sắm còn nhiều bị động, phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Điều này cũng cho thấy trình độ quản lý, lập kế hoạch đơn vị còn chưa thực sự được quan tâm triệt để.

- Hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC làm căn cứ mua sắm tài sản chưa đầy đủ. Các tài sản là thiết bị văn phòng như máy vi tính, bàn ghế, tủ làm việc chưa có quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng cụ thể, dẫn đến việc mua sắm một số tài sản còn lãng phí và dư thừa so với nhu cầu sử dụng, nhất là những tài sản phục vụ công tác là thiết bị văn phòng (máy tính, máy in...). Việc xây dựng, mua sắm tài sản chưa được chú trọng thực hiện đúng theo tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước quy định mà tuỳ thuộc vào khả năng nguồn kinh phí của đơn vị.

- Do đặc thù tài sản đa dạng về chủng loại nên công tác kiểm kê gặp rất nhiều khó khăn. Hội đồng kiểm kê hầu như chỉ căn cứ vào báo cáo của tổ kiểm kê và bộ phận quản lý tài sản để tổng hợp báo cáo. Công tác kiểm kê chỉ dừng

lại ở việc đo đếm tài sản về số lượng mà chưa đánh giá được thực trạng, cơ cấu, các nguồn vốn hình thành tài sản do đơn vị đang quản lý, sử dụng. Công tác quản lý hồ sơ, lưu trữ từng loại tài sản tại các khoa, phòng, trường, Trung tâm chưa theo dõi chi tiết lý lịch tài sản, nguồn kinh phí mua sắm và vị trí lắp đặt tài sản; công tác quản lý và quá trình sử dụng tài sản của một số cá nhân, bộ phận chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa nắm bắt được tình hình sử dụng tài sản kịp thời. Do vậy khó khăn trong việc tổng hợp, đánh giá tài sản để xử lý và mua sắm tài sản mới. Một số tài sản hư hỏng không còn sử dụng được hoặc nếu có sửa chữa thì chi phí cao mà hiệu quả sử dụng thấp, tài sản không còn nhu cầu sử dụng, tài sản thu hồi khi tiến hành phá dỡ để xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình hầu như chưa có báo cáo đánh giá cụ thể về số vật tư, tài sản thu hồi của từng công trình và lập hồ sơ đề nghị xử lý theo quy định. Một số tài sản tại các đơn vị đã mất nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm cá nhân và biện pháp xử lý, đồng thời vẫn được các đơn vị theo dõi và tính hao mòn trên sổ kế toán.

-Công tác kiểm tra, giám sát của Viện còn chưa được thường xuyên, chế tài xử phạt vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản chưa đủ mạnh, trách nhiệm chưa rõ ràng giữa các chủ thể, dẫn đến sử dụng tài sản còn tuỳ tiện. Hiện nay do công tác quản lý tài sản tại các đơn vị còn lỏng lẻo, nhiều tài sản mất nhưng không kiên quyết xử lý vẫn theo dõi trên sổ sách, tài sản các dự án tài trợ đã kết thúc nhưng không bàn giao, không theo dõi trên sổ sách của đơn vị, việc sử dụng tài sản còn lãng phí,.. do vậy thời gian tới Viện cần có bộ phận riêng chuyên theo dõi tình hình quản lý tài sản để có điều kiện tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm minh các sai phạm.

-Hệ thống thông tin phục vụ quản lý TSC tại Viện còn hạn chế, thể hiện

ởnhiều yếu tố, trước hết là không đầy đủ, không đồng bộ, không chính xác và không kịp thời. Hệ thống cơ sở dữ liệu về TSC còn phân tán; chưa hình thành

được một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung để đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu về số liệu, thông tin cho quá trình quản lý, điều hành cũng như cho công tác phân tích, dự báo nhu cầu về tài sản. Cơ sở dữ liệu tài sản của viện còn chưa bao quát được hết các loại tài sản, chưa có thông tin về những tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng/1đơn vị tài sản, là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn về số lượng và tổng giá trị trong tổng cơ cấu về tài sản của viện. Vai trò hỗ trợ của CNTT đối với yêu cầu tăng cường công khai, minh bạch và thúc đẩy trách nhiệm giải trình trong quản lý, sử dụng TSC trên một số phương diện vẫn còn hạn chế (ví dụ như về hình thức, phạm vi và thời điểm công khai các số liệu về tài sản…). Công tác thống kê, báo cáo về TSNN tại các đơn vị dự toán trực thuộc hầu hết chưa được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời và còn mang tính hình thức, chưa phản ánh thực tế tình hình quản lý, sử dụng đảm bảo quy định, dẫn tới thông tin về tài sản không đảm bảo đầy đủ và chính xác để phục vụ cho công tác quản lý.

- Tài sản chỉ thực hiện việc tính hao mòn hàng năm, mà không được trích khấu hao tài sản, nên giá trị tài sản không được bảo toàn. Do đó, tài sản dù được đưa vào sử dụng hay không đưa vào sử dụng thì giá trị tài sản cũng bị hao mòn theo năm, tháng. Giá trị thu hồi sau thanh lý tài sản thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị đầu tư, mua sắm tài sản ban đầu, nên không tái tạo được tài sản ban đầu. Vì thế, khi đầu tư, mua sắm mới tài sản nhà nước, các đơn vị đều phải sử dụng bằng nguồn NSNN cấp.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại.

