Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập trường hợp viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 81 - 86)

3.3.1 Đối với Bộ y tế

Thứ nhất, cần chú trọng hơn nữa đến công tác xây dựng các quy chế quản lý nói chung cũng như quy chế quản lý tài sản nói riêng. Trên cơ sở đó sớm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện và tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục để đảm bảo công tác quản lý và sử dụng tài sản đúng quy định và đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý tài sản và đặc thù trong toàn ngành.

Thứ ba, đề nghị Bộ y tế cần có cơ chế đầu tư hợp lý về TSC đối với Viện để có nguồn lực TSC đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời là tiền đề Viện có các biện pháp hợp lý để tổ chức quản lý đối với tài sản được giao quản lý, sử dụng.

3.3.2 Đối với các Bộ, ban ngành khác

Đối với Bộ tài chính tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý TSC và nâng cấp cơ sở dữ liệu về TSC, bảo đảm từng bước cơ sở dữ liệu có đầy đủ thông tin về TSC. Trong đó, đối với TSC tại ĐVSN công lập cần bổ sung thông tin về tài sản thương hiệu, tài sản cố định; thông tin về khai thác TSC như: Tài sản được hình thành từ vốn huy động, tài sản được hình thành qua liên doanh, liên kết hoặc đầu tư theo hình thức PPP, kết quả từ việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh dịch vụ... Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng TSC; nâng cao hiệu quả xử lý TSC tại ĐVSN công lập theo hướng công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện và kiểm soát việc xử lý TSC, sử dụng các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến TSC trong việc xác định giá trị tài sản, lựa chọn nhà đầu tư, nhà cung cấp, tổ chức đấu giá tài sản có quyết định bán, thanh lý.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong quản lý TSC nhằm khắc phục những bất cập trong triển khai thực tế; trong đó ngoài việc xác định hệ thống tiêu chuẩn, định mức về TSC được xây dựng thống nhất cho các cơ quan nhà nước.

ĐVSN trong cả nước thì cần cân nhắc, tính đến các tiêu chuẩn, định mức áp dụng cho các Bộ, ngành, địa phương có tính đặc thù về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, địa bàn hoạt động để đảm bảo sự linh hoạt, chủ động của các cơ quan, đơn vị này trong thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước trong quản lý TSC.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành cơ chế tài chính riêng, phù hợp với đặc thù về tổ chức và hoạt động của viện. Đây cũng là một điều kiện hết sức quan trọng để hoàn thiện quản lý TSC do mối quan hệ không thể tách rời giữa sự hình thành và quản lý TSC với quản lý tài chính công. Nhà nước cần có cơ chế đầu tư hợp lý về TSC để có nguồn lực TSC đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN

Quản lý tài TSC là một trong những nội dung lớn của quản lý tài chính công. Hiệu quả của quản lý TSC là thước đo hiệu quả quản lý kinh tế và hành chính nói chung. Việc tổ chức hệ thống quản lý tài sản tốt sẽ thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm tài sản về số lượng, giá trị, tình hình sử dụng đầy đủ, hợp lý. Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm TSC tại ĐVSN công lập là một trong những nội dung quan trọng. Hiệu quả của việc quản lý là thước đo hiệu quả quản lý kinh tế và quản lý nhà nước nói chung, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Từ các số liệu thu thập được, luận văn đánh giá một cách khách quan nhất về thực trạng công tác quản lý TSC tại VSR-KST-CT TƯ giai đoạn 2014-2018. Kết quả chính của luận văn gồm:

-Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về TSC và quản lý TSC trong các ĐVSN công lập; xác định vai trò, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung quản lý TSC trong các ĐVSN công lập; tìm hiểu kinh nghiệm quản lý TSC tại một số quốc gia trên thế giới để tìm ra những điểm có thể vận dụng cho Việt Nam.

-Từ số liệu thực tế về thực trạng quản lý và sử dụng TSC tại VSR-KST- CT TƯ, luận văn chỉ ra những nguyên nhân và những điểm còn tồn tại, bất cập trong quản lý TSC tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương trong giai đoạn 2014-2018.

-Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý TSC tại VSR-KST-CT TƯ, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý TSC VSR-KST-CT TƯ trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 58/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước, ban hành ngày 29/3/2016, Hà nội.

2. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính Phủ, banhành ngày 29/12/2017 Hà nội

3. Chính phủ (2014), Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp, xử lý tài sản công, ban hành ngày 31/12/2017, Hà Nội.

4. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, ban hành ngày 26/6/2014, Hà Nội

5. Chính phủ (2017), Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, ban hành ngày 26/12/2017,Hà Nội.

6. Chính phủ (2017), Nghị định số 152/2017/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức trụ sở làm việc, ban hành ngày 27/12/2017, Hà Nội.

7. Hoàng Thu Thủy (2018), Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt

Đức, Luậnvăn thạc sĩ, Học viện KHXH.

8. Nguyễn Quang Hạnh ( 2012), Kinh nghiệm của quốc tếvềquản lý, sử dụngtài sản Nhà nước, NXB Lao động.

9. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt15),NamLuật(20 kếtoán,

số81/2015/QH13. Hà Nội.

11. Phan Hữu Nghị (2009), Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tếQuốc dân.

12. Phạm Đức Phong (2003), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước 13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp.

Hà Nội.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đấu thầu, số 43/2013/QH13. Hà Nội.

15. hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật dân sự, số 91/2015/QH13. Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt17),NamLuật(20Quảnlý, sử dụng tài sản công, số15/2017/QH14. Hà Nội.

17. Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường (2013), Giáo trình Khoahọc Quản lý. Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ban hành ngày 04/8/2015, HàNội.

19. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, ban hành ngày 31/12/2017, Hà Nội.

20. Trần Văn Giao (2011), Giáo trình tài chính công và công sản, Học viện hành chính quốc gia.

21. Trần Đức Thắng (2011), Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

22. Tưởng Quốc Công (2018), Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập trường hợp viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương (Trang 81 - 86)