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Viện là ĐVSN công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên ở mức 25%, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp, nên nguồn kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản chủ yếu là nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư cho XDCB và mua sắm tài sản công phụ thuộc chủ

yếu vào ngân sách này mà chưa khai thác được các nguồn vốn khác như quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp hoặc từ việc liên doanh, liên kết...Việc đẩu tư, sử dụng tài sản còn quá trông chờ vào ngân sách, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong việc áp dụng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực khác để phát triển TSC. Kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của viện hầu hết từ ngân sách nhà nước, và kinh phí khác cũng có nguồn gốc ngân sách nhà nước (từ học phí, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp). Trong khi đó nguồn lực ngân sách nhà nước có hạn, nguồn thu của viện không nhiều nên hiện nay số lượng và chất lượng TSC của viện còn chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

-Trong nhiều năm, lãnh đạo viện chưa chú trọng công tác quản lý tài sản tại đơn vị. Quy chế quản lý và sử dụng tài sản kèm theo quyết định số 1278/ QĐ - VSR ngày 21/6/2017 mới được ban hành năm 2017, chưa xây dựng các tiêu chuẩn định mức cho các khoa phòng theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

-Trình độ cán bộ tham gia công tác quản lý có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản tại đơn vị. Do chưa có bộ máy quản lý tài sản riêng biệt, cán bộ làm kiêm nhiệm, thường xuyên luân chuyển công việc nên chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài sản công chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.Trình độ và ý thức của cán bộ quản lý tại các khoa phòng chưa

cao nên việc bảo quản, sử dụng và quản lý còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý tài sản ở từng khoa, phòng, trường, Trung tâm hiện nay vẫn còn rất lỏng lẻo. Thực tế cho thấy, hiệu quả sử dụng của các máy móc thiết bị y tế còn thấp là do trình độ của bác sỹ, điều dưỡng hay kỹ thuật viên sử dụng thiết bị đó chỉ quan tâm đến việc khai thác, sử dụng các máy móc thiết bị mà chưa chú trọng đến công tác duy tu, bảo dưỡng, hiệu kiểm, hiệu chỉnh...Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kiểm kê.

viện còn chưa được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, đầy đủ. Trong nhiều năm qua chưa tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về quản lý, sử dụng TSC. Các vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC được phát hiện qua kiểm tra được xử lý không kiên quyết, không dứt điểm hoặc xử lý còn mang tính hình thức, hành chính nên không có tác dụng răn đe. Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý TSC nói riêng còn chưa đầy đủ

- Viện chưa triển khai được các ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công tác. Số liệu về tài sản được tập hợp trên cơ sở báo cáo của các đơn vị sử dụng tài sản chủ yếu mang tính định tính, tương đối, không đầy đủ các thông tin về tài sản và chưa được kiểm tra nên viện chưa đánh giá được một cách đầy đủ,chính xác về số lượng, chất lượng, bản chất của tài sản và sử dụng tài sản tại từng đơn vị trực tiếp, sử dụng tài sản, do đó công tác quản lý tài sản hiện nay còn mang nặng tính sự vụ, chưa có điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý mang tính tổng thể như sắp xếp lại, điều chuyển tài sản một cách hợp lý hoặc đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của từng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Trong thời gian qua, cùng với việc hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực để đảm bảo quản lý TSC đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước, viện đã chú trọng xây dựng hệ thống thông tin, ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, nhiều dự án CNTT phục vụ quản lý tài chính nói chung và quản lý TSC nói riêng đã xây dựng, triển khai thực hiện tại các đơn vị dự toán trực tiếp quản lý, sử dụng TSC, nhất là các phần mềm ứng dụng: Phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản, Việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý TSC. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ là bước đầu, việc

ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính nói chung và quản lý TSC nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Trong giai đoạn 2014 -2018, Nhà nước thay đổi nhiều cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư XDCB và mua sắm tài sản công nhằm thắt chặt chi tiêu công, giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong khi văn bản chỉ đạo của các cấp còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản chưa kịp triển khai đã có văn bản khác thay thế, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quản lý TSC.

Thực tiễn công tác quản lý TSC đã được cụ thể hóa tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính Phủ; Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị. Từ đó Nhà nước xây dựng tiêu chuẩn, định mức: nhà làm việc, phương tiện đi lại, tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị trong các ĐVSN công lập.

Bộ Y tế đã thực hiện phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, sửa chữa lớn, tài sản từ kinh phí thường xuyên và các quỹ các các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế tại Quyết định số 1232/QĐ-BYT ngày 08/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã thực hiện phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý là nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải và máy móc thiết bị có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo kê khai tài sản nhà nước hàng năm và nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát, sử dụng bảng biểu từ các báo cáo tổng hợp liên quan đến TSC trong giai đoạn 2014 - 2018 của VSR-KST-CT TƯ để đề cập đến các nội dung như: Tài sản thuộc phạm vi quản lý của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương; nguồn kinh phí cho đầu tư XDCB, mua sắm TSC, tình hình đầu tư xây dựng trụ sở, tình hình mua sắm máy móc, thiết bị y tế; công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đầu tư, mua sắm tài sản; công tác kiểm tra giám sát quản lý TSC.

Từ các số liệu thu thập được, có thể đánh giá một cách khách quan nhất về thực trạng công tác quản lý TSC tại VSR-KST-CT TƯ giai đoạn 2014- 2018. Đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý TSC tại VSR-KST-CT TƯ. Và đây sẽ là căn cứ để tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý TSC tại VSR-KST-CT TƯ trong phần tiếp theo của luận văn.

Chương 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI VIỆN SỐT RÉT - KÝ SÍNH TRÙNG - CÔN TRÙNG

TRUNG ƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập trường hợp viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 64 - 72)